Bài tham khảo số 5

Có người từng nói: "Với Truyện Kiều, Nguyễn Du đã nâng tiếng Việt lên thành ngôn ngữ dân tộc". Quả thật vậy, càng suy ngẫm ta càng thấm thía, càng thấy độc đáo - một đại thi hào dân tộc với sự sáng tạo tuyệt vời đã làm cho ngôn ngữ dân tộc vốn đẹp giờ càng đẹp hơn. Tả cảnh ngụ tình là một cách Nguyễn Du thể hiện thành công nét độc đáo của tiếng Việt trong tác phẩm của mình. Điều đó thể hiện rõ trong đoạn trích Kiều ở lầu Ngưng Bích. Sáu câu thơ đầu là hoàn cảnh cô đơn, cay đắng, xót xa của nàng Kiều; đó là "tình" trong "cảnh", "cảnh" trong "tính":


Trước lầu Ngưng Bích khóa xuân,

Vẻ non xa tấm trăng gần ở chung.

Bốn bề bát ngát xa trông,

Cát vàng cồn nọ bụi hồng dặm kia.

Bẽ bàng mây sớm đèn khuya,

Nửa tình nửa cảnh như chia tấm lòng...


Sáu câu thơ - một mảng tâm trạng buồn rầu, xót xa - toàn cảnh trước lầu Ngưng Bích qua cái nhìn và tâm trạng của Thúy Kiều. Nàng Kiều trơ trọi giữa không gian, thời gian mênh mông, hoang vắng. Câu thơ sáu chữ "Bốn bề bát ngát xa trông” gợi lên sự rợn ngợp của không gian: vừa hoang sơ, xung quanh chỉ toàn mây nước không một bóng người, vừa thực vừa ảo mù mịt. Khung cảnh thiên nhiên có "non xa, trăng gần, cát vàng cồn nọ bụi hồng dặm kia" nhưng chẳng có lấy một sự tươi vui, náo nhiệt, không sức sống. Tuổi "xuân" của nàng bị khóa chặt trong sự cô lập, cô đơn đến bất hạnh đó. Nàng trơ trọi giữa mênh mông trời nước, không gian hoang vu tiêu điều, trong hoàn cảnh tha hương, lại bị giam hãm trong cái lầu xanh cao ngất nghểu trơ trọi giữa trời và nước.


Cái lầu trơ trọi ấy giam một thân phận trơ trọi:

Bẽ bàng mây sớm đèn khuya

Nửa tình nửa cảnh như chia tấm lòng....


Một khung cảnh bao la, rộng lớn nhưng lại thấm đẫm một nỗi sầu của nàng Kiều. Đúng như Nguyễn Du viết: “Người buồn cảnh có vui đâu bao giờ”. Trong cái không gian rợn ngợp và thời gian dài đặc, quẩn quanh, "mây sớm đèn khuya" gợi vòng tuần hoàn khép kín của thời gian, tất cả đang giam hãm con người, như khắc sâu thêm nỗi cô đơn khiến Kiều càng thấy "bẽ bàng" chán ngán, chỉ biết làm bạn với "mây" và "đèn". Câu thơ "Nửa tình nửa cảnh như chia tấm lòng" không chỉ buồn rầu, tủi hổ về thân phận, số phận cay đắng, truân chuyên mà nàng còn xót xa vì cái "tình riêng" khiến lòng nàng như bị xé! Một nửa là tâm sự của Kiều, một nửa là cảnh vật trước lầu Ngưng Bích, hai mối phụ họa với nhau mà tác động đến Thúy Kiều, chia sẻ lòng Kiều khiến cho lòng nàng tan nát, dồn tới lớp lớp những nỗi niềm chua xót đau thương.


Nguyễn Du đã xót thương cho cái số phận đầy sóng gió ấy. Thông qua bút pháp tả cảnh ngụ tình đặc sắc, Nguyễn Du đã thể hiện một cách độc đáo cảnh thực ở lầu Ngưng Bích và sự xót xa, buồn tủi của nàng Kiều về tình riêng dang dở.

Hình minh hoạ
Hình minh hoạ
Hình minh hoạ
Hình minh hoạ

Top 10 Bài phân tích 6 câu thơ đầu đoạn trích Kiều ở lầu Ngưng Bích (Nguyễn Du) hay nhất

  1. top 1 Bài tham khảo số 1
  2. top 2 Bài tham khảo số 2
  3. top 3 Bài tham khảo số 3
  4. top 4 Bài tham khảo số 4
  5. top 5 Bài tham khảo số 5
  6. top 6 Bài tham khảo số 6
  7. top 7 Bài tham khảo số 7
  8. top 8 Bài tham khảo số 8
  9. top 9 Bài tham khảo số 9
  10. top 10 Bài tham khảo số 10

Công Ty cổ Phần Toplist
Địa chỉ: Tầng 3-4, Tòa nhà Việt Tower, số 01 Phố Thái Hà, Phường Trung Liệt, Quận Đống Đa, Thành phố Hà Nội
Điện thoại: 0369132468 - Mã số thuế: 0108747679
Giấy phép mạng xã hội số 370/GP-BTTTT do Bộ Thông tin Truyền thông cấp ngày 09/09/2019
Chịu trách nhiệm quản lý nội dung: Nguyễn Duy Ngân
Chính sách bảo mật / Điều khoản sử dụng | Privacy Policy