Bài văn phân tích nhân vật A Phủ trong tác phẩm "Vợ chồng A Phủ" số 8

Vợ chồng A Phủ được sáng tác năm 1952. Đây là truyện hay nhất in trong tập "Truyện Tây Bắc'' của nhà văn Tô Hoài (1953) và đạt giải nhất của Hội văn hóa nghệ thuật 1954 - 1955. Nhà văn muốn làm hiển hiện lại cuộc sống của người dân tộc trung thực, chí tình quý trọng tình cảm cho dù gian nan đến đâu cũng mong đợi ngày mai tươi sáng, tiêu biểu là nhân vật A Phủ. Đây là nhân vật được nhà văn xây dựng với hình tượng thật đặc biệt.


A Phủ có số phận đặc biệt vì A Phủ mồ côi cả cha lẫn mẹ, không còn người thân thích, cả làng không mấy ai vượt qua được dịch bệnh đậu mùa: anh em, bố mẹ của A Phủ chết. A Phủ đã vượt qua được sự sàng lọc nghiệt ngã của tự nhiên, A Phủ khỏe, sống sót. Có người làng đói bụng đem bắt A Phủ đổi lấy thóc của người Thái dưới cánh đồng.


Tuy nhiên, mới 10 tuổi nhưng A Phủ rất ngang bướng, không chịu ở dưới cánh đồng thấp, trốn lên núi cao và lưu lạc đến Hồng Ngài làm thuê lần nữa cho nhà này, nhà khác, vượt qua vô vàn cơ cực, thử thách và A Phủ đã trưởng thành, trở thành một chàng trai khỏe mạnh, tháo vát, thông minh: "Biết đúc lưỡi cày, đục cuốc lại cày giỏi và đi săn bò rất táo bạo. A Phủ khỏe, chạy nhanh như ngựa".


Vì vậy con gái có nhiều người con gái mê mẩn, có nhiều người đã nói: "Đứa nào được A Phủ cũng bằng được con trâu tốt trong nhà, chẳng mấy lúc mà giàu. "Tuy nhiên người ta cũng chỉ ao ước thế thôi vì A Phủ mồ côi, nghèo, không có ruộng, không có bạc, không có nhà, A Phủ không thể lấy nổi vợ vì A Phủ suốt ngày cày thuê cuốc mướn, tục lệ cưới xin phép rượu cũng to hơn phép làng.


Nhà văn khắc họa nhân vật thông qua nghệ thuật kể kết hợp với miêu tả sinh động, hấp dẫn được nhìn từ bên ngoài để tạo điểm nhấn về tính cách. Nhà văn đặc biệt chú ý đến những hành động của nhân vật để giúp người đọc cảm nhận vẻ đẹp của A Phủ.


Nhà văn đặc biệt tô đậm tính cách gan góc, mạnh mẽ, cá tính ở nhân vật A Phủ, tính cách này bộc lộc từ năm lên 10 tuổi với cuộc sống hoang dã của núi rừng và hình ảnh phải làm thuê, cuốc mướn, ở đợ đã hun đúc lên tính cách mạnh mẽ, táo bạo của A Phủ. Tính cách đó có lúc trở thành ngang tàng, sẵn sàng trừng trị kẻ xấu. Đó là lúc A Phủ cùng với trai làng đi chơi, A Phủ đã đánh A Sử. Bọn người của nhà thống lí Pá Tra quyền lực bằng trời, không ai dám đụng tới, chúng có quyền muốn làm gì thì làm.


Tuy nhiên A Phủ thì không sợ, A Phủ đánh A Sử là đánh kẻ phá đám, đánh kẻ gây sự, đó là hành động dũng cảm thể hiện sự gan dạ, dũng cảm. Nhà văn đã dùng ngôn ngữ kể sinh động, hấp dẫn tái hiện một trận đánh rất sôi động. "một người to lớn…" đánh tới tấp...". Nhà văn đã miêu tả liên tiếp những hành động mạnh, nhanh, táo bạo: chạy vụt ra, vung tay, ném, xộc tốc, nắm vòng cổ, kéo dập đầu, xé vai áo, đánh tới tấp… để nhấn mạnh sức mạnh và tính cách của A Phủ.


Cũng chính vì hành động đó, A Phủ đã phải trả giá đắt, trở thành thân phận kẻ ở trừ nợ vô cùng cực khổ. A Phủ quanh năm một thân một mình nào là phá nương, cuốc rừng, săn bò tót, bắt bò, bẫy hổ, chăn bò, chăn ngựa, quanh năm bôn ba, rong ruổi ngoài gò, ngoài rừng; đang sức thanh niên A Phủ làm phăng phăng mọi việc, đang mùa đói, do mải mê bẫy nhím, để hổ ăn mất bò, A Phủ thản nhiên vác nửa con bò bị hổ ăn thịt dở về nói với thống lí: "Tôi về lấy súng đi bắt con hổ".


Đó là tính cách đặc biệt của A Phủ: A Phủ cãi lại thống lí cũng rất điềm nhiên, không sợ cái uy của kẻ ác, cái uy của nhà giàu, con hổ hay thống lí thì cũng thế thôi. Đặc biệt, ngay cả việc A Phủ tự lấy cọc và dây mây, tự mình đóng cọc để người ta trói mình chết thế cho con vật vừa bị mất thì A Phủ cũng làm rất thản nhiên.


Đó chính là thể hiện tính cách của A Phủ là một người mạnh mẽ, gan góc, không sợ cả cái chết. A Phủ được Mị cởi trói, đồng cảm, khát vọng tự do, khát vọng sống, đã thôi thúc A Phủ quật sức vùng lên để chạy, thoát khỏi nhà thống lí Pá Tra. Sau đó A Phủ đến Phiềng Sa được A Chân giác ngộ trở thành đội viên du kích đi theo cách mạng.


Qua Vợ chồng A Phủ nhà văn viết về cuộc đời đau khổ, tủi cực, nhục nhã của người dân nghèo ở miền núi Tây Bắc. Những người dân nghèo từ Hồng Ngài đến Phiềng Sa, từ cuộc đời nô lệ, áp bức, khổ nhục, cho đến cuộc đời tự do, hạnh phúc, từ cuộc sống tăm tối đến cuộc sống của ánh sáng, niềm vui, từ thân phận trâu bò cho nhà giàu trở thành chiến sĩ du kích chiến đấu giải phóng quê hương, giải phóng cuộc đời mình.


A Phủ đại diện cho những con người không chấp nhận sự áp bức, bóc lột đã vùng dậy phản kháng quyết liệt. Đó là quá trình chuyển biến biện chứng, logic từ tự phát đến tự giác dưới ánh sáng của cách mạng.

Ảnh minh họa (Nguồn internet)
Ảnh minh họa (Nguồn internet)
Ảnh minh họa (Nguồn internet)
Ảnh minh họa (Nguồn internet)

Công Ty cổ Phần Toplist
Địa chỉ: Tầng 3-4, Tòa nhà Việt Tower, số 01 Phố Thái Hà, Phường Trung Liệt, Quận Đống Đa, Thành phố Hà Nội
Điện thoại: 0369132468 - Mã số thuế: 0108747679
Giấy phép mạng xã hội số 370/GP-BTTTT do Bộ Thông tin Truyền thông cấp ngày 09/09/2019
Chịu trách nhiệm quản lý nội dung: Nguyễn Duy Ngân
Chính sách bảo mật / Điều khoản sử dụng | Privacy Policy