Bài văn nghị luận về chủ đề "Hãy sống là chính mình" số 3

Sống ở đời mỗi người đều có một cách sống riêng, một quan điểm riêng, nhưng dù là ai, dù mang quan điểm sống thế nào, mỗi con người vẫn cần phải là một thể thống nhất giữa bên trong với bên ngoài, một sự kết hợp hài hoà giữa tâm hồn và thể xác. Ai từng đọc vở kịch “Hồn Trương Ba, Da Hàng Thịt", của Lưu Quang Vũ có lẽ khó quên đoạn thoại: “Không thể bên trong một đằng, bên ngoài một nẻo được.Tôi muốn được là tôi toàn vẹn”. Vì vậy, “Hãy sống thật với bản thân, gia đình và xã hội” là một quan niệm cần được lưu ý trong hành trang sống của chúng ta.


“Bên trong", nghĩa đen dùng để chỉ nơi khuất tầm mắt, nơi không nhìn thấy được, nhưng ở đây lại có nghĩa là phần nội tâm, phần sâu sắc trong tâm hồn của mỗi con người, nơi chứa đựng tất cả những suy nghĩ, đánh giá của con người về những gì diễn ra xung quanh. Còn “bên ngoài", là nơi có thể quan sát được rõ ràng,nơi không có gì che lấp, nhưng ở đây, ta hiểu “bên ngoài” là nơi con người dùng để biểu lộ cảm xúc của trái tim, cảm xúc của tâm hồn. “Toàn vẹn”, toàn vẹn không phải là không có sai sót, toàn vẹn không phải là phải hoàn hảo đến từng chi tiết nhỏ nhặt, toàn vẹn ở đây chỉ đơn giản là con người ta được sông thật với lương tâm, với bản thân của mình.


Con người ta cần nên sông thật với chính mình. Vì con người vốn là một thể thống nhất giữa tinh thần và thể xác, và nếu không sống thật với chính mình, con người sẽ gây ra đau khổ, tai hoạ cho gia đình, cho những người xung quanh và làm cho chính mình bị tổn thương khi suốt ngày phải giấu cảm xúc, phải mang bộ mặt giả tạo như mang một chiếc mặt nạ, như thế thì làm sao có thể sống tốt, làm sao có thể mang đến hạnh phúc cho những người thương yêu xung quanh họ.


Nhưng giữa đời thường, có mấy ai dám sống thật với chính bản thân mình? Còn vướng bận giữa những toan tính đời thường, mấy ai có can đảm nói thật hết những suy nghĩ của mình.Ví như một công nhân đi làm, khi nghe giám đốc nói về một vấn đề nào đó, nghĩ rằng giám đốc nói sai, nhưng là công nhân, có ai dám nói thẳng thừng rằng cấp trên của mình đã sai. Hay như một học sinh đứng trước giáo viên, khi được hỏi rằng có hiểu bài cặn kẽ hay không, thì dù thế nào, người học trò ấy vẫn sẽ trả lời rằng có, dù đôi khi sự thật không phải là như vậy. Chối bỏ bản thân có đôi khi là đánh mất luôn cả cơ hội để thay đổi mọi thứ.


Nếu như người công nhân sống thật với chính mình, có thể sẽ gây được ấn tượng với cấp trên, và có thể được thăng tiến hơn, học sinh nếu nói thật lòng mình với giáo viên, khi đó, khoảng cách giữa thầy và trò sẽ được rút ngắn hơn, và kết quả học tập cũng sẽ được cải thiện hơn nhiều. Ngay từ bây giờ, cần xây dựng cách sống thật với bản thân cho mọi người, cho xã hội, để xã hội ngày càng tốt đẹp hơn. Để không còn những lúc dối người, dối mình, để mỗi cá nhân trong một tập thể có thể có thể phát huy được toàn vẹn năng lực của bản thân. Khi biết sống thật với chính mình, người ta sẽ biết cách trân trọng chính mình và rồi sẽ là đến trân trọng những người xung quanh, sẽ không còn ai làm hại ai, cuộc sống sẽ được xây dựng tốt đẹp hơn rất nhiều.


Người Trung Hoa có câu nói rất hay “Trung ngôn nghịch nhĩ”. Quả vậy, lời nói thẳng thật khó nghe. Tuy nhiên người viết bài này chợt nghĩ ra rằng tuy nói thẳng khó nghe nhưng vẫn dễ nghe hơn những lời ngọt ngào dối trá. Sống thật với lòng mình với mọi người dù sao vẫn tốt hơn. Như vậy, quan niệm sống thật với bản thân mình và mọi người là một trong những chuẩn mực cao nhất của nhân cách con người.

Bài văn nghị luận về chủ đề
Bài văn nghị luận về chủ đề "Hãy sống là chính mình" số 3
Bài văn nghị luận về chủ đề
Bài văn nghị luận về chủ đề "Hãy sống là chính mình" số 3

Công Ty cổ Phần Toplist
Địa chỉ: Tầng 3-4, Tòa nhà Việt Tower, số 01 Phố Thái Hà, Phường Trung Liệt, Quận Đống Đa, Thành phố Hà Nội
Điện thoại: 0369132468 - Mã số thuế: 0108747679
Giấy phép mạng xã hội số 370/GP-BTTTT do Bộ Thông tin Truyền thông cấp ngày 09/09/2019
Chịu trách nhiệm quản lý nội dung: Nguyễn Duy Ngân
Chính sách bảo mật / Điều khoản sử dụng | Privacy Policy