Bài văn cảm nghĩ về bài thơ "Việt Nam quê hương ta" SGK Chân trời sáng tạo - Ngữ văn 6 số 4

Việt Nam - Đất nước thân yêu của những người dân Việt Nam.Một đất nước đã trải qua hàng nghìn năm đấu tranh dành độc lập.Việt Nam anh dũng nhưng lại mang trong mình những vẻ đẹp tự nhiên. Một trong những vẻ đẹp ấy là vẻ đẹp bình dị Việt Nam được thể hiện qua hai khổ thơ đầu của bài thơ: ”Việt Nam đất nước ta ơi!…” của nhà thơ Nguyễn Đình Thi.

Mở đầu bài thơ, nhà thơ đã phác họa nên bức tranh thiên nhiên tươi đẹp của Việt Nam:


“Việt Nam đất nước ta ơi!

Mênh mông biển lúa đâu trời đẹp hơn

Cánh cò bay lả rập rờn

Mây mờ che đỉnh Trường Sơn sớm chiều”


Nhà thơ đã coi Việt Nam là một người bạn thân từ rất lâu:”Việt Nam đất nước ta ơi!”. Việt Nam như một người bạn thân thiết dã rất thân thuọc và gần gũi không chỉ với tác giả mà cả chúng ta. Từng lời thơ vang lên mộc mạc như hiện lên trước mắt người đọc một làng quê thanh bình, yên ả nhưng không hoang vu, heo hút mà nơi đấy lại ấm áp. Những cánh đồng mênh mông tưởng chừng như vô tận đang dần hiện ra trước mắt người đọc. Những biển lua mênh mông, bát ngát và xanh mát, mang theo hương thơm dịu nhẹ của cánh đồng Việt Nam khiến ai đã từng chứng kiến đều muốn quay lại, nhất là khi lúa chín.


Những bông lúa chín vàng treo lủng lẳng, những hạt lúa vang ươm chắc nịnh theo gió bay xa manh theo bao hạnh phúc về một vụ mùa bội thu. Chiều chiều, từng đàn cò trắng rập rờn cánh bay trở thành những câu hát quên thuộc của đồng quê: ”Con cò là cò bay lả, lả bay la. Bay từ là từ ruộng lúa, bay ra là ra cánh đồng. Tình tính tang là tang tính tình…”. Rồi cả dãy núi Trường Son sớm chiều may bay che phủ một làn sương trắng mỏng manh.


Những cách đồng mênh mông, bát ngát; những cánh cò bay lả rập rờn và đỉnh Trường Sơn mây mờ che phủ như đã được thổi hồn vào làm cho những cảnh vật ấy có sức sống. Từ đó, khổ thơ đã làm nổi bật vẻ đẹp thanh bình, giản dị, mộc mạc của thiên nhiên Việt Nam, đồng thời thể hiện tình yêu những vẻ đẹp bình dị, dân dã dất nước của tác giả. Nếu khổ thơ thứ nhất là về thiên nhiên đất nước thì khổ thơ thứ hai lại nói về con người Việt Nam.


Quê hương bết mấy thân yêu…

trong bể máu lại vùng đứng lên”


Con người Việt Nam luôn cần cù, chịu thương chịu khó. Từ khi xây dụng đất nước đến khi lúc chiến đấu để bảo vệ tổ quốc thân yêu, người Việt Nam luôn chịu rất nhiều cực khổ: đói kem, mất mùa, chết chóc. Nhưng không vì vậy mà người Việt Nam chịu bỏ cuộc. Họ không cam tâm bị mất nước nên họ phải đấu tranh để bảo vệ dân tộc, bảo vệ chủ quyền đôc lập.

Giặc kia dù mạnh thế nào, cao siêu bao nhiêu thì cũng sẽ chịu cúi đầu trước những con người dũng cảm mà thôi. Một dân tộc trước kia bị xem thường rồi cũng sẽ vươn lên. Con người việt nam là thế đấy, luôn cố gắng vươn lên, chiến thắng mội kẻ thù xâm lược, làm cho những đế quốc hùng mạnh rồi cũng bị tiieu diệt như bài Nam quốc sơn hà đã viết:

”Nam quốc sơn hà, Nam đế cư Tiệt nhiên định phận tại thiên thư Như hà nghịch lỗ lai xâm phạm Nhữ đẳng hành khan thủ bại hư”.


Từ hai khổ thơ đầu, nhả thơ đã ca ngợi vẻ đẹp giản dị, mộc mạc của thiên nhiên, con người VN,đồng thời nhà thơ cũng thể hiên tình yêu thương, sự gắn bó sâu sắc đối với quê hương đất nước.


Qua đoạn thơ, ta càng cảm thấy yêu mến và trân trọng quê hương nhiều hơn.Đó cũng là một lời với mối người: ”Bất kể ai đi xa cũng luôn hướng về quê hương thân yêu.

Hình minh họa
Hình minh họa
Hình minh họa
Hình minh họa

Công Ty cổ Phần Toplist
Địa chỉ: Tầng 3-4, Tòa nhà Việt Tower, số 01 Phố Thái Hà, Phường Trung Liệt, Quận Đống Đa, Thành phố Hà Nội
Điện thoại: 0369132468 - Mã số thuế: 0108747679
Giấy phép mạng xã hội số 370/GP-BTTTT do Bộ Thông tin Truyền thông cấp ngày 09/09/2019
Chịu trách nhiệm quản lý nội dung: Nguyễn Duy Ngân
Chính sách bảo mật / Điều khoản sử dụng | Privacy Policy