Bài tham khảo số 5
Truyện "Quan Âm Thị Kính" không rõ xuất hiện từ thời nào và do ai sáng tác ra. Thoạt tiên truyện là một khúc hát chèo gồm nhiều đoạn, với ngôn từ rất bình dị và tự nhiên, rõ ràng là một khúc hát của dân quê, của đại chúng. Truyện kể về nhân vật chính là Thị Kính con gái Mãng Ông. Cô gái lấy chồng là Thiện Sĩ. Đến đêm chàng mệt ngả lưng yên giấc. Nhìn thấy có chiếc râu mọc ngược sẵn có dao bén nàng cầm lấy định dùng để xén nó đi. Bỗng nhiên Thiện Sĩ tỉnh giấc. Bị nghi oan là muốn giết chồng. Cô trở về nhà cha mẹ. Cải trang thành người nam. Tìm đến chùa Vân xin đi tu. Thị Mầu con gái phú ông rất lẳng lơ, mê đắm chú tiểu Kính Tâm; ve vãn mãi mà vẫn không được. Sau đó Thị Mầu chửa hoang với anh Nô, kẻ đi đợ. Làng phạt vạ. Thị Mầu vu cho tiểu Kính Tâm. Kính Tâm bị đuổi ra cổng chùa, Thị Mầu trao đứa con hoang cho Kính Tâm. Suốt 3 năm ròng rã phải chịu khổ cực. Như vậy bà Thị Kính, tức tiểu Kính Tâm, xuất gia tu Đạo Phật đã đền đáp đầy đủ công ơn cha mẹ, đồng thời lại giúp đời, cứu người. Và trong lúc trà tỳ mọi người đều trông thấy một vầng hào quang ngũ sắc trên bầu trời và trên vầng hào quang là một toà sen nhiều cánh có hình ảnh Bồ Tát Kính Tâm. Qua vở chèo ta cũng cảm nhận được tư tưởng trong Quan Âm Thị Kính là tư tưởng Phật giáo.