Bài văn phân tích nhân vật bé Thu trong "Chiếc lược ngà" của Nguyễn Quang Sáng số 7

Có thể nói được rằng chính tình cảm thiết tha, gắn bó - tình cảm gia đình được xem như là một đề tài quan trọng của văn học Việt Nam trong thời kỳ kháng chiến, đặc biệt là kháng chiến chống Mỹ. Minh chứng cho thấy trong những thời kỳ này có rất nhiều tác phẩm nổi danh đó chính là “Chiếc lược ngà”, “Bông cẩm thạch”,… Nhưng “Chiếc lược ngà” vẫn là một tác phẩm nổi trội hơn cả, làm lên sự thành công đó chính là nhân vật bé Thu.


Tác phẩm “Chiếc lược ngà” ra đời năm 1966 rồi được đưa vào tập truyện cùng tên của nhà văn Nguyễn Quang Sáng. Câu chuyện dường như cũng đã như được xây dựng trên một tình huống hiểu lầm đã có thể đạt được một hiệu quả nghệ thuật cao. Chính sự hiểu lầm như đã tạo nhiều bất ngờ cảm động. Đó là nhân vật anh Sáu đi kháng chiến chống Pháp từ khi đứa con duy nhất của anh chưa đầy một tuổi.


Và dường như cũng từ đó hai ba con chưa hề gặp lại nhau, cho đến khi kháng chiến kết thúc thì lúc này đây anh trở về, nhưng đáng nói là cái đứa con gái tám tuổi không chịu nhận ba. Ba ngày trở về dù tìm đủ mọi cách đi chăng nữa thì con bé vẫn không gọi cha.


Cho đến ngày cuối cùng thì tình cha con mới mãnh liệt, bé Thu đã gọi ba và ôm chặt lấy cha không cho cha đi. Ông Sáu xúc động và trong những ngày chiến đấu ở chiến trường ông vẫn không nguôi nhớ về con và kỳ công làm cho con chiếc lược ngà đẹp. Và trớ trêu ông Sáu hi sinh khi vừa kịp dặn dò người đồng đội của mình đưa món quà - chiếc lược này cho bé Thu.


Người đọc quả không quên được bé Thu với tính cách bướng bỉnh, gan góc và rất có cá tính. Dường như chính trong tâm hồn trẻ thơ của bé Thu, chỉ có duy nhất hình ảnh một người ba mà bé Thu đã được biết qua bức ảnh chụp với má ngày cưới. Nó dường như cứ nhất quyết không chịu nhận ông Sáu là ba dù cả nhà – trong đó có bà nội – thừa nhận điều đó. Họ dường như cũng đã đón ông với tất cả tấm lòng chân thành, yêu thương của con người Nam Bộ.


Và điều đó như chẳng những thế, ông còn vô cùng xúc động khi gặp nó. Nhưng dường như ông đã bỏ qua tất cả, Thu vẫn hét lên sợ hãi khi ông Sáu lập cập đến với nó và lắp bắp gọi trìu mến rằng: “Thu! Ba đây con…”. Dường như ta thấy được có điều đó bởi Thu thấy ba nó trong bức ảnh không hề có vết thẹo đáng sợ kia trên má còn người cứ gọi nó là con, bắt nó gọi bằng ba bây giờ lại có vết thẹo dài trên má làm nó không nhận ba.


Không chỉ vậy, chính với việc mà đã qua nhiều chi tiết miêu tả hành động của bé Thu Nguyễn Quang Sáng dường như cũng đã như vừa thể hiện được tính cách đặc biệt của cô bé vừa tỏ ra rất am hiểu tâm lí trẻ thơ. Đặc biệt hơn đó chính là khi mẹ yêu cầu “mời ba vô ăn cơm", Thu lúc này lại gọi "trổng" “vô ăn cơm”.


Cho dù rằng là nồi cơm sôi, không tự chắt được nhưng bé Thu vẫn ương ngạnh nhất quyết không chịu gọi ba để được giúp đỡ. Tất cả những hành động của bé Thu như khước từ mọi sự quan tâm của ông Sáu, ông Sáu cũng rất buồn vì chỉ có 3 ngày ngắn ngủi muốn quan tâm con mà nó lại không nhận ba.


Có thể thấy được cô bé không nhận ba bởi cô hiểu nhầm về vết sẹo trên mặt ba. Cô dường như cũng đã nghĩ rằng “người ta” mang đến cho mình một người “ba giả"! Và chính vì thế, bé Thu lúc này dường như lại càng phản đối quyết liệt người “ba giả” ấy bao nhiêu càng thể hiện cô bé yêu ba mình bấy nhiêu.


Người đọc như thấy được cái tình yêu ấy thật sâu sắc biết nhường nào. Bởi nó dường như cũng chỉ có một, mà dường như lại không thể chia sẻ cho bất kì ai khác, ngay cả khi đó là người được tất cả mọi người thừa nhận là ba của nó, hay đó cũng chính là người yêu thương và quan tâm đến nó rất chân thành.


Và đặc biệt hơn khi biết rằng ông Sáu là ba thật của mình, và vết sẹo trên mặt ông là do thằng Mĩ gây nên điều này. Cho đến buổi sáng cuối cùng trong những ngày phép của ba "Con bé như bị bỏ rơi, lúc đứng vào góc nhà, lúc đứng tựa cửa và cứ nhìn mọi người đang vây quanh ba nó, vẻ mặt của nó có cái gì hơi khác, nó không bướng bỉnh hay nhăn mày cau có nữa, vẻ mặt nó sẩm lại buồn rầu, cái vẻ buồn trên gương mặt ngây thơ của con bé trông rất dễ thương.


Với đôi mi dài uốn cong, và như không bao giờ chớp, đôi mắt nó như to hơn, cái nhìn của nó không ngơ ngác, không lạ lùng, nó nhìn với vẻ nghĩ ngợi sâu xa”. Và quả thật bất ngờ khi không hiểu con bé “nghĩ ngợi sâu xa” điều gì, chỉ biết rằng khi ông Sáu buồn rầu quay lại nhìn nó - không dám lại gần sợ nó lại bỏ chạy như lần trước.


Lúc này ông Sáu nói: “Ba đi nghe con” thì bé Thu bất ngờ lao đến thét lên một tiếng gọi như thật vỡ òa ra: Ba., a… a…ba! Rồi ôm chặt lấy ông nức nở rằng “Con không cho ba đi”. Đến đây, quả thật rằng những người đọc chúng ta mới vỡ lẽ ra rằng Thu thèm được gọi ba như thế nào. Có thể thấy được chính "Tiếng kêu của nó như tiếng xé, xé sự im lặng và xé cả ruột gan mọi người, nghe thật xót xa.


Đó dường như cũng chính là những tiếng "ba" mà nó cố đè nén trong bao nhiêu năm nay. Và đó cũng chính là những tiếng "ba" như vỡ tung ra từ đáy lòng nó, nó vừa kêu vừa chạy xô tới, nhanh như một con sóc, nó dường như cũng đã chạy thót lên và dang hai tay ôm chặt lấy cổ ba nó."


Bé Thu quả thật là một đứa trẻ giàu tình cảm. Nhưng cũng thật dễ hiểu vì nó yêu ba nên nó không chấp nhận một ai khác lại nhận làm ba nó. Nhất là khi người ba trong tâm trí nó là bức ảnh để lại, ba nó không có vết thẹo kia. Khi đã hiểu được mọi chuyện thì cảm xúc mới vỡ oà như vậy.


Có thể nhận thấy được chính trong quá trình thể hiện diễn biến tâm lí nhân vật bé Thu có một chi tiết vô cùng quan trọng đó chính là chi tiết cái thẹo. Chính cái thẹo được đánh giá chính là một nguyên nhân gây ra những hiểu lầm trong tình cảm của cha con mà Thu dành cho ba.


Cái thẹo dường như cũng chính là vết thương mà giặc Mĩ gây ra cho ba Thu. Ta dường như có thể thấy được những sự chia cắt gia đình không chỉ riêng gia đình bé Thu mà còn hàng triệu gia đình người Việt cũng là do giặc Mỹ gây ra. Khi mà đã thấu hiểu sâu sắc điều đó, sau này, Thu đã trở thành một nữ giao liên dũng cảm, can đảm cũng như cha của mình.


Quả thực nhân vật bé Thu trong “Chiếc lược ngà” của Nguyễn Quang Sáng đã để lại trong lòng người đọc chúng ta biết bao nhiêu là những ấn tượng sâu sắc bởi một tính cách đặc biệt khó có thể nhầm lẫn. Nhân vật này dường như cũng đã góp phần tạo nên giá trị nhân văn sâu sắc cho tác phẩm. Và cũng chính vì vậy, cùng với tác phẩm, nhân vật bé Thu đã giành được một vị trí riêng trong lòng độc giả yêu truyện ngắn Việt Nam từ trước đến nay.

Ảnh minh họa (Nguồn internet)
Ảnh minh họa (Nguồn internet)
Ảnh minh họa (Nguồn internet)
Ảnh minh họa (Nguồn internet)

Công Ty cổ Phần Toplist
Địa chỉ: Tầng 3-4, Tòa nhà Việt Tower, số 01 Phố Thái Hà, Phường Trung Liệt, Quận Đống Đa, Thành phố Hà Nội
Điện thoại: 0369132468 - Mã số thuế: 0108747679
Giấy phép mạng xã hội số 370/GP-BTTTT do Bộ Thông tin Truyền thông cấp ngày 09/09/2019
Chịu trách nhiệm quản lý nội dung: Nguyễn Duy Ngân
Chính sách bảo mật / Điều khoản sử dụng | Privacy Policy