Bài văn phân tích màn đối thoại giữa hồn Trương Ba và Đế Thích số 7
Lưu Quang Vũ là một nhà văn tài hoa với những tác phẩm để đời cho nhân loại. Tuy cuộc đời ông ngắn ngủi nhưng những giá trị của những tác phẩm ông để lại là vô kể, ông có đóng góp lớn cho thư viện văn học Việt Nam. Trong đó có vở kịch Hồn Trương Ba, da hàng thịt là tác phẩm tiêu biểu nhất của ông. Qua tác phẩm ta sẽ thấy được những góc nhìn mới trong cuộc sống.
Phần đầu của tác phẩm là màn đối thoại giữa Trương ba và Đế Thích. Đây chính là một cuộc tranh luận căng thẳng giữa những quan niệm sống khác nhau của hai người. Qua cuộc tranh luận ta sẽ nhìn thấy được quan điểm sống đúng đắn của Trương ba đó là “phải sống là chính mình”.
Mở đầu là màn độc thoại nội tâm của Hồn Trương Ba: “Anh đã thắng, cơ thể không phải là của em… Nhưng lẽ nào em chịu thua anh, đầu hàng anh và đánh mất chính mình?” Lời thoại thể hiện cuộc đấu tranh nội tâm, hồn Trương Ba tự giằng xé tâm hồn mình vì những suy nghĩ đối lập nhau. Đây là cuộc đấu tranh giữa tâm hồn và thể xác, giữa mặt tốt và mặt xấu trong cuộc sống, giữa cái thấp hèn của hàng thịt là cái cao cả trong tâm hồn Trương Ba. Qua đó thể hiện được nhân cách tốt đẹp của hồn Trương Ba, ông đang tìm mọi cách để được sống là chính mình, không chấp nhận sống trong thể xác của người khác để vấy bẩn tâm hồn thanh cao của bản thân.
Tiếp theo, Trương Ba đã giãi bày ước nguyện của bản thân với Đế Thích rằng: “Tôi không thể tiếp tục mang thân anh hàng thịt được nữa, không thể được!”. Ông nhấn mạnh hai lần cụm từ “tôi không thể” cho ta được quyết tâm bảo vệ tâm hồn của bản thân, quyết tâm phải được rời đi, bỏ lại thân xác của hàng thịt. Trương Ba rơi vào nghịch cảnh của cuộc sống, điều mà không ai muốn phải chịu đựng hết nhưng ông đang đau khổ gặm nhấm nỗi đau đó ngày qua ngày. Khi thấy không thể lay động được Đế Thích, Trương Ba tiếp tục nói lên nỗi lòng của mình với những quan điểm sống rõ ràng: “Bên trong không được, bên ngoài không được. Con muốn là con trọn vẹn”. Ông không thể nào sống trong một cơ thể đối lập hoàn toàn với bản thân mình, tâm hồn, tình cảm, suy nghĩ của ông không có một điểm chung với hàng thịt. Anh hàng thịt là một người dung tục, hoàn cảnh sống, khát vọng và nhu cầu tự nhiên của anh khiến cho Trương Ba không thể chấp nhận được, ông cảm thấy bản thân như bị xúc phạm, vấy bẩn và trở thành nỗi dằn vặt to lớn. Hai người thật sự không thể hòa hợp làm một, đây là điều không bao giờ có thể thành sự thật, cả hai người đều không chấp nhận được sự thật này.
Khát vọng được sống toàn vẹn luôn cháy mãnh liệt sau trong tâm hồn của Trương Ba, ông muốn được sống khi được làm chính mình, được sống bình yên, hòa thuận với chính gia đình của mình chứ không phải với gia đình của anh hàng thịt. Hai người, hai suy nghĩ, hai lối sống, hai gia đình hoàn toàn trái ngược nhau. Cuộc sống không thể có sự đối lập giữa hồn và xác như vậy, nó không được thuận theo tự nhiên, đó là trái với quy luật cuộc sống, đó cũng là bi kịch nghiệt ngã của cuộc đời Trương Ba.
Tuy Trương Ba có bày tỏ nỗi lòng của mình như thế nào đi chăng nữa, Đế Thích vẫn đáp rằng: “Trương Ba nên chấp nhận cuộc sống ấy vì“ trên trời dưới đất”.” Đây như tiếng sét đánh ngang tai của Trương Ba, không chấp nhận được lời nói mà Đế Thích vừa phát ra. Đế Thích tiếp tục khuyên nhủ Trương Ba bằng cách kể lại cuộc sống của Ngọc Hoàng: “Nhìn bề ngoài thì không thể sống theo suy nghĩ bên trong, nhưng Ngọc Hoàng cũng vậy, chính con người cũng có lúc phải nhào nặn. để xứng đáng với danh hiệu Ngọc Hoàng”. Đối với góc nhìn của Đế Thích, không phải ai cũng được sống là chính mình, bản thân mỗi người sẽ có nỗi khổ riêng mà không phải cứ than khổ là sẽ được giải quyết và Trương Ba nên chấp nhận sự thật, sự thật này không thể thay đổi được nữa rồi. Sống là phải biết chấp nhận, chấp nhận để tồn tại còn tồn tại bằng cách nào thì hoàn cảnh cuộc sống sẽ quyết định và hoàn cảnh cuộc sống là điều hiển nhiên, con người phải tuân thủ theo, chúng ta không thể thay đổi được điều hiển nhiên đó. Đây chính là quan điểm sống sai lầm của Đế Thích, đáng bị lên án vì nó đã làm khổ rất nhiều người trong cuộc sống này.
Khi thấy không thể nhẹ giọng được với Đế Thích, Trương Ba quyết định tố cáo tội ác mà Đế Thích gây ra: “Sống nhờ đồ đạc, của cải người khác là điều không nên, đằng này, thân mình cũng phải sống nhờ hàng thịt”. Theo lí luận của Trương Ba ta thấy đơn giản như việc mượn đồ đạc người khác khi chưa được cho phép là điều không nên chứ nói gì là sống kí sinh, sống nhờ trên cơ thể người khác là điều càng trái tự nhiên, đáng xấu hổ. Đối với Trương Ba, sống là phải có ý nghĩa chứ không chỉ đơn là sống cho hết đời, sống mà không quan tâm đến tâm hồn bản thân. Phần thoại này chủ yếu nói lên được suy nghĩ, sự phản biện những sai lầm của Đế Thích. Bên cạnh đó thấy được sự đấu tranh không ngừng của Trương Ba để tâm hồn được thảnh thơi, giữ gìn được tâm hồn trong sạch, cao sạch của bản thân. Tâm hồn là thứ quý giá nhất đời người, không thể dễ dàng bị vấy bẩn như vậy. Nhân cách cao thượng và sự hi sinh cao cả cả Trương Ba được nổi bật trong đoạn trích này.
Trương Ba muốn trả lại xác thịt cho anh hàng thịt, cho tâm hồn anh sống trong chính thân xác mình và đây cũng có thể là ước nguyện của anh hàng thịt. Tuy nhiên, Đế Thích vẫn không chấp nhận được yêu cầu mà Trương Ba đưa ra. Trương Ba quyết định: “Nếu không cứu giúp, ta sẽ nhảy xuống sông, găm dao vào cổ thì hồn không còn, xác hàng thịt”, qua lời thoại này khẳng định được ý chí mạnh mẽ, kiên quyết phải giành chiến thắng trước Đế Thích, khát vọng được sống là chính mình trong ông chưa bao giờ vơi đi mà ngày càng một mạnh mẽ. Trương Ba chọn cách chết chứ không chấp nhận sống trong thân xác anh hàng thịt. Ông chết đi để bảo vệ được sự trong sạch trong tâm hồn bản thân.
Tiếp theo, Lưu Quang Vũ đã tạo nên một cốt truyện đặc sắc, mới lạ bằng cách tạo ra cái chết của con trai Trương Ba. Đế Thích đưa ra cho Trương Ba một lựa chọn mới rằng: “Sống trong xác chàng trai thì được”, câu nói khiến cho người đọc thấy sai lầm của Đế Thích được lặp lại một lần nữa. Suy nghĩ phiến diện đó là cuộc sống chỉ đơn giản là tồn tại của ông mãi sống trong con người ông – một suy nghĩ quá sai lệch về quy luật đạo đức trong cuộc sống. Trương Ba ấp ứng trước yêu cầu của Đế Thích, điều đó thể hiện được khát vọng được sống của ông. Tâm hồn ông lại thêm một lần đấu tranh nội tâm dữ dội, sau một hồi suy nghĩ ông đã từ chối ý kiến của Đế Thích. Ông quyết định không nhập vào bất cứ thể xác của người nào hết, ông muốn được sống là chính mình nên đã quyết định nhập vào những đồ đạc, cảnh vật quanh gia đình mình để có thể theo dõi, quan sát những người mình thương yêu hàng ngày.
Lưu Quang Vũ đã tạo nên một vở kịch hết sức cảm động về sự sống và cái chết. Thể hiện được khát vọng sống và lời khuyên dành cho người đọc hãy luôn giữ được tâm hồn thanh cao, trong sáng của bản thân. Sống là phải biết đấu tranh với những cái xấu, không bị khuất phục một cách dễ dàng và sống một cách có ý nghĩa nhất có thể.