Bài thuyết trình: Một số giải pháp nâng cao chất lượng dạy trẻ 24 - 36 tháng tuổi phát triên ngôn ngữ
Kính thưa:
Ban tổ chức!
Thưa Ban giám khảo!
Hôm nay tôi rất vinh dự được tham gia thuyết trình trong hội thi “Giáo viên dạy giỏi” cấp Huyện năm học ..., với “Một số giải pháp nâng cao chất lượng dạy trẻ 24 36 tháng tuổi phát triển ngôn ngữ”.
Kính thưa ban giám khảo!
Phát triển ngôn ngữ cho trẻ mầm non nói chung và trẻ nhà trẻ độ tuổi 24 – 36 tháng tuổi nói riêng được xem là một trong các nhiệm vụ quan trọng hàng đầu trong việc giáo dục phát triển toàn diện nhân cách cho trẻ mầm non. Đối với trẻ mầm non nhờ có ngôn ngữ trẻ nhận biết ngày càng nhiều các sự vật, hiện tượng mà hàng ngày trẻ được tiếp xúc. Ngôn ngữ của trẻ phát triển hàng ngày theo các độ tuổi khác nhau.
Trẻ 24 - 36 tháng tuổi là thời kỳ ngôn ngữ phát triển mạnh nên vấn đề phát triển ngôn ngữ cho trẻ là việc làm hết sức quan trọng và cần thiết. Để phát triển ngôn ngữ cho trẻ được tốt đòi hỏi người giáo viên cần có những giải pháp hay, hấp dẫn nhằm thu hút trẻ vào các hoạt động, nhằm mục đích dạy cho trẻ nói chính xác, nói chuẩn tiếng việt, câu nói có nghĩa.
* Thuận lợi
Trong năm học tôi được phân công phụ trách nhóm trẻ 24 – 36 tháng tuổi bản thân đã nhận được sự quan tâm, tạo điều kiện về mọi mặt của ban 2 giám hiệu nhà trường, công đoàn. Sự đoàn kết nhất trí cũng như sự giúp đỡ nhiệt tình của đồng nghiệp trong nhà trường. Chuyên môn nhà trường thường xuyên tổ chức các buổi bồi dưỡng chuyên môn, triển khai các chuyên đề để giáo viên nắm vững kiến thức chuyên môn, đồng thời nhận được sự ủng hộ quan tâm giúp đỡ của các bậc phụ huynh trong công tác chăm sóc – giáo dục trẻ.
Phòng học có diện tích đủ theo quy định có đủ đồ dùng, đồ chơi, máy tính, máy chiếu ... phục vụ các hoạt động phát triển ngôn ngữ cho trẻ.
Giáo viên nhiệt tình trong phong trào làm đồ dùng đồ chơi sáng tạo phục vụ quá trình hình thành và phát triển ngôn ngữ cho trẻ.
Các cháu khỏe mạnh, nhanh nhẹn, hoạt bát, được học theo đúng lứa tuổi và đều rất thích hoạt động vui chơi. Trẻ rất thích nghe cô kể chuyện, đọc thơ, đọc các bài đồng dao, các câu ca dao, tục ngữ …
Bản thân tôi, là một giáo viên trẻ, tâm huyết với nghề, luôn yêu nghề mến trẻ, coi trẻ như con em mình, bên cạnh đó bản thân còn thường xuyên bồi dưỡng chuyên môn nghiệp vụ qua các kế hoạch bồi dưỡng thường xuyên trong năm. - Học sinh học chia theo độ tuổi nên việc thu nhận kiến thức khá đồng đều.
* Khó khăn
- Cơ sở vật chất của trường đang còn gặp nhiều khó khăn như phòng học đang còn thiếu một số nhóm lớp còn học nhờ, học tạm, lớp quá tải.
- Đội ngũ giáo viên chưa đủ định biên trên lớp.
- Các cháu nhỏ mới bắt đầu đến lớp nên còn hay khóc nhiều và chưa thích nghi với các điều kiện sinh hoạt của trẻ.
- Khả năng chú ý có chủ định của trẻ còn không đồng đều, trẻ hứng thú nhanh nhưng cũng nhanh chán, nhanh quên ngay. - Đa số trẻ là con em nông thôn nên còn nhút nhát, chưa tự tin trong giao tiếp, một số trẻ còn chậm nói, hay nói ngọng, nói lắp...
- Nhiều trẻ chưa biết sử dụng và xắp xếp các từ thành câu khi nói nên khi nói còn bỏ bớt âm, bớt từ.
- Bên cạnh những phụ huynh quan tâm phối kết hợp tốt với giáo viên nhưng cũng còn rất nhiều phụ huynh vẫn chưa chú ý đến việc chăm sóc giáo dục trẻ và phối kết hợp tốt với giáo viên.
Qua quá trình khảo sát sự phát triển ngôn ngữ ở trên đối với trẻ 24 – 36 tháng tuổi, tôi nhận thấy phần đa số trẻ còn hạn chế về ngôn ngữ, nên bản thân tôi đã học hỏi, nghiên cứu, tìm tòi để tìm ra những giải pháp hay, hấp dẫn để giúp trẻ phát huy hết khả năng ngôn ngữ của mình.
2.3. Các giải pháp đã sử dụng để giải quyết vấn đề
* Giải pháp 1: Nắm bắt được đặc điểm tâm sinh lý trẻ 24- 36 tháng tuổi - Khi trẻ bắt đầu đến trường trẻ còn nhút nhát, chưa tự tin nên trẻ không thích chơi với bạn, trẻ nói còn ít. Nên giáo viên cần phải hiểu được đặc điểm này để có biện pháp thu hút trẻ vào các hoạt động phát triển ngôn ngữ bằng cách gần gũi và chủ động giao tiếp với trẻ.
- Trẻ 24 – 36 tháng tuổi là giai đoạn bắt đầu làm quen với các hoạt động nên trẻ chưa quen khả năng chú ý, trẻ chưa thật tự tin, chưa tích cực trong các hoạt động, khả năng phát âm chưa rõ ràng, chưa diễn đạt thành thạo, câu từ của trẻ chưa chính xác vì vậy giáo viên phải hiểu rõ được đặc điểm này.
- Trẻ 24 -36 tháng tuổi khả năng diễn đạt còn hạn chế trẻ hay nói ngược, chưa biết sắp xếp câu để diễn đạt cho hay, cho đúng diễn đạt còn ngắt quãng câu có hai từ ngắt nghỉ không đúng lúc đúng chỗ.
* Giải pháp 2: Nắm vững phương pháp dạy học
Chuyên môn là yêu tố quan trọng nhất của bất kỳ ngành nghề nào, đặc biệt là giáo viên người đóng vai trò cốt lõi trong việc ươm mầm một thế hệ mới. Là một giáo viên mầm non khi dạy một bộ môn nào đó thì phải hiểu được phương pháp của bộ môn đó và yêu cầu của từng hoạt động với trình độ nhận thức cũng như khả năng của trẻ tại nhóm lớp của mình. Bên cạnh đó ta thấy hoạt động học là hoạt động có trình tự, có phương pháp và các hướng dẫn riêng biệt. Chính vì vậy người giáo viên khi tổ chức bất kỳ một hoạt động nào để đạt được kết quả mong muốn cần phải nắm vững phương pháp của hoạt động và linh hoạt trong các hình thức tổ chức. Do đặc điểm của lứa tuổi 24 - 36 tháng nên khi tổ chức hoạt động phát triển ngôn ngữ cho trẻ tôi luôn tìm tòi, khám phá phối hợp các phương pháp và hình thức dạy học theo phương châm “Linh hoạt, sáng tạo”. Dựa trên đặc điểm hoạt động của trẻ là “Học mà chơi, chơi mà học” nhằm đạt được hiệu quả cao nhất.
Trong các hoạt động tôi luôn chú ý đặt câu hỏi mang tính chất gợi mở dễ hiểu để trẻ trả lời, không đưa ra câu hỏi mang tính chất áp đặt chung chung. Tôi thường đặt ra những câu hỏi dễ mang tính kích thích từ đó giúp trẻ phát triển tư duy sáng tạo và cũng thông qua các câu trả lời và thảo luận đó phát triển ngôn ngữ cho trẻ, mặt khác qua câu trả lời của trẻ cô chú ý nhắc trẻ trả lời đủ câu, phất âm to, rõ ràng, mạch lạc và sửa sai luôn cho trẻ và giáo viên đóng vai trò quan trọng trong việc cung cấp vốn từ cho trẻ, tôi luôn khuyến khích trẻ mạnh dạn giao lưu, thảo luận với cô hoặc với các bạn về các nhân vật trong tác phẩm để kích thích tính tìm tòi và phát triển ngôn ngữ cho trẻ. Thông qua các giờ đọc thơ hay kể chuyện tôi tích hợp lồng ghép các trò chơi nhằm khuyến khích trẻ bắt chước tiếng kêu của các nhân vật trong thơ, trong chuyện từ đó góp phần phát triển vốn từ của trẻ phong phú hơn.
* Giải pháp 3: Luyện phát âm đúng cho trẻ
- Rèn luyện khả năng nghe Khả năng phản ứng và nghe các âm thanh tự nhiên xuất hiện khá sớm từ lúc trẻ mới lọt lòng mẹ nhưng mức độ phản ứng ở mỗi trẻ khác nhau. Để trẻ nghe, hiểu chính xác lời nói của người lớn, trước hết chúng ta cần phải rèn luyện khả năng nghe để từ đó trẻ có khả năng nói tốt hơn.
- Rèn luyện khả năng phát âm Để rèn luyện khả năng phát âm cho trẻ giúp trẻ được nói và nói chính xác hơn thì giáo viên trước hết phải có kỹ năng nói chính xác, nói chuẩn tiếng việt, người giáo viên phải tạo cơ hội cho trẻ được nói.
Giải pháp 4: Dạy trẻ phát triển ngôn ngữ thông qua sử dụng đồ dùng trực quan
Việc nghiên cứu và sử dụng đồ dùng trực quan được diễn ra song song trong suốt quá trình thực hiện đề tài, đồ dùng trực quan sử dụng trong quá trình phát triển ngôn ngữ cho trẻ là cách thức giáo viên cho trẻ tri giác bằng các giác quan của mình đối với đối tượng nhằm mục đích giúp trẻ mở rộng vốn từ. Đồ dùng trực quan góp phần rất quan trọng vào sự tích cực hoạt động của trẻ và đem lại hiệu quả cao cho giờ học, vì vậy trước khi vào giờ học tôi đã nghiên cứu kỹ và đã chuẩn bị đồ dùng trực quan đầy đủ phù hợp với đặc điểm tâm sinh lý của trẻ và phải có tính thẩm mỹ, hấp dẫn gắn với chủ đề và phù hợp với thực tế, quan trọng nhất là thu hút được tính tích cực của trẻ vì khi sử dụng đồ dùng trực quan trẻ được tiếp xúc trực tiếp như: Quan sát, cầm nắm đưa ra nhận xét của mình từ đó giúp trẻ hình thành và phát triển vốn từ. Tuy nhiên tùy vào từng hoạt động mà giáo viên chuẩn bị và sử dụng các đồ dùng trực quan khác nhau, không nhất thiết phải chọn tranh ảnh, mô hình hay vật thật.
Giải pháp 5: Dạy trẻ phát triển ngôn ngữ ở mọi lúc, mọi nơi và lồng ghép các hoạt động
Giải pháp 6: Trao đổi, phối kết hợp với phụ huynh
Khi áp dụng các biện pháp này vào trong hoạt động giáo dục phát triển ngôn ngữ cho trẻ tôi đã được nhiều đồng nghiệp góp ý để phát huy tối ưu biện pháp và từ đó nhân ra các lớp để áp dụng trong toàn trường. Vì vậy phong trào giáo dục trong nhà trường cũng được cải thiện đáng kể.
Kính thưa Ban tổ chức, ban giám khảo!
Tôi vừa trình bày xong bài thuyết trình: “Một số giải pháp nâng cao chất lượng dạy trẻ 24 36 tháng tuổi phát triên ngôn ngữ”.
Cuối cùng xin kính chúc Ban tổ chức, ban giám khảo luôn mạnh khỏe, hạnh phúc và thành đạt. Chúc Hội thi thành công tốt đẹp!
Trân trọng cảm ơn!