Bài văn nghị luận về ý kiến: "Học vấn có những chùm rễ đắng cay nhưng hoa quả lại ngọt ngào" số 7
Trong lịch sử phát triển của nhân loại suốt mấy ngàn năm qua, ở bất cứ quốc gia nào, dân tộc nào, dù lớn hay nhỏ cũng đều có những tài năng xuất chúng. Những học giả uyên bác đã cống hiến nhiều phát minh sáng kiến, nhiều công trình khoa học đem lại lợi ích to lớn, làm thay đổi bộ mặt thế giới và cuộc sống vật chất, tinh thần của loài người.
Tài năng của các nhà bác học như Ga-li-lê, Niu-tơn, Men-đê-lê-ép, Anh’ xtanh, Ê-đi-xơn, Đác-uyn, Lô-mô-nô-xốp… được mọi người công nhận và ngưỡng mộ, nhưng liệu mấy ai hiểu rằng để có được những tên tuổi khoa học lớn lao như vậy, họ đã phải học tập và làm việc miệt mài, vất vả đến mức nào. Thực tế cho thấy con người muốn thành công thì phải học tập để tích lũy và nâng cao tri thức. Con đường học tập là con đường gian nan, khổ ải nhưng cuối con đường lại là tương lai đầy ánh sáng. Bàn về vấn để này, ngạn ngữ Hi Lạp có câu: Học vấn có những chùm rễ đắng cay nhưng hoa quả lại ngọt ngào.
Trước hết, chúng ta phải hiểu học vấn là gì và học vấn có vai trò quan trọng như thế nào trong đời sống con người.
Học vấn thường được hiểu là trình độ hiểu biết của từng cá nhân. Học vấn được nâng cao dần dần qua từng cấp học và quá trình tự học trong suốt cả cuộc đời. Học vấn của một người không chỉ hận chế ở một lĩnh vực nào đó mà có thể mở rộng rạ nhiều lĩnh vực khác nhau. Học vấn đem lại niềm vui và hạnh phúc cho con người. Ngạn ngữ cổ có câu: Bộ lông làm đẹp con công, học vấn làm đẹp con người, ông cha ta xưa đã từng giáo huấn con cháu: Bất học bất tri lí (Không học không biết đâu là lẽ phải). Hay: Có học thì như lúa như nếp, không học thì như rơm như cỏ. Có học vấn, con người mới cỏ khả năng làm chủ bản thân, gia đình và xã hội. Trên cơ sở học vấn, đời sống vật chất và tinh thần mới được nâng cao.
Học vấn có tầm quan trọng to lớn như vậy và con đường đến với học vấn quả là gian nan, vất vả. Quá trình tích luỹ và nâng cao tri thức không phải là chuyện ngày một ngày hai mà kéo dài suốt cả đời người. Khổng Tử nói: Bể học – không bờ. Lê-nin khuyên thanh niên: Học, học nữa, học mãi. Học ở trường, học trong sách vở, học lẫn nhau và học ở dân.
Muốn có học vấn, chúng ta phải không ngừng rèn luyện và phấn đấu. Hãy nhìn con kiến tha mồi, con ong làm mật. Việc tích lũy kiến thức của con người giống như kiến tha lâu cũng đầy tổ. Nếu cố gắng học hành thì đến một ngày nào đó, chúng ta sẽ có được một trình độ học vấn vững vàng, phong phú.
Thực tế cho thấy những người nổi tiếng uyên bác đều trải qua quá trình học tập, nghiên cứu lâu dài, lao tâm khổ trí, nếm trải không ít vị đắng cay của thất bại; thậm chí cả sự nguy hiểm đối với mạng sống của mình. Nhưng với lòng ham mê khoa học và khát vọng chinh phục, họ đã vượt qua tất cả để đi đến thành công.
Trong thực tế, số người cổ đủ điều kiện học tập là rất ít. Phần lớn gặp rất nhiều khổ khăn cả về vật chất lẫn tinh thần như thiếu tái liệu học tập, bài giảng khó hiểu, bài tập khó giải hay những vấn đề phức tạp trong học tập, nghiên cứu… Rồi gia đình nghèo túng, bản thân phải vừa học vừa làm thêm để kiếm sống… Tất cả những cái đó ảnh hưởng không nhỏ tới quá trình học tập của mỗi người, đòi hỏi chúng ta phải cố gắng vượt qua.
Xưa nay, ở nước ta có rất nhiều gương hiếu học đáng khâm phục. Mạc Đĩnh Chi nhà nghèo đến mức hằng ngày phải kiếm củi đổi gạo nuôi thân. Không có tiền mua dầu thắp sáng, cậu bé phải bắt đom đóm bỏ vào vỏ trứng thay đèn để học bài. Ham học như thế nên sau này ông đã đỗ Trạng nguyên.
Lương Thế Vinh từ một trẻ chăn trâu mồ tu chí học hành để rồi trỗ thành nhà toán học nổi tiếng của nước ta. Lê Quý Đôn với sức học, sức nhớ xuất chúng đã trở thành huyền thoại… Đặc biệt, Chủ tịch Hổ Chí Minh kính yêu của dân tộc Việt Nam cũng là một tấm gương tiêu biểu vượt khó trong học tập. Thời trai trẻ, anh thanh niên yêu nước Nguyễn Tất Thành đã xác định cho mình một quan điểm sống đúng đắn là phải đi nhiều nơi, phải học nhiều điều hay, điều mới để giúp ích cho đất nước. Từ một anh Ba phụ bếp trên chiếc tàu buôn của Pháp, người thợ ảnh ở ngõ nhỏ Pônggoăng đến người lao công quét tuyết trong công viên Luân Đôn,… Bác đã trải qua những gian nan cùng cực để thử thách, rèn luyện ý chí, mở rộng, nâng cao tầm hiểu biết về văn hoá và lịch sử nhân loại. Từ đó, Bác rút ra những kinh nghiệm bổ ích, thiết thực phục vụ cho phong trào đấu tranh cách mạng, giải phóng dân tộc của nước ta.
Những nhà nông học như Lương Định Của, Võ Tòng Xuân… suốt đời cống hiến cho sự nghiệp nghiên cứu khoa học để tai tạo ra các giống lúa có khả năng chống sâu rầy và mang lại năng suất cao để cải thiện đời sống nông dân. Các ông đã góp phần (đưa Việt Nam từ một nước nông nghiệp lạc hậu trở thành nước xuất khẩu gạo đứng hàng thứ ba trôn thế giới.
Gần chúng ta hơn nữa là gương sáng của Trần Bình Gấm, học sinh trường chuyên Lê Hồng Phong 1 cô bé bán khoai đậu ba trường đại học; là gương vượt khó của bao Học trò giỏi – hiếu thảo, xứng đáng được nhận học bổng và phần thưởng “Vì ngày mai phát triển” của báo Tuổi Trẻ. Các bạn ấy có chung những đức tính đáng quý là cần cù, siêng năng, không chùn bước trước gian nan thử thách, luôn tu dưỡng tình cảm, đạo đức, không ngừng trau dồi và nâng cao kiến thức khoa học… để một ngày không xa sẽ trở thành những công dân có đủ tài và đức, xứng đáng là lớp chủ nhân tuổi trẻ tài cao của đất nước trong thời đại mới.
Việc học hành vô cùng quan trọng vì nó chỉ phối và tác động rất lớn đến cả đời người. Những đắng cay trên bước đường nâng cao học vấn giúp chúng ta hoàn thiện nhân cách và biết quý trọng hơn những hoa quả ngọt ngào mà học vấn mang lạì cho cuộc sống.