Bài tham khảo số 6
Hương thầm của Thanh Nhàn không đơn giản chỉ đề cập đến mùi hương thơm của hoa bưởi trong sân. Đó là tình yêu thầm lặng của một cô gái, nhưng lại chẳng dám nói ra dù người kia chuẩn bị lên đường. Nét ngập ngừng bối rối ấy được tác giả đưa vào trong vần thơ, tạo nên một bài thơ hay và đong đầy cảm xúc.
Nếu xét về nguồn gốc, bài thơ này được tác giả Thanh Nhàn viết tiến người em trai của mình lên đường nhập ngũ. Tác giả để ý rằng người bạn cùng lớp có tình cảm với em trai, nhưng em trai không tinh ý nên tác phẩm viết ra nhân cớ sự đó. Hai nhân vật xuyên suốt trong bài thơ là hai người hàng xóm, từng là bạn học, cô gái tương tư chàng trai trẻ. Khi chàng trai được lệnh ra trận, cô gái đến tiến nhưng vẫn giấu tình cảm của mình mà không dám nói.
Tâm tư của người con gái được thể hiện từ việc cô sang nhà chàng và mang theo chiếc khăn tay có những chùm hoa đẹp đẽ. Hương thơm nhẹ nhàng của hoa bưởi đong đưa giữa hai người, mùi hoa sáng tỏ nhưng tâm tư của người lại chẳng thấy. Có lẽ trong tâm trí của chàng trai cũng có tình cảm với người con gái dịu dàng kia, nhưng vì lo cho tương lai nên chàng trai cũng ngại ngần. Vậy nên, tác giả mới viết ra câu thơ “Anh không dám xin”, không dám xin đi thanh xuân của người con gái, không dám xin một câu hứa hẹn và cũng chẳng dám xin một tình cảm chân thành. Lúc này, dường như tương tác tình cảm giữa hai người yêu nhau được tác giả ẩn trong mùi hoa bưởi nồng nàn. Hương thơm ấy được tác giả ví như tình cảm của cô gái, theo chàng trai từng bước hành quân ra trận.
Thanh Nhàn đã khéo léo sử dụng hình ảnh và mùi hương của hoa bưởi vào bài viết, biến tình cảm ẩn giấu ấy trở nên sáng tỏ và người đọc có thể cảm nhận được. Có lẽ trong bài thơ, người con trai ấy sẽ trở về sau vài năm khi chiến tranh kết thúc, hương hoa bưởi nơi quê nhà vẫn nồng nàn đến thế!