Bài tham khảo số 4

Tố Hữu là một trong những cánh chim đầu đàn trong nền thơ ca, văn học Việt Nam. Cả cuộc đời sự nghiệp sáng tác của ông đều hướng tới tư tưởng yêu nước, tự hào dân tộc và lý tưởng cách mạng chiến đấu của nhân dân ta. Trong vô vàn những tập thơ tiêu biểu, chắc hẳn những người yêu thơ không thể quên được tập thơ đầu tay của ông mang tên “ Từ ấy”. Đặc biệt, qua hai khổ thơ đầu của bài thơ “ từ ấy”, tác giả đã gửi gắm, thể hiện trọn niềm vui của người thanh niên trẻ khi được giác ngộ với cách mạng.


Bài thơ được sáng tác vào năm 1938, trong giai đoạn Tố Hữu được kết nạp vào Đảng cộng sản Đông Dương. Đây được xem là một trong những dấu mốc quan trọng nhất cuộc đời nhà thơ, khi ông tìm được con đường chân lý sẽ đi trong những tháng năm tuổi trẻ. Luôn trong tâm thế khát vọng được chiến đấu, cống hiến cho sự nghiệp giải phóng nước nhà, tác giả đã viết nên bằng tất cả niềm say mê, hạnh phúc khi có đảng qua những câu thơ đầu tiên.


“Từ ấy” là khoảng thời gian từ khi tác giả được giác ngộ lý tưởng cộng sản, ông cảm thấy vô cùng vui sướng, hạnh phúc biết bao. Hình ảnh “ bừng nắng hạ” bừng lên biết bao cảm xúc vỡ òa của tác giả khi được trải qua những khoảnh khắc thiêng liêng ấy. Một luồng ánh sáng chói sáng, hòa mình cũng hình ảnh ẩn dụ “ mặt trời chân lí chói qua tim” cho lí tưởng cách mạng.


Tố Hữu đặc biệt sử dụng động từ “ bừng” và “ chói” đã gợi tả nên ánh sáng rực rỡ, mạnh mẽ từ khi Đảng mang lại cho cuộc đời ông. Trái tim ông như được tiếp thêm ngọn lửa rực cháy. Khi trái đất không thể tồn tại khi không có sự hiện diện của mặt trời, tựa như cuộc đời của nhà thơ sẽ chẳng thể nào có lối sáng, nhận được những điều tốt lành nếu như không có sự soi đường dẫn lối của cách mạng.


Tiếp nối mạch cảm xúc, bằng tâm hồn và bút pháp trữ tình lãng mạn, giàu sức tạo hình, Tố Hữu đã tiếp tục diễn tả nỗi niềm vui mừng vô hạn trong những phút giây đầu tiên được sánh vai trong hàng ngũ của Đảng:


Hồn tôi là một vườn hoa lá

Rất đậm hương và rộn tiếng chim


Những cặp hình ảnh ẩn dụ như “vườn hoa lá” và “ rộn tiếng chim” đại diện cho một thế giới mới tràn đầy hương sắc và sức sống. Phía sâu trong tâm hồn của người con người trẻ tuổi là những mong muốn, khát vọng đang thi nhau “đâm chồi nảy nở” tựa như hoa lá mùa xuân. Nó là một hình ảnh so sánh trừu tượng nhưng tác giả vẫn khiến cho người đọc như cũng cảm nhận được vô cùng chân thực của chính nhà thơ.


Đối với Tố Hữu, lí tưởng cách mạng không chỉ mang đến ngọn nguồn sức sống mới mà còn mang đến những niềm đam mê cho tác giả. Rồi ngày mai đây, ta sẽ còn có nhiều cơ hội được trải lòng mình đón ánh nắng sớm mai, cùng hương thơm ngào ngạt trong gió thoảng và tiếng chim lảnh lót bên tai. Những cảnh sắc yên bình, hài hòa và đẹp tươi mà đất nước sẽ được đón chào nhờ có Đảng sẽ là động lực lớn lao cho tác giả phấn đấu.


Khi giác ngộ lý tưởng ấy, Tố Hữu đã khẳng định quan niệm về lẽ sống mới. Ta với Đảng tuy hai mà một, đã là một đảng viên, cần phải biết hòa chung cái tôi cá nhân và cái ta chung của tập thể:


Tôi buộc lòng tôi với mọi người

Để tình trang trải với muôn nơi

Để hồn tôi với bao hồn khổ

Gần gũi nhau thêm mạnh khối đời


Ngay từ khi ấy, nhà thơ đã tự nguyện “ buộc” lòng mình với mọi người, mọi người chính là cả nhân dân, những người dân máu đỏ da vàng luôn hướng về lá cờ đỏ sao vàng. “ Buộc” còn có nghĩa là tự mình phải có trách nhiệm gắn bó với cộng đồng. Từ những người nông dân cần cù lao động, đến những người cùng chung giai cấp, họ đều ở đây, cùng nhau chiến đấu vì đất nước. Tâm hồn nhà thơ đang được “ trang trải” khắp bốn bề tổ quốc, để góp chút sức mạnh vào khối đoàn kết của dân tộc.


“Khối đời” là hình ảnh ẩn dụ chỉ một khối người đông đảo cùng chung cảnh ngộ, lý tưởng , gắn bó với nhau và cùng phấn đấu vì một lợi ích chung của toàn dân tộc. Toàn bộ khổ thơ trên, nhà thơ đã bộc bạch hết những nỗi lòng, tâm tư thương yêu mến mộ đồng bào. Tình yêu giữa người với người, tình thương khi đất nước bị chia cắt, giặc thù xâm hại sẽ thôi thúc những con người ấy đoàn kết, gắn bó nhau hơn. Khi ta có thể gạt bỏ cái tôi cá nhân, những mưu cầu cá thể để hướng đến mục đích chung của một dân tộc, thì “kẻ thù nào cũng bị tiêu diệt, khó khăn nào cũng có thể vượt qua”.


Chỉ qua những câu thơ ngắn ngủi nhưng hết mực chân thành, từ niềm vui, hân hoan của tác giả khi được bắt gặp ánh sáng chân lý của Đảng đã khiến cuộc đời Tố Hữu bừng sáng biết bao. Những hình ảnh ẩn dụ hết sức gần gũi và giàu ý nghĩa đã giúp người đọc cảm nhận được hết lòng quyết tâm, lời thề trung thành với nước với dân của nhà thơ.

Bài tham khảo số 4
Bài tham khảo số 4
Bài tham khảo số 4
Bài tham khảo số 4

Top 10 Bài văn phân tích khổ thơ thứ hai bài thơ Từ ấy của Tố Hữu (Ngữ văn 11) hay nhất

  1. top 1 Bài tham khảo số 1
  2. top 2 Bài tham khảo số 2
  3. top 3 Bài tham khảo số 3
  4. top 4 Bài tham khảo số 4
  5. top 5 Bài tham khảo số 5
  6. top 6 Bài tham khảo số 6
  7. top 7 Bài tham khảo số 7
  8. top 8 Bài tham khảo số 8
  9. top 9 Bài tham khảo số 9
  10. top 10 Bài tham khảo số 10

Công Ty cổ Phần Toplist
Địa chỉ: Tầng 3-4, Tòa nhà Việt Tower, số 01 Phố Thái Hà, Phường Trung Liệt, Quận Đống Đa, Thành phố Hà Nội
Điện thoại: 0369132468 - Mã số thuế: 0108747679
Giấy phép mạng xã hội số 370/GP-BTTTT do Bộ Thông tin Truyền thông cấp ngày 09/09/2019
Chịu trách nhiệm quản lý nội dung: Nguyễn Duy Ngân
Chính sách bảo mật / Điều khoản sử dụng | Privacy Policy