Bài văn cảm nhận về bức tranh thiên nhiên trong "Tràng giang" số 7

Bài thơ Tràng giang in trong tập Lửa thiêng là bài thơ hay nhất của Huy Cận và cũng là trường hợp tiêu biểu cho phong cách nghệ thuật thơ ông trước Cách mạng. Bức tranh thiên nhiên trong Tràng giang đã kết tụ nỗi buồn “mang mang thiên cổ” ở Huy Cận, được diễn đạt bằng hình thức thơ trang trọng, cổ kính, đậm đà phong vị Đường thi mà vẫn giản dị, mới lạ, độc đáo, mang rõ dấu ấn thời đại của Thơ mới.


Ngay ở nhan đề, Tràng giang đã cho ta biết cảm hứng của bài thơ là cảm hứng từ một không gian. Thật thế, chính tác giả đã thố’ lộ: “Nhìn dòng sông lớn gợi những lớp sóng, tôi cảm thấy nỗi buồn của mình cũng đang trải ra những lớp sóng”. Tràng giang là sông dài, “trường” cũng là dài nhưng “tràng” có âm “ang” là âm mở rộng, gợi được cả dài lẫn rộng. Hơn nữa Tràng giang láy âm cuối “ang” càng khơi gợi cảm giác mênh mang, bát ngát của dòng sông lớn.


Tiếp theo, câu đề càng thổ hiện đầy đủ tình, cảnh gợi tứ cho bài thơ. Tình là bâng khuâng, nhớ cảnh là trời rộng, sông dài. Bài thơ mở ra trước tầm mắt ta bức tranh bao la, rộng lớn của cảnh trời nước mênh mang. Không gian ở đây thật vô định. Nó được trải ra ở cả ba chiều: chiều dài, chiều rộng, chiều cao, với những hình ảnh phong phú: tràng giang, trăm ngả, mấy dòng, sâu chót vót, sông dài, trời rộng, mây cao, núi bạc… Tất cả bầu trời, mặt đất đều là vô tận, không cùng của vũ trụ. Huy Cận sử dụng nghệ thuật đối lập rất tự nhiên bởi ông đã đặt vào giữa cái không gian bất tận mênh mông ấy những hiện thực của cuộc sống không thế thiếu vắng. Đó là những sự vật cụ thể, nhỏ nhoi, đơn chiếc, con thuyền xuôi mái, củi một cành khô, cồn nhỏ lơ thơ, chim nghiêng cánh nhỏ… nhưng càng làm tăng thêm cái cao rộng của bầu trời, mặt đất. Cái hữu hạn thì vô nghĩa, vô hướng, nhỏ bé, nhạt nhòa, không đáng kể nhưng đã làm nổi bật cái vô hạn không cùng.


Tràng giang không chỉ là bức tranh phong cảnh đẹp với những đường nét, hình khôi, trái lại, đây còn là một bức tranh tuyệt đẹp mang nét buồn mênh mang, quạnh vắng, cô liêu. “Thơ mới” đã đem đến cho người đọc những bức tranh thiên nhiên rạng rỡ nhiều thanh sắc. Thiên nhiên trong Tràng giang cũng có vẻ đẹp riêng của nó. Đó là vẻ đẹp nên thơ của những con sóng diệp điệp đuổi nhau trên mặt nước, của cồn nhỏ lơ thơ, của bờ xanh tiếp bãi vàng chạy dài tít tap. Đó là vẻ đẹp hùng vĩ của cảnh nắng xuống trời lên sâu chót vót, của cảnh sông dài trời rộng, của mây cao, núi bạc…


Cái đẹp thường gắn với nỗi buồn, đó là cảm quan nghệ thuật của các nhà thơ lãng mạn. Ớ Tràng giang cũng vậy, thiên nhiên trong Tràng giang thật đẹp mà cũng thật buồn. Nỗi buồn cũng bao la mà hiu quạnh. Nhà thơ đã đem nỗi lòng mình và tâm trạng của một thế hệ nhà thơ mới phủ lên cảnh vật. Thôi thì đủ các cung bậc: buồn diệp điệp, sầu trăm ngả, bên cô liêu, bờ sông lặng lẽ như thời tiền sử, lòng quê dạn dợn… đặc biệt bức tranh thiên nhiên ở đây không hề có lây một dâu hiệu của con người, giao cảm, gặp gỡ… bởi đã được phủ định: không dò, không cầu, không khói… quạnh vắng, thê lương. Ngoài ra, bài thơ Tràng giang còn là một bức tranh thiên nhiên mang màu sắc cổ điển mà hiện đại.


Cả bài Tràng giang mang tính chất trang nghiêm, cổ kính, đậm đà phong vị Đường thi, nhưng cũng rất mới mẻ, hiện đại. Chất cố điển hiện ở cảm xúc của bài thơ (con người một mình đối diện với vũ trụ để cảm nhận cái vĩnh viễn vô cùng của không gian, thời gian, để nghĩ về kiếp người), cổ điển trong việc học tập Chinh phụ ngâm, cố điển ơ nhạc diệu và tứ thơ Đỗ Phủ (trong bài Đãng cao), cổ điển ở việc lấy ý thơ của Thôi Hiệu (trong Hoàng Hạc lâu)… Nhưng đồng thời cảnh vật trong bài thơ cũng hết sức cụ thể, đời thường (cành củi khô, cồn cát, cánh bèo… ). Hơn nữa, đây còn là một bức tranh đậm đà phong vị Việt Nam. Tràng giang, cái tên gợi nhớ đến dòng Trường giang ngàn dặm ở Trung Quốc từng là nguồn cảm hứng cho bao thế hệ thi nhân. Tứ thơ Thôi Hiệu ở cuối bài Không khói hoàng hôn cũng nhớ nhà lại càng tăng thêm không khí Đường thi của bài thơ. Tuy thế, bức tranh thiên nhiên ở đây lại rất Việt Nam. Một dòng sông, một cành củi trôi, một cồn cát nhỏ, một chợ chiều ở một làng xa, những cánh bèo trên mặt nước, cánh chim chao liệng trên nền mây bạc lúc hoàng hôn… đều là những cảnh quê hương đất nước, gần gũi, thân thuộc với mỗi con người Việt Nam.


Nói tóm lại, bài thơ Tràng giang toát lên một nỗi buồn mênh mang, thấm vào linh hồn cảnh sắc quê hương, gợi tình mến yêu quê hương một cách sâu lắng. Xuân Diệu nhận xét: “Tràng giang, là một bài thơ ca ngợi non sông đất nước, do đó, dọn đường cho tình yêu giang sơn Tố quốc”.

Ảnh minh họa (Nguồn internet)
Ảnh minh họa (Nguồn internet)

Công Ty cổ Phần Toplist
Địa chỉ: Tầng 3-4, Tòa nhà Việt Tower, số 01 Phố Thái Hà, Phường Trung Liệt, Quận Đống Đa, Thành phố Hà Nội
Điện thoại: 0369132468 - Mã số thuế: 0108747679
Giấy phép mạng xã hội số 370/GP-BTTTT do Bộ Thông tin Truyền thông cấp ngày 09/09/2019
Chịu trách nhiệm quản lý nội dung: Nguyễn Duy Ngân
Chính sách bảo mật / Điều khoản sử dụng | Privacy Policy