Top 7 Bài văn phân tích 8 câu cuối bài "Tình cảnh lẻ loi của người chinh phụ" hay nhất

  1. top 1 Bài tham khảo số 1
  2. top 2 Bài tham khảo số 2
  3. top 3 Bài tham khảo số 3
  4. top 4 Bài tham khảo số 4
  5. top 5 Bài tham khảo số 5
  6. top 6 Bài tham khảo số 6
  7. top 7 Bài tham khảo số 7

Bài tham khảo số 7

Chinh phụ ngâm được tác giả Đặng Trần Côn sáng tác bằng chữ Hán vào khoảng nửa đầu thế kỉ XVIII, thời kì vô cùng rối ren của xã hội phong kiến. Chiến tranh xảy ra liên miên hết Lê - Mạc đánh nhau đến Trịnh - Nguyễn phân tranh, đất nước chia làm hai nửa. Ngai vàng của nhà Lê mục ruỗng. Nông dân bất bình nổi dậy khởi nghĩa ở khắp nơi. Dân chúng sống trong cảnh loạn li nấu da nấu thịt, cha mẹ xa con, vợ xa chồng. Văn học thời kì này tập trung phản ánh bản chất tàn bạo, phản động của giai cấp thống trị và nỗi đau khổ của những nạn nhân trong chế độ thối nát ấy. Tác phẩm Chinh phụ ngâm của Đặng Trần Côn ra đời đã nhận được sự đồng cảm rộng rãi của tầng lớp Nho sĩ. Có nhiều người dịch tác phẩm này sang chữ Nôm, trong đó bản dịch của nữ sĩ Đoàn Thị Điểm được đánh giá là hoàn hảo hơn cả bởi nó thể hiện gần như trọn vẹn giá trị nội dung và nghệ thuật của nguyên tác.


Đến 8 câu thơ cuối, tâm thế của nàng thật chông chênh, chơi vơi, khiến cho cuộc sống trở nên khổ sở, bất an. Mong chờ chồng trong nỗi sợ hãi và tuyệt vọng, nàng chỉ còn biết gửi nhớ thương theo ngọn gió:


Lòng này gửi gió đông có tiện?

Nghìn vàng xin gửi đến non Yên.


Sau những day dứt của một trạng thái bế tắc cao độ, người chinh phụ chợt nảy ra một ý nghĩ rất chân thành mà cũng rất nên thơ: nhờ ngọn gió xuân gửi lòng mình tới người chồng ở chiến trường xa, đang đối đầu từng ngày từng giờ với cái chết để mong kiếm chút tước hầu. Chắc chắn, chàng cũng sống trong tâm trạng nhớ nhung mái ấm gia đinh cùng với bóng dáng thân yêu của người vợ trẻ:


Non Yên dù chẳng tới miền,

Nhớ chàng thăm thẳm đường lên bằng trời.


Không gian xa cách giữa hai đầu nỗi nhớ được tác giả so sánh với hình ảnh vũ trụ vô biên: Nhớ chàng thăm thẳm đường lên bằng trời. Thăm thẳm nỗi nhớ người yêu, thăm thẳm con đường đến chỗ người yêu, thăm thẳm con đường lên trời. Câu thơ hàm súc về mặt ý nghĩa và cô đọng về mặt hình thức. Cách bộc lộ tâm trạng cá nhân trực tiếp như thế này cũng là điều mới mẻ, hiếm thấy trong văn chương nước ta thời trung đại:


Trời thăm thẳm xa vời khôn thấu,

Nỗi nhớ chàng đau đáu nào xong.


Hai câu thất ngôn chứa đựng sự tương phản sâu sắc tạo nên cảm giác xót xa, cay đắng. Đất trời thì bao la, bát ngát, không giới hạn, liệu có thấu nỗi đau đớn đang giày vò ghê gớm cõi lòng người chinh phụ hay chăng? Nói như người xưa: trời thì cao, đất thì dày, nỗi niềm uất ức biết kêu ai? Biết ngỏ cùng ai? Bởi vậy nên nó càng kết tụ, càng cuộn xoáy, gây nên nỗi đau đớn khôn nguôi:


Cảnh buồn người thiết tha lòng,

Cành cây sương đượm tiếng trùng mưa phun.


Giữa con người và cảnh vật dường như có sự tương đồng khiến cho nỗi sầu thương trở nên da diết, bất tận. Cảnh vật xung quanh người chinh phụ đã chuyển thành tâm cảnh bởi được nhìn qua đôi mắt đẫm lệ buồn thương. Sự giá lạnh của tâm hồn làm tăng thêm sự giá lạnh của cảnh vật. Cũng giọt sương ấy đọng trên cành cây, cũng tiếng trùng ấy rả rích trong đêm mưa gió, nhưng cảnh ấy tình này lại gợi nên bao sóng gió, bao nỗi đoạn trường trong lòng người chinh phụ. Tình cảnh ấy, tâm trạng ấy tự nó đã nói lên bi kịch của người phụ nữ trong xã hội phong kiến xưa kia. Ý thơ đi từ tình đến cảnh rồi lại từ cảnh trở về tình, cứ lặp đi lặp lại như vậy nhằm thể hiện rõ tình cảnh lẻ loi và tâm trạng cô đơn của người chinh phụ. Dù ở đâu, lúc nào, làm gì nàng cũng chỉ lầm lũi, vò võ một mình một bóng mà thôi!


Bầu trời bát ngát không cùng và nỗi nhớ cũng không cùng, nhưng suy tưởng thì có hạn; người chinh phụ lại trở về với thực tế cuộc sống nghiệt ngã của mình. Ý thơ chuyển từ tình sang cảnh. Thiên nhiên lạnh lẽo như truyền, như ngấm cái lạnh lẽo đáng sợ vào tận tâm hồn người chinh phụ cô đơn:


Sương như búa, bổ mòn gốc liễu,

Tuyết dường cưa, xẻ héo cành ngô.


Hình như người chinh phụ đã thấm thía sức tàn phá ghê gớm của thời gian chờ đợi. Tuy nhiên đến câu: "Sâu tường kêu vắng chuông chùa nện khơi" thì không khí đã dễ chịu hơn, cũng bởi người chinh phụ chỉ mới thất vọng mà chưa tuyệt vọng.


Tám câu cuối là bức tranh tả cảnh ngụ tình đặc sắc nhất trong Chinh phụ ngâm:

Vài tiếng dế nguyệt soi trước ốc,

Một hàng tiêu gió thốc ngoài hiên.

Lá màn lay ngọn gió xuyên,

Bóng hoa theo bóng nguyệt lên trước rèm.

Hoa dãi nguyệt, nguyệt in một tấm,

Nguyệt lồng hoa, hoa thắm từng bông.

Nguyệt hoa, hoa nguyệt trùng trùng,

Trước hoa dưới nguyệt trong lòng xiết đau!


Ý thơ đi từ tình đến cảnh rồi lại từ cảnh trở về tình, cứ dội qua dội lại như vậy nhằm thể hiện rõ tâm trạng ở đâu, lúc nào, làm gì... người chinh phụ cũng chỉ vò võ một mình một bóng mà thôi! Từ thốc rất mạnh trong câu "một hàng tiêu gió thốc ngoài hiên" báo hiệu chuyển sang một tâm trạng mới ở người chinh phụ. Cảnh hoa - nguyệt giao hoà khiến lòng người rạo rực, khao khát hạnh phúc lứa đối. Những động từ dãi, lồng toát lên cái ý lứa đôi quấn quýt gần gũi, âu yếm nồng nàn mà vẫn tế nhị, kín đáo. Tác giả lựa chọn và dùng từ rất kĩ, rất đắt, đặc biệt là các tính từ là từ láy làm nổi bật tính chất của sự vật : eo óc, phất phơ, đằng đẵng, dằng dặc, mê mải, châu chan, thăm thẳm, đau đáu... Về nhạc điệu, tác giả đã khai thác và phát huy một cách tài tình âm hưởng trầm bổng, du dương của thể thơ song thất lục bát để diễn tả cảm xúc giống như những đợt sóng dạt dào trong tâm trạng người chinh phụ, hết nhớ lại thương, hết lo lắng lại trông mong, hết hi vọng lại tuyệt vọng... trong tình cảnh lẻ loi đơn chiếc.


Bằng bút pháp nghệ thuật điêu luyện, tác giả đã diễn tả được những diễn biến phong phú, tinh vi các cung bậc tình cảm của người chinh phụ. Cảnh cũng như tình được miêu tả rất phù hợp với diễn biến của tâm trạng nhân vật. Thông qua tâm trạng đau buồn của người chinh phụ đang sống trong tình, cảnh lẻ loi vì chồng phải tham gia vào những cuộc tranh giành quyền lực của vua chúa, tác giả có chủ ý đề cao hạnh phúc lứa đôi và thể hiện thái độ bất bình, phản kháng đối với chiến tranh phi nghĩa. Tác phẩm Chinh phụ ngâm đã toát lên tư tưởng chủ đạo trong văn chương một thời, đó là tư tưởng đòi quyền sống, quyền được hưởng hạnh phúc rất chính đáng của con người.

Hình minh hoạ
Hình minh hoạ

Top 7 Bài văn phân tích 8 câu cuối bài "Tình cảnh lẻ loi của người chinh phụ" hay nhất

  1. top 1 Bài tham khảo số 1
  2. top 2 Bài tham khảo số 2
  3. top 3 Bài tham khảo số 3
  4. top 4 Bài tham khảo số 4
  5. top 5 Bài tham khảo số 5
  6. top 6 Bài tham khảo số 6
  7. top 7 Bài tham khảo số 7

Công Ty cổ Phần Toplist
Địa chỉ: Tầng 3-4, Tòa nhà Việt Tower, số 01 Phố Thái Hà, Phường Trung Liệt, Quận Đống Đa, Thành phố Hà Nội
Điện thoại: 0369132468 - Mã số thuế: 0108747679
Giấy phép mạng xã hội số 370/GP-BTTTT do Bộ Thông tin Truyền thông cấp ngày 09/09/2019
Chịu trách nhiệm quản lý nội dung: Nguyễn Duy Ngân
Chính sách bảo mật / Điều khoản sử dụng | Privacy Policy