Bài văn phân tích đoạn trích "Nước Đại Việt ta" số 4

“Bình Ngô đại cáo” được Nguyễn Trãi thừa lệnh Lê Thái Tổ soạn thảo, được công bố vào đầu năm 1428. Tác phẩm là một bài cáo có ý nghĩa trọng đại của một bản tuyên ngôn độc lập. Đoạn trích “Nước Đại Việt ta” đã nêu lên một Tuyên ngôn mang ý nghĩa lịch sử vô cùng quan trọng, khẳng định nước ta là một nước có nền văn hiến lâu đời, có lãnh thổ, phong tục, chủ quyền, và kẻ xâm lược và phản nhân nghĩa, nhất định sẽ phải chuốc lấy thất bại.


Mở đầu đoạn trích, cũng chính là phần mở đầu của bài “Bình Ngô đại cao”, có nghĩa nó cũng là nêu tiền đề cho toàn bài. Khi nêu tiền đề, tác giả đã góp phần khẳng định những chân lí không bao giờ thay đổi:


“Từng nghe

Quân điếu phạt trước lo trừ bạo”


Nguyễn Trãi đã nêu lên cốt lõi tư tưởng nhân nghĩa, đó chính là “cốt ở yên dân”, nghĩa là dân là trên hết. Cuộc sống của người dân thái bình thịnh trị, no đủ chính là việc quan trọng nhất. “Nhân nghĩa” vốn được hiểu là khái niệm đạo đứcc của Nho giáo, đó chính là đạo lý, là cách ứng xử chuẩn mực, bày tỏ tính thương yêu giữa con người với con người. Nguyễn Trãi đã tiếp thu tư tưởng này, luôn hướng đến lợi ích của nhân dân, đó là lấy dân làm gốc. Một chí lớn của kẻ sĩ ở đời, là phải đem lại được cuộc sống yên ổn cho nhân dân, đó là việc nhân nghĩa nhất. Và xuất phát từ tình yêu với nhân dân, thì đánh kẻ có tội, kẻ gây ra lầm than cho nhân dân sẽ bị đánh dẹp. Kẻ bạo ngược mà tác giả muốn nói tới ở đây chính là quân Minh xâm lược. Để khẳng định chủ quyền độc lập dân tộc, tác giả đã dựa vào rất nhiều yếu tố, đó chính là những dẫn chứng hùng hồn và chặt chẽ nhất:


“Như nước Đại Việt ta từ trước

Cùng Hán, Đường, Tống, Nguyên, mỗi bên xưng đế một phương”


Tác giả đã nêu ra dẫn chứng Nước ta là một nước có nền văn hiến từ rất lâu đời, “núi sông bờ cõi đã chia/phong tục Bắc Nam cũng khác” chính là chỉ ra việc rạch ròi về lãnh thổ giữa Trung Quốc và nước ta. Mỗi nước có lãnh thổ riêng, cho nên phong tục cũng sẽ khác nhau, có chủ quyền rõ ràng. Nước ta có truyền thống lịch sử lâu đời, văn hóa mang bản sắc Đại Việt. Tác giả nêu tên các triều đại trước đây của ta, và song hành cùng đó, ngang hàng với các triều đại phong kiến phương Bắc, điều đó ám chỉ mỗi nước có lãnh thổ riêng, không ai xâm phạm đến ai. Tác giả còn nêu lên truyền thống đánh giặc ngoại xâm anh hùng của dân tộc ta”


“Tuy mạnh yếu từng lúc khác nhau

Song hào kiệt đời nào cũng có”


Đó chính là niềm tự hào dân tộc, tự hào về truyền thống đấu tranh chống giặc ngoại xâm của dân tộc ta. Cho nên, tác giả đã nêu lên một khí chất anh hùng của cả dân tộc, cũng như một lời cảnh báo đến quân thù, luôn mang âm mưu thôn tính nước ta:


“Vậy nên

Chứng cớ còn ghi”


Tác giả đã nêu lên các danh tướng của các triều đại Trung Quốc, khi mang quân sang xâm lược nước ta đều bị đánh bại một cách thảm hại, đơn giản vì đó là hành động phi nghĩa, trái với Sách trời, cho nên ắt phải chuốc lấy thất bại. Tác giả đã nêu lên chân lí: kẻ có âm mưu xâm lược nước khác, và đem quân xâm lược nước khác, chính là kẻ phản nhân nghĩa, chắc chắn sẽ chuốc lấy thất bại.


Sức thuyết phục của văn chính luận Nguyễn Trãi chính là ở chỗ kết hợp giữa lí lẽ và thực tiễn. Qua đoạn trích trên, ta càng thấy được Nguyễn Trãi đã lập luận một cách chặt chẽ và chứng cứ hùng hồn, nêu lên được hào khí dân tộc, khẳng định chủ quyền và toàn vẹn lãnh thổ nước Đại Việt ta.

Ảnh minh họa (nguồn internet)
Ảnh minh họa (nguồn internet)
Ảnh minh họa (nguồn internet)
Ảnh minh họa (nguồn internet)

Công Ty cổ Phần Toplist
Địa chỉ: Tầng 3-4, Tòa nhà Việt Tower, số 01 Phố Thái Hà, Phường Trung Liệt, Quận Đống Đa, Thành phố Hà Nội
Điện thoại: 0369132468 - Mã số thuế: 0108747679
Giấy phép mạng xã hội số 370/GP-BTTTT do Bộ Thông tin Truyền thông cấp ngày 09/09/2019
Chịu trách nhiệm quản lý nội dung: Nguyễn Duy Ngân
Chính sách bảo mật / Điều khoản sử dụng | Privacy Policy