Bài văn nghị luận về vấn đề tránh xa tệ nạn xã hội số 4
Hiện nay, Việt nam chúng ta đang trên đà phát triển công nghiệp hoá - hiện đại hoá đất nước.Mỗi công dân đều phải có trách nhiệm đối với bản thân cũng như đối với đất nước để góp phần thúc đẩy sự tiến bộ của nước nhà, song song đó việc đẩy lùi tệ nạn xã hội cũng là một trong những tiêu chí phát triển hàng đầu. Một đất nước càng văn minh, hiện đại thì tệ nạn xã hội lại càng phức tạp, càng đáng phải lên án gay gắt.
Cho đến ngày nay,tệ nạn xã hội vẫn được hiểu là những vấn nạn,những việc làm sai trái gây nguy hiểm cho xã hội như: ma tuý, mại dâm, tội phạm… Nó không chỉ làm ảnh hưởng đến sự an nguy của Việt Nam mà còn là mối đe dọa khủng khiếp của toàn nhân loại. Ai trong chúng ta cũng đều có thể là nạn nhân của những tệ nạn trên. Vì thế, ta cần tự chủ bản thân. Kiên quyết bài trừ và tiêu diệt “con quỷ giết người không dao này”. Nếu mọi người trên Trái Đất này cùng chung tay góp sức với nhau, cùng nhau tuyên truyền những biện pháp khống chế thì tệ nạn xã hội sẽ không còn là một vấn đề nan giải nữa. Điển hình như tệ nạn ma tuý,mỗi ngày nó có thể cướp đi mạng sống của hàng chục triệu người trên thế giới.
Thay vì cam chịu đứng nhìn,chúng ta hãy làm những việc làm tốt nhất có thể như: đưa người nghiện ma tuý đi cai nghiện,tạo điều kiện để họ vui sống,lạc quan và hòa nhập tốt hơn với cộng đồng. Nghiêm khắc trừng trị những kẻ buôn bán ma tuý, những “má mì”chăn dắt gái mại dâm để góp phần chặn đứng lưỡi hái của “nàng tiên nâu”. Nhưng hơn bao giờ hết,tệ nạn xã hội có thể bị tiêu diệt còn tùy thuộc vào ý thức của chính bản thân mỗi người. Vì thế, ai trong số chúng ta cũng phải làm chủ bản thân, nói “Không” với những lời lẽ khiêu khích, những trò ăn chơi sa đoạ. Tuy một ngày,chúng có thể không gây ra hậu quả gì nghiêm trọng. Nhưng theo thời gian, chúng sẽ lôi kéo ta ngày càng lún sâu vào vũng bùn nhơ của tệ nạn xã hội.
Trong xã hội này, có nhiều người luôn sống theo phương châm: “Vui có chừng - Dừng đúng lúc” thì cũng có không ít người từng ngày tiếp tay, làm lan truyền tệ nạn xã hội ra cộng đồng. Những người cả tin, sống ăn chơi, đua đòi để rồi cũng trở thành nạn nhân của tệ nạn xã hội thật đáng phê phán. Đặc biệt nguy hiểm là nhiều người có hành vi chủ mưu, lôi kéo giới trẻ sa vào tệ nạn xã hội. Họ không ý thức được hậu quả mà mình gây ra đã tạo nên một lỗ hổng đen vào thế hệ trẻ mà chỉ biết hưởng lợi cho riêng mình. Những con người ích kỉ như vậy đáng phải chịu vô số những hình phạt nghiêm khắc nhất của pháp luật và sự cắn rứt giày vò của tòa án lương tâm.
Trên thế giới cũng có hàng vạn tấm gương sáng bước ra từ tệ nạn xã hội để sống tốt đẹp hơn và là người có ích cho cộng đồng. Họ xứng đáng nhận được sự thương yêu và trân trọng của mọi người. Biết đứng lên để làm lại từ đầu sau những vấp ngã mới là điều đáng quý nhất. Từ đó, chúng ta hãy gióng lên hồi chuông cảnh tỉnh mọi người về những tác hại của tệ nạn xã hội và làm những biện pháp thiết thực nhất để tệ nạn xã hội không còn là nỗi ám ảnh chung của toàn nhân loại.