Bài văn phân tích đoạn trích "Vĩnh biệt Cửu Trùng Đài" số 6

Nguyễn Huy Tưởng được biết đến là một nhà trí thức say mê văn chương và giàu lòng yêu nước. Và qua văn chương thì lòng nhiệt thành về quê hương đất nước của ông được bộc lộ. Trong rất nhiều các sáng tác của ông thì “Vũ Như Tô” là một trong những tác phẩm làm lên tên tuổi của ông. Và đoạn trích đặc sắc trong sách giáo khoa là một đoạn trích nằm ở hồi V như hội tụ được tài năng cũng như điểm đặc sắc của toàn bộ tác phẩm “Vũ Như Tô”


“Vũ Như Tô” là một vở kịch lịch sử bao gồm năm hồi, viết về một sự kiện xảy ra ở Thăng Long năm 1516 – 1517 dưới triều Lê Tương Dực. Có thể nói Lê Tương Dực là một hôn quân bạo chúa chỉ biết lo cho bản thâm mặc cho dân chúng lầm than, y khao khát xây dựng Cửu Trùng Đài như một toà kiến trúc nguy nga tráng lệ để làm nơi vui chơi với các cung tần mĩ nữ. Và Lê Tương Dực đã vui mừng vì phát hiện ra Vũ Như Tô, một nhà kiến trúc thiên tài, người duy nhất có khả năng xây dựng được Cửu Trùng Đài cho mưu đồ của y.


Qua tấm bi kịch của nhân vật chính “Vũ Như Tô”, tác giả đã thật tài tình đặt ra những vấn đề sâu sắc, có ý nghĩa muôn thuở về mối quan hệ giữa nghệ thuật với cuộc sống, việc mâu thuẫn giữa cả lí tưởng nghệ thuật cao siêu, thuần tuý của muôn đời với lợi ích thiết thực và trực liếp của nhân dân. Đoạn trích “Vĩnh biệt cửu trùng đài” nằm ở hồi V của vở kịch, thể hiện rõ đặc sắc về nghệ thuật kịch của Nguyễn Huy Tưởng. Có thể dễ nhận thấy ngôn ngữ kịch điêu luyện, có tính tổng hợp cao; dùng ngôn ngữ, hành động của nhân vật để khắc hoạ tính cách, miêu tả tâm trạng, dẫn dắt và đẩy xung đột kịch đến cao trào.


Và các mâu thuẫn cơ bản của kịch Vũ Như Tô được thể hiện cụ thể nhưng hết sức điêu luyện trong hồi V chính và mâu thuẫn giữa lợi ích của bạo chúa với quyền sông của nhân dân. Đây được xem là một mâu thuẫn giữa đời sông xa hoa trụy lạc của bọn tham quan bạo chúa với đời sông cực khổ của người dân. Dường như mâu thuẫn này cuối cùng đã được giải quyết bằng việc nhân dân nổi dậy, hôn quân Lê Tương Dực đã bị giết.


Mâu thuẫn thứ hai là một mâu thuẫn ngầm giữa quan niệm nghệ thuật cao siêu, thuần tuý của muôn đời với lợi ích trực tiếp, thiết thực của nhân dân. Cũng chính vì do người nghệ sĩ thiên tài không có điều kiện để sáng tạo, ông ấp ủ hoài bão, hi vọng có một công trình thật là hoành tráng, nó phải hơn hẳn mọi kì quan khác, nên đã lợi dụng ý đồ của bọn hôn quân bạo chúa để thực hiện hoài bão của mình. Chính việc xây dựng Cửu Trùng Đài thành một công trình kiến trúc nguy nga tráng lệ, một toà đài hoa lệ, thách cả những công trình sau trước, “tranh tinh xảo với hoá công”, một công trình “cao cả, huy hoàng”, còn mãi với thời gian.


Nhưng dường như những ý định tốt đẹp, muôn công hiến tài năng của mình để đem lại vinh quang cho đất nước của Vũ Như Tô lại mâu thuẫn với lợi ích trực liếp và thiết thực của nhân dân. Và nhân vật Vũ Như Tô đã bị nhân dân, những người lao động coi như kẻ thù của họ. Vì một lẽ đơn giản và dễ hiểu công trình do ông quyết chí xây dựng đã làm cho họ phải hao tốn tiền của, công sức, mồ hôi, máu và nước mắt. Hơn nữa, công trình này lại chỉ phục vụ cho sự ăn chơi trác táng của những kẻ hôn quân bạo chúa. Như vậy,nếu như muốn thực hiện hoài bão nghệ thuật thì bị đi ngược với lợi ích của nhân dân, còn muốn ủng hộ lợi ích thiết thực của nhân dân thì mơ ước nghệ thuật không thể thực hiện được. Có thể khẳng định bi kịch không lối thoát của thiên tài Vũ Như Tô là ở đó.


Trong tác phẩm đã xây dựng lên nhân vật Vũ Như Tô là một kiến trúc sư thiên tài, ông “Chỉ vẩy bút là chim, hoa đã hiện lên trên mảnh lụa thần tình biến hoá như cảnh hoá công, có thể sai khiến gạch đá như viên tướng cầm quân, có thể xây dựng lâu đài cao cả, nóc vờn mây mà không hề tính sai một viên gạch nhỏ”. Ông được xem là một nghệ sĩ có nhân cách lớn, có hoài bão lớn có lí tưởng nghệ thuật cao cả, là hiện thân cho niềm khát khao say mê cái đẹp đến mãnh liệt Vũ Như Tô có ước mơ sáng tạo cái đẹp, song cũng chính vì nó mà ông bị đẩy đến vòng bi kịch và trở thành kẻ thù của dân chúng. Dường như ông luôn sống trong tâm trạng bi kịch đầy căng thẳng khi phải tìm kiếm câu trả lời “Xây Cửu Trùng Đài là đúng hay sai đây? Là có công hay có tội?”.


Nhưng có thể thấy rằng dường như Vũ Như Tô đã không trả lời được câu hỏi đó. Vũ Như Tô được hiện lên đúng là một nhân vật bi kịch bởi đã mang trong mình không chỉ những say mê, khát vọng lớn lao mà còn cả những lầm lạc trong suy nghĩ và hành động. Trước đó ông không hề nghĩ tới việc mình xây Cửu Trùng Đài là có tội với nhân dân. Chỉ khi mà Cửu trùng Đài bị đập phá, ông và Đan Thiềm bị bắt, lúc này đâu ông mới bừng tỉnh, đau xót, kinh hoàng kêu lên: “Ổi mộng lớn! Ôi Đan Thiềm! Ôi Cửu Trùng Đài!”


Và nhân vật Đan Thiềm là người đam mê cái tài, tôn trọng cái tài sáng tạo ra cái đẹp. Và vì có một tấm lòng yêu mến cái tài nên lúc Vũ Như Tô mới bị Lê Tương Dực bắt xây dựng Cửu Trùng Đài. Lúc này ông mới nhờ Đan Thiềm mách đường chạy trốn, nàng đã khuyên ông ở lại, thuyết phục ông, và cũng nhân cơ hội này, mượn uy quyền và tiền bạc của Lê Tương Dực để thực hiện hoài bão. Vì đam mê tài năng mà nàng luôn khích lệ Vũ Như Tô để xây Cửu Trùng Đài, sẵn sàng quên mình để bảo vệ cái tài ấy. Nhưng cuối cùng, cả hai đều rơi vào bi kịch: Sự vỡ mộng thê thảm.


Và thêm một mâu thuẫn nữa là mâu thuẫn giữa quan niệm nghệ thuật cao siêu, thuần tuý của muôn đời và lợi ích thiết thực của nhân dân chưa được tác giả giải quyết dứt khoát. Điều đó dường như đã được thể hiện ở hồi cuối cùng của vở kịch. Cho đến phút chót, phút cuối cùng thì Vũ Như Tô vẫn không nhận ra nghịch lí khi ông thực hiên mơ ước cao cả của nghệ thuật là đem lại một công trình nguy nga, tráng lệ cho đất nước thì vô tình ông đã đẩy nhân dân vào cảnh khổ khôn cùng. Ông đã không hề chịu đi trốn vì vẫn tin là mình đúng chứ không sai. Khi Cửu Trùng Đài bị đốt cháy, Vũ Như Tô bị đem đi hành quyết, ông mới đau đớn bừng tỉnh và xót xa và thốt lên câu “Thôi thế là hết. Dẫn ta đến pháp trường!”.


Dường như lúc này đây khát vọng nghệ thuật, niềm đam mê chính đáng của người nghệ sĩ tài năng Vũ Như Tô đã đặt lầm chỗ, xa rời thực tế nên đã bị trả giá bằng cả sinh mạng của mình và công trình nghệ thuật. Có thể nói đặc sắc về nghệ thuật của kịch Vũ Như Tô được thể hiện qua đoạn trích nằm trong mâu thuẫn kịch, xung đột kịch đã phân tích ở trên.


Với việc xây dựng được những mâu thuẫn thì vở kịch mang tính cao trào hấp dẫn người đọc. Và chính nhờ những mẫu thuẫn giằng xé này đa tạo lên sức hút cho tác phẩm “Vũ Như Tô” nói chung và đoạn trích “Vĩnh biệt cửu trùng đài” nói riêng. Đây quả thực là một tác phẩm hay của Nguyễn Huy Tưởng.

Ảnh minh họa (Nguồn internet)
Ảnh minh họa (Nguồn internet)

Công Ty cổ Phần Toplist
Địa chỉ: Tầng 3-4, Tòa nhà Việt Tower, số 01 Phố Thái Hà, Phường Trung Liệt, Quận Đống Đa, Thành phố Hà Nội
Điện thoại: 0369132468 - Mã số thuế: 0108747679
Giấy phép mạng xã hội số 370/GP-BTTTT do Bộ Thông tin Truyền thông cấp ngày 09/09/2019
Chịu trách nhiệm quản lý nội dung: Nguyễn Duy Ngân
Chính sách bảo mật / Điều khoản sử dụng | Privacy Policy