Top 10 Bài văn đóng vai nhạc sĩ Văn Cao, kể lại sự ra đời của bài hát "Tiến quân ca" (Ngữ văn 7 - SGK Cánh diều) hay nhất

  1. top 1 Bài văn đóng vai nhạc sĩ Văn Cao, kể lại sự ra đời của bài hát "Tiến quân ca" (Ngữ văn 7 - SGK Cánh diều)
  2. top 2 Bài văn đóng vai nhạc sĩ Văn Cao, kể lại sự ra đời của bài hát "Tiến quân ca" (Ngữ văn 7 - SGK Cánh diều)
  3. top 3 Bài văn đóng vai nhạc sĩ Văn Cao, kể lại sự ra đời của bài hát "Tiến quân ca" (Ngữ văn 7 - SGK Cánh diều)
  4. top 4 Bài văn đóng vai nhạc sĩ Văn Cao, kể lại sự ra đời của bài hát "Tiến quân ca" (Ngữ văn 7 - SGK Cánh diều)
  5. top 5 Bài văn đóng vai nhạc sĩ Văn Cao, kể lại sự ra đời của bài hát "Tiến quân ca" (Ngữ văn 7 - SGK Cánh diều)
  6. top 6 Bài văn đóng vai nhạc sĩ Văn Cao, kể lại sự ra đời của bài hát "Tiến quân ca" (Ngữ văn 7 - SGK Cánh diều)
  7. top 7 Bài văn đóng vai nhạc sĩ Văn Cao, kể lại sự ra đời của bài hát "Tiến quân ca" (Ngữ văn 7 - SGK Cánh diều)
  8. top 8 Bài văn đóng vai nhạc sĩ Văn Cao, kể lại sự ra đời của bài hát "Tiến quân ca" (Ngữ văn 7 - SGK Cánh diều)
  9. top 9 Bài văn đóng vai nhạc sĩ Văn Cao, kể lại sự ra đời của bài hát "Tiến quân ca" (Ngữ văn 7 - SGK Cánh diều)
  10. top 10 Bài văn đóng vai nhạc sĩ Văn Cao, kể lại sự ra đời của bài hát "Tiến quân ca" (Ngữ văn 7 - SGK Cánh diều)

Bài văn đóng vai nhạc sĩ Văn Cao, kể lại sự ra đời của bài hát "Tiến quân ca" (Ngữ văn 7 - SGK Cánh diều)

Mỗi chúng ta ai cũng đã rất nhiều lần nghe và hát bài Quốc ca mỗi khi chào cờ, một bản nhạc như hồn đất nước. Đó chính là bài Tiến quân ca của Nhạc sỹ Văn Cao. Tiến quân ca là quốc ca của nước Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam kể từ năm 1946 khi Việt Nam còn là chính thể Dân Chủ Cộng Hòa.


Mùa đông năm 1944, Văn Cao gặp Vũ Quý, một cán bộ Việt minh, ở ga Hàng Cỏ. Vũ Quý là người từng quen biết Văn Cao và đã động viên ông viết những bài hát yêu nước như Đống Đa, Thăng Long hành khúc ca… Vũ Quý đề nghị Văn Cao thoát ly hoạt động cách mạng, và nhiệm vụ đầu tiên là sáng tác một bài hành khúc cho đội quân Việt Minh.Văn Cao viết bài hát đó trong nhiều ngày tại căn gác số 45 Nguyễn Thượng Hiền. Ông có viết lại trong một ghi chép tháng 7 năm 1976 như sau: “…Tôi chỉ đang làm một bài hát. Tôi chưa được biết chiến khu, chỉ biết những con đường Phố Ga, đường Hàng Bông, đường Bờ Hồ theo thói quen tôi đi. Tôi chưa gặp các chiến sĩ cách mạng của chúng ta, trong khóa quân chính đầu tiên ấy, và biết họ hát như thế nào. Ở đây đang nghĩ cách viết một bài hát thật giản dị cho họ có thể hát được…”.


Văn Cao nói rằng, tên bài hát và lời ca của nó là một sự tiếp tục từ ca khúc Thăng Long hành khúc ca trước đó: “Cùng tiến bước về phương Thăng Long thành cao đứng” và bài Đống Đa: “Tiến quân hành khúc ca, thét vang rừng núi xa”… Và ông đã rút lại những ca từ trong bài hát đó thành Tiến quân ca. Bài hát viết xong, Văn Cao gặp và hát cho Vũ Quý nghe. Vũ Quý rất hài lòng, giao cho Văn Cao tự tay viết bài hát lên đá in. Và lần đầu tiên Tiến quân ca được in trên trang văn nghệ của báo Độc Lập tháng 11 năm 1944 bằng bản in đá do chính Văn Cao viết. Nguyễn Đình Thi khi nghe Văn Cao hát bài hát này, đã xúc động thật sự, và đề nghị mỗi người viết một bài hát nữa về mặt trận Việt Minh.


Sau đó Nguyễn Đình Thi viết được bài Diệt phát xít, Văn Cao viết thêm bài Chiến sĩ Việt Nam, cả hai bài hát này đều phổ biến rộng rãi trong công chúng. Ngày 13 tháng 8 năm 1945, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã chính thức duyệt Tiến quân ca làm quốc ca của nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa. Ngày 17 tháng 8 năm 1945, trong cuộc mít tinh của nhân dân Hà Nội trước Nhà hát lớn, bài Tiến quân ca đã được cất lên. Cũng tại quảng trường Nhà hát lớn, ngày 19 tháng 8 năm 1945, trong cuộc mít tinh lớn, dàn đồng ca của Đội Thiếu niên Tiền phong đã hát bài Tiến quân ca chào lá cờ đỏ sao vàng.


Ngày 2 tháng 9 năm 1945, Tiến quân ca chính thức được cử hành trong ngày Tuyên ngôn độc lập tại Quảng trường Ba Đình bởi Ban nhạc Giải phóng quân do Đinh Ngọc Liên chỉ huy. Trước ngày biểu diễn, nhạc sĩ Đinh Ngọc Liên và nhạc sĩ Nguyễn Hữu Hiếu đã bàn với Văn Cao thống nhất sửa hai chữ trong Tiến quân ca, cụ thể là rút ngắn độ dài của nốt rê đầu tiên ở chữ “Đoàn” và nốt mi ở giữa chữ “xác” làm cho bản nhạc khoẻ khoắn hơn.


Năm 1946, Quốc hội khóa I đã quyết định chọn Tiến quân ca làm quốc ca. Trong bản Hiến pháp đầu tiên của nước Việt Nam, tại điều 3 ghi rõ: “Quốc ca là bài Tiến quân ca”. Năm 1955, kỳ họp thứ 5 Quốc hội khoá I đã quyết định mời tác giả tham gia sửa một số chỗ về phần lời của quốc ca.


Cho đến nay, bài hát có sửa đổi đôi ba chữ (Đoàn quân Việt Minh đi- bản gốc thành Đoàn quân Việt Nam đi như hiện nay) nhưng cơ bản vẫn là bài Tiến quân ca đã được Quốc hội khoá 1 thông qua là Quốc ca. Bài Quốc ca cùng với lá Quốc kỳ, cờ đỏ sao vàng, là biểu tượng đẹp và khó phai mờ đối với người Việt Nam.

Bài văn đóng vai nhạc sĩ Văn Cao, kể lại sự ra đời của bài hát
Bài văn đóng vai nhạc sĩ Văn Cao, kể lại sự ra đời của bài hát "Tiến quân ca" (Ngữ văn 7 - SGK Cánh diều)

Top 10 Bài văn đóng vai nhạc sĩ Văn Cao, kể lại sự ra đời của bài hát "Tiến quân ca" (Ngữ văn 7 - SGK Cánh diều) hay nhất

  1. top 1 Bài văn đóng vai nhạc sĩ Văn Cao, kể lại sự ra đời của bài hát "Tiến quân ca" (Ngữ văn 7 - SGK Cánh diều)
  2. top 2 Bài văn đóng vai nhạc sĩ Văn Cao, kể lại sự ra đời của bài hát "Tiến quân ca" (Ngữ văn 7 - SGK Cánh diều)
  3. top 3 Bài văn đóng vai nhạc sĩ Văn Cao, kể lại sự ra đời của bài hát "Tiến quân ca" (Ngữ văn 7 - SGK Cánh diều)
  4. top 4 Bài văn đóng vai nhạc sĩ Văn Cao, kể lại sự ra đời của bài hát "Tiến quân ca" (Ngữ văn 7 - SGK Cánh diều)
  5. top 5 Bài văn đóng vai nhạc sĩ Văn Cao, kể lại sự ra đời của bài hát "Tiến quân ca" (Ngữ văn 7 - SGK Cánh diều)
  6. top 6 Bài văn đóng vai nhạc sĩ Văn Cao, kể lại sự ra đời của bài hát "Tiến quân ca" (Ngữ văn 7 - SGK Cánh diều)
  7. top 7 Bài văn đóng vai nhạc sĩ Văn Cao, kể lại sự ra đời của bài hát "Tiến quân ca" (Ngữ văn 7 - SGK Cánh diều)
  8. top 8 Bài văn đóng vai nhạc sĩ Văn Cao, kể lại sự ra đời của bài hát "Tiến quân ca" (Ngữ văn 7 - SGK Cánh diều)
  9. top 9 Bài văn đóng vai nhạc sĩ Văn Cao, kể lại sự ra đời của bài hát "Tiến quân ca" (Ngữ văn 7 - SGK Cánh diều)
  10. top 10 Bài văn đóng vai nhạc sĩ Văn Cao, kể lại sự ra đời của bài hát "Tiến quân ca" (Ngữ văn 7 - SGK Cánh diều)

Công Ty cổ Phần Toplist
Địa chỉ: Tầng 3-4, Tòa nhà Việt Tower, số 01 Phố Thái Hà, Phường Trung Liệt, Quận Đống Đa, Thành phố Hà Nội
Điện thoại: 0369132468 - Mã số thuế: 0108747679
Giấy phép mạng xã hội số 370/GP-BTTTT do Bộ Thông tin Truyền thông cấp ngày 09/09/2019
Chịu trách nhiệm quản lý nội dung: Nguyễn Duy Ngân
Chính sách bảo mật / Điều khoản sử dụng | Privacy Policy