Bài văn phân tích bài thơ "Vào nhà ngục Quảng Đông cảm tác" số 6
Nền văn học dân tộc ta có biết bao bài thơ mang đậm ý chí kiên cường, bất khuất của các vị anh hùng lịch sử. trong đó tiêu biểu có bài “vào nhà ngục Quảng Đông cảm tác” của Phan Bội Châu. Nói về ý chí kiên cường. phong thái ung dung và hào hùng vượt lên cảnh ngục tù khốc liệt để an ủi giữ vững lí tưởng, niềm tin khát vọng cứu nước của tác giả.
Bài thơ được sáng tác trong những ngày cụ Phan Bội Châu bị chính quyền Trung Quốc bắt giam. Tuy nhiên với một niềm tin mãnh liệt, khát vọng cứu nước ta thấy hiện lên trong bài thơ là hình ảnh một vị anh hùng dân tộc dáng hình bất khuất phá vỡ mọi gông cùm của nhà lao.Phần đầu của bài thơ là hai câu đề: giới thiệu vấn đề cần nói tới:
“vẫn là hào kiệt vẫn phong lưu
Chạy mỏi chân thì hãy ở tù”
Nhà thơ đặt vấn đề rất khéo léo, ở đây tác giả muốn nói tới hoàn cảnh bị bắt giam trong tù nhưng chính sự khéo léo đã làm vợi bớt phần nào cái nặng nề của hai chữ “nhà tù”. Ý hai câu thơ là: vào tù nhưng mình vẫn giữ được giữ tài trí và cách sống thanh cao của mình: là người có tài cao, chí lớn khác thường( hào kiệt), là người luôn giữ dáng vẻ lịch sự, trang nhã. Mình ở tù nhưng không do bị bắt mà vì do “mỏi chân”, tạm thời nghỉ ngơi lấy sức.
Tác giả có nói đến việc bị bắt nhưng không nhấn mạnh cái rủi ro, đau khổ, âu lo mà ngược lại coi đó là việc không to tát. Dẫu cũng chỉ là phút giây nghỉ ngơi sau chuỗi ngày hoạt động sôi nổi vừa rồi. Cách dùng điệp từ “vẫn” vang lên hào sảng thể hiện phẩm chất trước sau như một của con người cách mạng.
Nó trở thành cái cười tủm tỉm khi nhà thơ viết “hãy ở tù” biến sự bị động, mất tự do thành sự chủ động, mình muốn thế. Chính cái tinh thần hiên ngang ấy, khinh thường hoàn cảnh ấy khiến chúng ta càng thêm nể phục vị anh hùng không sợ chết, không sợ tù ải mà đầy ý chí tinh thần anh dung.Hai câu luận trình bày sự việc do phần đề đặt ra:
“Đã khách không nhà trong bốn biển
Lại người có tội giữa năm châu”
Khác với giọng điệu cười cợt, vui đùa như hai câu đề. Đây như lời tâm sự không phải để than thân mà để nói lên nỗi đau lớn trong tâm hồn người anh hùng. Tả người tù mà nói “khách không nhà, người có tội, năm châu” thì thật là cái cười nhạo báng với bọn sĩ quan nhà tù Quảng Đông.
Chữ “đã” và “lại” mở đầu càng nhấn mạnh thêm tình cảnh tù đầy người chiến sĩ. Song, “khách không nhà” với “năm châu”, nhà thơ như muốn vẽ chân dung một người tù phong cách phóng khoảng. nghệ thuật tiểu đối không làm ý thơ đối lập mà lại càng tôn lên chân dung phi thường của người tù: một con người năm châu bốn biển, của toàn thế giới.Đến với hai câu luận: bàn luận, mở rộng vấn đề:
“Bủa tay ôm chặt bồ kinh tế
Mở miệng cười tan cuộc oán thù”
Tác giả khẳng định: chí lớn tài cao của người chiến sĩ cách mạng không gì có thể đè bẹp dẫu đó có là ở tù lao khổ ải. Lối nói khoa trương thể hiện sự lãng mạn nơi người anh hùng khiến chi con người không còn nhỏ bé nữa mà tầm vóc lớn lao như thần thánh. Tuy bị bắt nhưng vẫn dang tay, mở miệng thể hiện thái độ coi thường mọi khó khăn. Hai câu kết 7,8: nâng cao vấn đề hoặc bày tỏ cảm xúc của tác giả
“Thân ấy vẫn còn, còn sự nghiệp
Bao nhiêu nguy hiểm sợ gì đâu”
Câu thơ vang lên hào sảng như củng cố thêm niềm tin, tiếp thêm sức mạnh tinh thần cho chính bản than mình của tác giả. Khẳng định niềm tin vào tương lai, coi thường cảnh tù lao. Hai tiếng “còn” đứng cạnh nhau tạo âm điệu chắc nịch khẳng định mạnh mẽ ý chí đấu tranh cho sự nghiệp cứu nước.
Bài thơ đã thổi hồn vào chúng ta một niềm tự hào về truyền thống bất khuất, hiên ngang người anh hùng cách mạng.Tinh thần bài thơ thể hiện thái độ ung dung, bất khuất, tràn đầy lạc quan cách mạng/ đồng thời khơi dậy nói chúng ta một tấm lòng yêu nước, ý chí phấn đấu, nhất là đối với thanh niên đương thời- một tấm lòng yêu nước, thương nòi.