Bài văn phân tích giá trị nhân đạo trong tác phẩm "Chí Phèo" số 4
Là nhà văn trung thành với chủ nghĩa chân thực, cũng như các cây bút tả chân đương thời, Nam Cao quan tâm trước hết tới việc đi sâu thể hiện tình cảm khốn khổ của người nghèo bị áp bức, trong đó có tác phẩm Chí Phèo. Tác phẩm tượng đậm nét về bức tranh đời sống xã hội nông thôn. Đó là hệ thống trật tự của làng Vũ Đại: là ấn tượng về tình trạng khép kín của làng xã phong kiến. Đặc biệt nó đã phơi bày các mối quan hệ xã hội phức tạp của hiện thực đã miêu tả trung thực những quan hệ thực. Đồng thời là tình thương đối với những con người bị xã hội đẩy vào con đường tha hóa, bị hắt hủi... Đó chính là giá trị hiện thực và nhân đạo của Chí Phèo.
Nam Cao được coi là Nhà văn của nông dân trước hết vì có tác phẩm Chí Phèo Tác phẩm có phạm vi phản ánh hiện thực trải ra cả bề rộng không gian và bề dài thời gian. Làng Vũ Đại trong tác phẩm chính là hình ảnh thu nhỏ của xã hội nông thôn Việt Nam đương thời. Ngòi bút Nam Cao tỏ ra sắc sảo khi vạch ra mối quan hệ thực trong nội bộ bọn cường hào. Chẳng phải vì đất làng Vũ Đại có cái thế quần ngư tranh thực như lời ông thầy địa lí nói nên bọn cường hào chia năm bè bảy cánh đối nghịch nhau, mà do chúng là một đàn cá tranh mồi, mồi thì ngon đây, nhưng năm bè bảy mối. Ngoài mặt tử tế với nhau nhưng trong bụng muốn cho nhau lụn bại. Đây là hiện tượng có tính quy luật ở nông thôn, ảnh hưởng sâu sắc tới đời sống xã hội - ruồi muỗi phải chết oan uổng khi trâu bò húc nhau.
Dựng nên bức tranh xã hội ở nông thôn, trước hết Nam Cao tập trung làm nổi bật xung đột giai cấp giữa địa chủ cường hào với người nông dân bị áp bức - phản ánh hiện thực nông thôn trên bình diện mâu thuẫn giai cấp. Nó làm nên giá trị nhận thức và sức mạnh phê phán to lớn. Nam Cao đã xây dựng hình tượng điển hình về giai cấp thống trị ở nông thôn: Bá Kiến - lão cường hào cáo già với giọng quát rất sang, cái cười Tào Tháo cho thấy bản chất gian hùng, khôn róc đời. Và tư cách nhem nhuốc của cụ tiên chỉ thói ghen tuông. Bá Kiến nghiền ngẫm về nghề thông trị, rút ra phương châm: mềm nắn, rắn buông, bám thằng có tóc, ai bám thằng trọc đầu, thứ nhất sợ kẻ anh hùng, thứ nhì sợ kẻ cố cùng liều thân... Với chính sách: lấy thằng đầu bò trị thằng đầu bò, thu dụng những thằng bạt mạng, không sợ chết, không sợ đi tù.
Nam Cao không đi vào nạn sưu thuế, tô tức, tham nhũng mà ở Chí Phèo Nam Cao đi vào phương diện: người nông dân bị xã hội tàn phá về tâm hồn hủy diệt về nhân cách, bị phủ nhận tư cách làm người. Nỗi thống khổ của Chí Phèo không phải ở chỗ cuộc đời Chí Phèo chỉ là số không: Không nhà cửa, không cha mẹ, không họ hàng thân thích, không tấc đất cắm dùi... mà chính ở chỗ Chí Phèo bị xã hội rạch nát bộ mặt, cướp đi linh hồn, bị loại khỏi xã loài người, sống kiếp quỷ dữ.
Mở đầu tác phẩm là hình ảnh Chí Phèo ngật ngưỡng vừa đi vừa chủi. Nhưng đằng sau chân dung gã say rượu cái gì như là sự vật vã của một linh đau đớn, tuyệt vọng. Tiếng chửi của Chí Phèo không hẳn là bâng quơ. Tuy nhưng vẫn mơ hồ thấm thìa nỗi khổ của thân phận. Chí Phèo là điển hình một bộ phận cố nông bị đẩy vào con đường lưu manh hóa. Chí Phèo trước hết hiện tượng có tính quy luật của tình trạng áp bức bóc lột tàn bạo ở nông thôn Việt Nam lúc bấy giờ. Đó là hiện tượng những người nông dân bị đè nén thái quá đã chống trả lại để tồn tại bằng việc bán cả nhân phẩm đã trở thành lượng mù quáng dễ dàng bị bọn thống trị lợi dụng.
Vì thế, Chí Phèo từ chỗ liều chết với bố con lão, chỉ cần lời nói và mấy hào chỉ trở thành tay say mới lão. Sức mạnh tố cáo to lớn của hình tượng Chí Phèo trước hết đã làm nổi hình tượng có tính quy luật diễn ra ở nông thôn - hiện tượng lưu manh hóa. Song ý nghĩa khái quát của hình tượng Chí Phèo còn ở cấp độ cao hơn: sự hủy diệt nhân tính trong xã hội độc ác, không cho con người được làm người. Tác phẩm Chí Phèo không dừng ở đó mà với câu chuyện về mối tình Chí Thị, bằng giọng vẫn bông lơn, có lúc như chế giễu chuyện tình của hạng nửa người nửa ngợm thì đây vẫn là chuyện có nội dung nghiêm túc, chứa đựng tư tưởng nhân đạo mới mẻ.
Giữa lúc cả làng Vũ Đại không chấp nhận giao tiếp, xem Chí như quỷ dữ thì một người đàn bà thuộc dòng giống mả hủi, xấu đến ma chê quỷ hờn lại có tấm lòng vàng, thấy Chí hiền lành, Thị Nở chính là chiếc cầu nối đưa Chí ở đáy sâu của tha hóa thức tỉnh bản chất người lao động. Bằng sự chăm sóc giản dị, tình yêu thương mộc mạc mà chân thành của người đàn bà khốn khổ đã khơi dậy linh hồn Chí Phèo. Chí nghe thấy những âm thanh cuộc sống thường ngày mà bây lâu nay vùi trong những cơn say nên Chí không biết đến. Nó vang động sâu xa trong lòng Chí, trở thành tiếng gọi cuộc sống khẩn thiết, làm Chí nhớ đến ước mơ ngày nhỏ ngày xưa.
Có lẽ đây là lần đầu tiên sau bao nhiêu năm Chí tỉnh táo để tự ý thức về thân phận. Để rồi nhận ra sự tác oai, tác quái của mình bấy lâu nay. Và mong muốn : giá cứ thế này mãi thì thích nhỉ?... Hay mình sang ở với tớ một nhà cho vui? Khi Thị Nở bê bát cháo hành đến hắn ngạc nhiên bởi đây là lần thứ nhất hắn được một người đàn bà cho. Hắn nhận ra hương cháo hành - hương vị tình yêu thương chân thành, hạnh phúc giản dị mà có thật. Hắn thèm lương thiện, làm hòa với mọi người. Tình yêu của Thị Nở cũng sẽ hé ra cho hắn con đường trở lại tình yêu chân chính đã nhân đạo hóa con người. Chẳng phải tình yêu có phần thô lỗ của người đàn bà xấu xí đã gọi dậy linh hồn người trong con quỷ dữ đó sao?
Giá trị nhân đạo còn thể hiện ở tấn bi kịch tinh thần của Chí Phèo: bi kịch của con người bị từ chối không được làm người. Khi hiểu ra xã hội không công nhaanh mình, bà cô Thị Nở - định kiến xã hội đã không chấp nhân cho cháu bà đến với Chí. Chí vật vã đau đớn. Hắn càng uống càng tỉnh , hắn ôm mặt khóc rưng rức. Chí quằn quại, đau đớn vì tuyệt vọng, thấm thìa về tội ác kẻ thù. Chí Phèo trợn mắt chỉ tay vào Bá Kiến đòi quyền làm người, đòi lại bộ mặt người đã bị vằm nát. Kẻ thù bị đền tội, và sau đó Chí tự sát. Chí phải chết vì ý thức nhân phẩm đã trở về, không chấp nhận kiếp thú vật. Chí Phèo chết giữa ngưỡng cửa trở về cuộc sống. Chí chết quằn quại trong vũng máu, trong khao khát được làm người lương thiện. Ai cho tao lương thiện là lời nói đanh thép, phẫn nộ, làm người đọc sững sờ và day dứt. Đó vẫn là một câu hỏi lớn không lời đáp.
Chí Phèo của Nam Cao được đánh giá cao chính ở giá trị tố cáo. Thông qua số phận Chí Phèo, Nam Cao phản ánh sâu sắc hiện thực xã hội Việt Nam lúc bây giờ thực trạng người nông dân bị đày đọa, đề nén và âm thầm chịu đựng nỗi tuyệt vọng, liều lĩnh phản ứng cực đoan. Nam Cao cũng bày tỏ niềm cảm thông, tình thương yêu đối với người nông dân bị đẩy vào con đường lưu manh hóa, phát hiện ràn chất tốt đẹp vốn có của họ. Song cũng như các nhà văn hiện thực đồng thời, chưa tìm được cho nhân vật của mình lối thoát. Sau này, bằng con đường cách nạng. Tô Hoài, Kim Lân đã tìm cho nhân vật mình một hướng đi riêng.