Bài tham khảo số 5
1. Hoàn cảnh ra đời
- Tác phẩm là kết quả của chuyến đi thực tế Tây Bắc vừa thỏa mãn thú phiêu lãng vừa để tìm kiếm vẻ đẹp thiên nhiên và “chất vàng mười đã qua thử lửa” trong tâm hồn của những con người lao động và chiến đấu trên miền sông núi hùng vĩ và thơ mộng đó.
- Người lái đò sông Đà là bài tùy bút được in trong tập Sông Đà (1960)
2. Bố cục (3 phần)
- Phần 1 (từ đầu đến “cái gậy đánh phèn”): Vẻ hung dữ của con sông Đà.
- Phần 2 (tiếp đó đến “dòng nước sông Đà”): Cuộc sống của con người trên sông Đà và hình ảnh người lái đò sông Đà.
- Phần 3 (còn lại): vẻ đẹp trữ tình, thơ mộng của sông Đà.
3. Giá trị nội dung
- Người lái đò sông Đà là một áng văn đẹp được làm nên từ tình yêu đất nước say đắm, thiết tha của một con người muốn dùng văn chương để ca ngợi vẻ đẹp vừa kì vĩ, hào hùng vừa trữ tình thơ mộng của thiên nhiên và nhất là của con người lao động bình dị ở miền Tây Bắc.
- Tác phẩm còn cho thấy công phu lao động nghệ thuật khó nhọc cùng sự tài hoa, uyên bác của Nguyễn Tuân trong việc dùng chữ nghĩa để tái tạo những kì quan của tạo hóa và những kì tích lao động của con người.
4. Giá trị nghệ thuật
- Tùy bút pha bút kí, kết cấu linh hoạt, vận dụng được nhiều tri thức văn hóa và nghệ thuật vào trong tác phẩm.
- Nhân vật mang phong thái đời thường, giản dị.
- Bút pháp: kết hợp hài hào giữa hiện thực và lãng mạn.
- Ngôn ngữ hiện đại kết hợp với ngôn ngữ cổ xưa.
- Sử dụng nhiều thủ pháp nghệ thuật độc đáo: liên tưởng, tưởng tượng thú vị; so sánh nhân hóa quái dị, mới lạ…