Top 6 Bài văn phân tích thứ vàng mười trong "Người lái đò sông Đà" hay nhất

  1. top 1 Bài tham khảo số 1
  2. top 2 Bài tham khảo số 2
  3. top 3 Bài tham khảo số 3
  4. top 4 Bài tham khảo số 4
  5. top 5 Bài tham khảo số 5
  6. top 6 Bài tham khảo số 6

Bài tham khảo số 6

Nguyễn Tuân là một trong những nhà văn tài hoa, uyên bác bậc nhất của văn học Việt Nam hiện đại. Ông có phong cách nghệ thuật rất độc đáo. Nguyễn Tuân có sở trường về thể loại tùy bút. Tùy bút “Người lái đò sông Đà” là một trong những tác phẩm đặc sắc kết tinh được phong cách nghệ thuật của Nguyễn Tuân, được in trong tập “Sông Đà” (1960). Tác phẩm này là kết quả của một cuộc hành trình lớn mà Nguyễn Tuân tìm đến Tây Bắc để tìm kiếm “thứ vàng mười đã qua thử lửa” của thiên nhiên và thứ vàng mười của con người lao động. Ở tùy bút này, ngoài hình tượng dòng sông Đà, hình tượng ông lái đò cũng là một hình tượng đặc sắc mang dấu ấn phong cách Nguyễn Tuân.


Trước hết, ta phải hiểu chữ “vàng” trong câu nói của nhà văn không ứng với nghĩa đen. Ở đây, nhà văn muốn mượn của vàng (một thứ quý giá và đẹp đẽ) để chỉ vẻ đẹp tâm hồn của những con người lao động và chiến đấu trên vùng sông núi hùng vĩ và thơ mộng. Nhưng vẻ đẹp và sự quý giá ấy không dễ tìm thấy, mà nó còn đang náu mình trong những vùng đất xa xôi. Nhà văn phải là người tìm kiếm, sàng lọc để phát hiện ra vẻ đẹp ấy , rồi bằng tài năng của mình mà bất tử hoá nó trong tác phẩm để “cống nạp”cho đời thường những “thỏi vàng mười” của thiên nhiên đất nước và con người. Ý kiến khẳng định thành công của Nguyễn Tuân trong việc khám phá và xây dựng vẻ đẹp hình tượng ông lái đò trong cuộc sống lao động bình dị.


Thật vậy, trong tuỳ bút “Người lái đò sông Đà”, Nguyễn Tuân đã phát hiện ra“chất vàng” quý báu của một dòng sông: “Đà giang độc bắc lưu” là một dòng sông hung bạo, dòng sông của sức sống mãnh liệt. Tính cách hung bạo của dòng sông được cảm nhận ở những đoạn sông đầy đá chìm và thác dữ. Nhưng bên cạnh sự hung bạo ấy ta vẫn thấy ở sông Đà một biểu tượng về sức mạnh dữ dội và vẻ đẹp hùng vĩ của thiên nhiên đất nước. Cái dữ dội hùng vĩ của sông Đà trước hết là ở cảnh “đá bờ sông dựng thành” rồi đến “nước xô đá, đá xô sóng, sóng xô gió, cuồn cuộn gùn ghè suốt năm”, rồi những hút nước xoáy tít”….


Đặc biệt, trong vẻ dữ dội, man dại của sông Đà, ta thấy cái quý giá của sức nước, thấy hiện ra những “tuốc bin thuỷ điện”. Đó chính là chất “vàng” quý giá của tài nguyên thiên nhiên đất nước. Cho nên, cái quý giá ở đây chính là một tiềm năng lớn lao ngay trong vẻ hoang dại, phóng khoáng và sức mạnh bạo liệt của dòng sông.


Nhưng chất “vàng” của sông nước Tây Bắc không chỉ ở sự quý giá mà còn ở vẻ đẹp của sông Đà. Đó là hình ảnh của một dòng sông thơ mộng, trữ tình với hình dáng mềm mại “tuôn dài như một áng tóc trữ tình”, hay như một “áng tóc mun dài ngàn ngàn vạn vạn sải…”. Cảnh sắc hai bên bờ sông cũng rất đỗi thơ mộng “như bờ tiền sử”, “hồn nhiên như nỗi niềm cổ tích tuổi xưa”…Cái hay của nhà văn là cách dùng nghệ thuật so sánh dồn dập đã làm hiện lên một cách sinh động vẻ đẹp của dòng sông.


Cùng với sự quý giá của thiên nhiên là sự quý giá của người dân lao động Tây Bắc. Chất “vàng mười”quý giá của người lao động trong bài tùy bút chính là hình ảnh ông lái đò trên sông. Trong câu nói của mình, Nguyễn Tuân có dụng ý khi dùng chữ “vàng” để nói về màu sắc sông núi và chữ “vàng mười” để chỉ vẻ đẹp và giá trị của con người lao động.Đồng thời, nhà văn cũng ngầm ý rằng: cái quý báu trong phẩm chất , tài năng của con người phải được tôi luyện trong cuộc sống, giống như vàng được tôi luyện trong lửa vậy. Vẻ đẹp tài nguyên Tây Bắc thật quý giá.Nhưng con người Tây Bắc phải đẹp hơn, quý giá hơn trong việc chinh phục và cải tạo thiên nhiên.


Trong tác phẩm, con người mang chất “vàng mười” quý giá ấy lại là một con người lao động bình thường, một người vô danh là nghề lái đò dọc trên sông Đà. Nhưng con người vô danh ấy nhờ lao động, nhờ chinh phục, chế ngự thiên nhiên hung bạo như sông nước Đà giang đã trở nên lớn lao , kỳ vĩ.


Ông lái đò được xây như một đại diện, một biểu tượng của người lao động bình thường: (không tên, tuổi, quê quán. Ông lái đò được xây như một đại diện, một biểu tượng của nhân dân. Đó là một người lao động rất đỗi bình thường hoạt động trong một môi trường lao động khắc nghiệt, dữ dội.


Ông lái đò là người từng trải trong nghề. Ông làm nghề đò đã mười năm liền, trên sông Đà, ông xuôi, ông ngược hơn một trăm lần rồi, chính tay ông giữ lái độ sáu chục lần…Những nét tả ngoại hình của nhà văn cho thấy người lái đò thực sự là người từng trải, thành thạo nghề. Chưa đủ, Nguyễn Tuân còn cho biết: người lái đò còn là một linh hồn muôn thuở của sông nước này; ông làm nghề đò đã mười năm liền, trên sông Đà, ông xuôi, ông ngược hơn một trăm lần rồi, chính tay ông giữ lái độ sáu chục lần…


Sự từng trải của người lái đò còn thể hiện, dòng sông Đà với bảy mười ba con thác nhưng ông đã lấy mắt mà nhớ tỉ mỉ như đóng đinh vào lòng tất cả những luồng nước của tất cả các con thác hiểm trở. Hơn thế nữa, sông Đà đối với ông lái đò ấy, như một trường thiên anh hùng ca mà ông thuộc lòng đến cả những cái chấm than chấm câu và cả những đoạn xuống dòng.


Không phải bỗng dưng mà nhà văn nổi tiếng tài tử lại đưa vào trang viết của mình tỉ mỉ các ngọn thác, thời gian ông lái đò làm nghề. Phải chi li, cụ thể như vậy mới thấy hết sự từng trải, gắn bó của với nghề đến độ kỳ lạ ở ông lão lái đò. Đấy cũng là cách nhà văn bày tỏ nỗi thán phục của chính mình về một con người như được sinh ra từ những con sóng, ngọn thác hung dữ ở sông Đà


Ông lái đò là người mưu trí và dũng cảm để vượt qua những thử thách khắc nghiệt trong cuộc sống lao động hàng ngày. Nguyễn Tuân đưa nhân vật của mình vào ngay hoàn cảnh khốc liệt mà ở đó, tất cả những phẩm chất ấy được bộc lộ, nếu không phải trả giá bằng chính mạng sống của mình. Con sông Đà hung hãn tạo ra một thách thức ghê gớm cho người lái đò.


Nhà văn gọi đây là cuộc chiến đấu gian lao của người lái đò trên chiến trường sông Đà, trên một quãng thuỷ chiến ở mặt trận sông Đà. Đó chính là cuộc vượt thác đầy nguy hiểm chết người, diễn ra nhiều hồi, nhiều đợt như một trận đánh mà đối phương đã hiện ra diện mạo và tâm địa của kẻ thù số một: Ngoặt khúc sông lượn, thấy sóng bọt đã trắng xóa cả một chân trời. Đá ở đây ngàn năm vẫn mai phục hết trong dòng sông, hình như mỗi lần có chiếc thuyền nào xuất hiện ở quảng ầm ầm mà quạnh hiu này, mỗi lần có chiếc nào nhô vào đường ngoặt sông là một số hòn bèn nhổm cả dậy để vồ lấy thuyền. Mặt hòn đạt nào trông cũng ngỗ ngược, hòn nào cũng nhăn nhúm méo mó hơn cả cái mặt nước chỗ này…'


Sông Đà đã giao việc cho mỗi hòn. Mới thấy rằng đây là nó bày thạch trận trên sông. Đám tảng hòn chia làm ba hàng chắn ngang trên sông đòi ăn chết cái thuyền, một cái thuyền đơn độc không còn biết lùi đi đâu để tránh một cuộc giáp lá cà có đá dàn trận địa sẵn…


Trong thạch trận ấy, người lái đò hai tay giữ mái chèo khỏi bị hất lên khỏi sóng trận địa phóng thẳng vào mình. Khi sông Đà tung ra miếng đòn hiểm độc nhất là nước bám lấy thuyền như đô vật túm thắt lưng đặng lật ngửa mình ra giữa trận nước vang trời thanh la não bạt, ông lão vẫn không hề nao núng, bình tĩnh, đầy mưu trí như một vị chỉ huy, lái con thuyền vượt qua ghềnh thác.


Ngay cả khi bị thương, người lái đò vẫn cố nén vết thương, hai chân vẫn kẹp chặt lấy cuống lái, mặt méo bệch như cái luồng sóng đánh hồi lùng, đánh đòn tỉa, đánh đòn âm vào chỗ hiểm. “Phá xong cái trùng vi thạch trận thứ nhất”, người lái đò “phá luôn vòng vây thứ hai”. Ông lái đò đã nắm chắc binh pháp của thần sông thần đá. Đến vòng thứ bà, ít cửa hơn, bên phải bên trái đều là luồng chết cả, nhưng người lái đã chủ động “tấn công”: Cứ phóng thẳng thuyền, chọc thủng cửa giữa đó. Thuyền vút qua cổng đá cánh mở khép. Vút, vút, cửa ngoài, cửa trong, lại cửa trong cùng, thuyền như một mũi tên tre xuyên nhanh qua hơi nước, vừa xuyên vừa tự động lái được lượn được. Thế là kết thúc.


Ông lí đò đích thực là một nghệ sĩ tài hoa. Nhà văn trân trọng gọi là tay lái ra hoa: sự điêu luyện trong nghề khi lái đò vượt qua 3 thạch trận); trí nhớ siêu phàm, nắm chắc các quy luật tất yếu của sông Đà và vì làm chủ được nó nên có tự do; phong thái nghệ sĩ sau cuộc chiến đấu với sông Đà.


Nổi bật nhất, độc đáo nhất ở người lái đò sông Đà là phong thái của một nghệ sĩ tài hoa. Khái niệm tài hoa, nghệ sĩ trong sáng tác của Nguyễn Tuân có nghĩa rộng, không cứ là những người làm thơ, viết văn mà cả những người làm nghề chẳng mấy liên quan tới nghệ thuật cũng được coi là nghệ sĩ, nếu việc làm của họ đạt đến trình độ tinh vi và siêu phàm. Trong người lái đò sông Đà, Nguyễn Tuân đã xây dựng một hình tượng người lái đò nghệ sĩ mà nhà văn trân trọng gọi là tay lái ra hoa. Nghệ thuật ở đây là nắm chắc các quy luật tất yếu của sông Đà và vì làm chủ được nó nên có tự do.


Song, quy luật ở trên con sông Đà là thứ quy luật khắc nghiệt. Một chút thiếu bình tĩnh, thiếu chính xác, hay lỡ tay, quá đà đều phải trả giá bằng mạng sống. Mà ngay ở những khúc sông không có thác nó dễ dại tay dại chân mà buồn ngủ như người Mèo kêu mỏi chân khi dẫm lên đồng bằng thiếu dốc thiếu đèo. Chung quy lại, nơi nào cũng hiểm nguy. Ông lão lái đò vừa thuộc dòng sông, thuộc quy luật của lũ đá nơi ải nước hiểm trở này, vừa nắm chắc binh pháp của thần sông thần đá. Vì thế, vào trận mạc, ông thật khôn khéo, bình tĩnh như vị chỉ huy cầm quân tài ba. Đó thực sự là “thứ vàng mười đã qua thử lửa” đến trăm lần.


Ông lái đò mang những phẩm chất cao đẹp của người lao động thời hiện đại mới. Ông rất giản dị mà không kém phần hùng tráng, khỏe khoắn, cũng đầy mưu trí. Đó là những con người tự do, làm chủ thiên nhiên, làm chủ cuộc đời. Vẻ đẹp của người lái đò thể hiện ở tài nghệ của một “tay lái ra hoa”. Nguyễn Tuân đã rất thành công khi tung ra một “đạo binh ngôn từ” hùng hậu để miêu tả cho thật hấp dẫn và hùng tráng cuộc thuỷ chiến sông Đà. Trong những cuộc thuỷ chiến ấy, ông đò đã bằng sự dũng cảm, phi thường, mưu trí để vượt qua hết vòng vi này đến vòng vi khác.Ông giành thế chủ động bởi ông ông lái đã “nắm chắc binh pháp của thần sông thần đá”.Ông lái đò đã cưỡi lên thác ghềnh của sông Đà như một lão tướng dày dạn kinh nghiệm. Hình ảnh ông đò như mang dáng dấp của những anh hùng trong các thiên anh hùng ca thời cổ đại.


Chất “vàng mười” trong tài trí con người ở đây còn là sự dũng cảm , gan dạ, tài ba của người cầm lái mà đường lái đạt đến độ điêu luyện, siêu phàm: ông “ghì cương lái miết phong nhanh vút vút cửa ngoài, cửa trong”, “thuyền như một mũi tên tre”…Ông lái đò như một nghệ sĩ tài ba với một nghệ thuật cao cường đang luồn tránh, lái lượn trên dòng nước hung bạo của Đà giang.Tài nghệ siêu phàm ấy chính là thứ “vàng mười”ngời ngời tỏa sáng giữa thiên nhiên hùng vĩ của Tổ quốc.


“Người nghệ sĩ phải xâm nhập sâu vào đời sống nhân dân. Anh phải nhập đến một mức độ nào đó thơ mới hình thành. Thơ chỉ tràn ra khi trong tim anh cuộc sống đã thật ứ đầy”. Người lao động trong tác phẩm Nguyễn Tuân mang vẻ đẹp thật bình dị từ công việc đến hình dáng, cách ăn nói nhưng lại là người anh hùng trước mắt Nguyễn Tuân. Nhà văn đã phát hiện ra trong con người bình dị ấy chất nghệ sĩ tài hoa, dám đương đầu với sóng to gió lớn để chèo chống con thuyền qua sông. Ông lái hiện lên trong tác phẩm là người lao động hăng hái, quên mình vì công việc. Ông đích thực là “thứ vàng mười đã qua thử lửa”, một chất vàng ròng đáng quý của miền Tây Bắc hùng vĩ.


Cuộc sống quanh ta vốn dĩ rất tầm thường, cũ kĩ. Ngày lại qua ngày, mây vẫn bay và gió vẫn thổi…nhưng chính nhà văn là người mang lại cho ta một thế giới mới tinh khôi, kì diệu. Nguyễn Tuân cũng là một nhà văn, một người góp phần sáng tạo lại thế giới. Với tùy bút “Người lái đò sông Đà”, Nguyễn Tuân đã mang đến cho chúng ta một chân trời huyền bí riêng biệt, hấp dẫn và độc đáo. Đó là chân trời của cái đẹp, của sự tài hoa và uyên bác.

Hình minh hoạ
Hình minh hoạ

Top 6 Bài văn phân tích thứ vàng mười trong "Người lái đò sông Đà" hay nhất

  1. top 1 Bài tham khảo số 1
  2. top 2 Bài tham khảo số 2
  3. top 3 Bài tham khảo số 3
  4. top 4 Bài tham khảo số 4
  5. top 5 Bài tham khảo số 5
  6. top 6 Bài tham khảo số 6

Công Ty cổ Phần Toplist
Địa chỉ: Tầng 3-4, Tòa nhà Việt Tower, số 01 Phố Thái Hà, Phường Trung Liệt, Quận Đống Đa, Thành phố Hà Nội
Điện thoại: 0369132468 - Mã số thuế: 0108747679
Giấy phép mạng xã hội số 370/GP-BTTTT do Bộ Thông tin Truyền thông cấp ngày 09/09/2019
Chịu trách nhiệm quản lý nội dung: Nguyễn Duy Ngân
Chính sách bảo mật / Điều khoản sử dụng | Privacy Policy