Bài văn nghị luận về văn hóa ứng xử của học sinh hiện nay số 10

Không chỉ riêng nước ta mà tất cả các quốc gia trên thế giới đang chú trọng đến việc giáo dục học sinh về "văn hóa ứng xử", tại sao vấn đề ứng xử lại được quan tâm hàng đầu đến như vậy. Có thể thấy dạy cách ứng xử là việc quan trọng hàng đầu của mỗi quốc gia, và có phải chăng nền văn hóa ứng xử của con người chúng ta đang bị xuống cấp trầm trọng. Vậy văn hóa ứng xử là gì? Làm như thế nào để có thể trở thành một người có văn hóa ứng xử tốt?


Văn hóa ứng xử là cách chúng ta thể hiện ra bên ngoài về thái độ, hành vi, cử chỉ, ánh mắt, của chính ta với những người xung quanh. Để là một người ứng xử có văn hóa thì chúng ta phải học cách giao tiếp, về chỉ lời nói, thái độ của chúng ta với mọi người cũng như mọi tình huống trong cuộc sống.


Tầm quan trọng của văn hóa ứng xử đối với cuộc sống của chúng ta như thế nào? Đối với gia đình việc chúng ta thể hiện lòng kính trọng, yêu thương cha mẹ ông mẹ là thể hiện đạo đức của một người con ngoan hiếu thuận. Đối với nhà trường thì lại có một thước đánh giá chuẩn mực hơn, mỗi chúng ta đều có một mực đó là hạnh kiểm và học lực, khi đi học chúng ta thể hiện văn hóa đạo đức của mình ra sao sẽ được thầy cô đánh giá đúng như vậy. Đối với xã hội việc thể hiện văn hóa ứng xử tốt sẽ được mọi người tôn trọng, yêu quí. Từ đó ta có thể thấy ứng xử là điều quan trọng không thể thiếu trong cuộc sống của chúng ta. Ví dụ khi đi thi chương trình Hoa hậu Việt Nam bên cạnh các phần thi trang phục, sắc đẹp thì sẽ có phần thi quan trọng đó là phần thi ứng xử. Phần thi ứng xử là phần thể hiện trí thông minh, cách đối nhân xử thế của người đó đối với mọi người xung quanh. Vì vậy bên cạnh Hoa hậu, Á hậu 1, Á hậu 2, còn có Hoa hậu thận thiện. Hay một ví dụ thực tế hơn khi chúng ta đi xin việc bên cạnh việc xét năng lực thì người ta sẽ xét về đạo đức nữa. Chúng ta có thể thấy được vai trò quan trọng của việc ứng xử với mọi người xung quanh nhất là trong xã hội hiện đại, nơi mà con người ta ngày càng đòi hỏi một chuẩn mực xã hội cao hơn.


Đất nước của chúng ta đang trong đà phát triển để trở thành một đất nước văn minh, giàu mạnh, để giàu mạnh thì đất nước ta phải mở cửa hội nhập với quốc tế bên cạnh những thành tựu mà chúng ta đạt được thì chúng ta cũng gặp rất nhiều khó khăn. Khi đất nước mở của thì rất nhiều nền văn hóa khác nhau du nhập vào nước ta, vì vậy chúng ta bắt buộc phải hòa nhập với nền văn hóa ấy, nhưng chúng ta hòa như thế nào để không tan, để vẫn giữ được bản sắc văn hóa riêng thì là một câu hỏi lớn chưa có lời giải đáp. Một thực tế mà chúng ta đang nhận thấy rằng chúng ta đang bắt chước văn hóa phương Tây rất nhiều, bên cạnh những cái chúng ta áp dụng đúng thì cũng có những cái chúng ta lai căng. Như nền văn hóa của nước Hàn Quốc là khi ăn thì phải làm ra tiếng động thật to để thể hiện sự ngon miệng và biết ơn với người nấu, nhưng văn hóa của chúng ta là ăn uống nhẹ nhàng không gây ra tiếng động. Nếu chúng ta học theo cách ứng xử của nước bạn cầm về nước mình thì chúng ta sẽ biến thành người thô lỗ, thiếu văn hóa. Vì vậy, chúng ta phải nhận thức điều gì nên học và điều gì không nên học, để hòa nhưng không tan.


Chúng ta ai cũng muốn được sống trong môi trường tốt nhất từ chất lượng cuộc sống, đến văn hóa ứng xử. Nhưng để tạo thành một xã hội thì phải có người nọ kẻ kia, có người văn minh và người thiếu văn hóa. Có những người mở miệng ra là phát ngôn những từ thô lỗ, tục tĩu. Chúng ta không thể đổ lỗi do môi trường sống, hay môi trường giáo dục được mà đó là do ý thức của chính bản thân chúng ta. Trong bản thân mỗi con người chúng ta ai cũng đều có 50% là ý nghĩ tốt đẹp và 50% là ý nghĩ xấu xa. Nếu chúng ta dập tắt cái ý nghĩ xấu xa của mình đi thì chúng ta sẽ thành người tốt đẹp và ngược lại. Tôi ví dụ một bài báo về việc những bữa cơm từ thiện có giá 2.000 nghìn đồng. Đó là những hành động của những người có nghĩa cử cao đẹp, họ biết "lấy lá lành đùm lá rách". Nhưng cũng có một quán cơm bình dân cũng những món ăn như thế mà người ta lấy tận 50.000 nghìn. Đó là cách ứng xử trong buôn bán, cách chặt chém và ứng xử thiếu văn hóa. Mới đây tôi lại biết đến những món ăn mới ở Hà Nội như là món bún chửi, từ bao giờ bún chửi lại trở thành đặc sản của Hà Nội, phải chăng văn hóa chửi lại là nền văn hóa mới, mới được khai sáng. Đã có rất nhiều bài báo xung quanh vấn đề này, người thì cho đó là điều hay, người thì cho đó là điều không hay, còn tôi tôi thấy đó là hành động thiếu mỹ quan, thiếu văn hóa.


Để chúng ta trở thành những mầm non tươi sáng của thế hệ mới thì chúng ta hãy không ngừng học tập cả về kiến thức trong sách về và kiến thức ngoài thực tiễn. Hãy dập tắt những phần xấu trong tâm trí mình để phần đẹp trỗi dậy và tươi sáng hơn. Những cái đẹp, cái thiện vẫn luôn có chỗ đứng trong cuộc sống. Hãy biến mình thành con người có văn hóa luôn được mọi người quí trọng. Những điều tốt đẹp bạn mang đến sẽ tiếp sức cho đất nước chúng ta hướng đến một đất nước có nền văn hóa ứng xử tốt đẹp.

Bài văn nghị luận về văn hóa ứng xử của học sinh hiện nay số 10
Bài văn nghị luận về văn hóa ứng xử của học sinh hiện nay số 10
Bài văn nghị luận về văn hóa ứng xử của học sinh hiện nay số 10
Bài văn nghị luận về văn hóa ứng xử của học sinh hiện nay số 10

Công Ty cổ Phần Toplist
Địa chỉ: Tầng 3-4, Tòa nhà Việt Tower, số 01 Phố Thái Hà, Phường Trung Liệt, Quận Đống Đa, Thành phố Hà Nội
Điện thoại: 0369132468 - Mã số thuế: 0108747679
Giấy phép mạng xã hội số 370/GP-BTTTT do Bộ Thông tin Truyền thông cấp ngày 09/09/2019
Chịu trách nhiệm quản lý nội dung: Nguyễn Duy Ngân
Chính sách bảo mật / Điều khoản sử dụng | Privacy Policy