Bài văn phân tích nhân vật Ngô Tử Văn số 10
Đến với "Truyền kì mạn lục" là đến với áng “thiên cổ tùy bút” của nền văn học Việt Nam. Trong ấy có truyện viết về “Chuyện chức phán sự đền Tản Viên” là một trong những tùy bút xuất sắc nhất lúc bấy giờ. Trong chuyện, nhân vật Ngô Tử Văn hiện lên với những tính cách đẹp đẽ, đại diện cho chính nghĩa, cái chân lý của cuộc đời.
Nguyễn Dữ là một trong những tác giả tiêu biểu trong nền văn học Trung đại Việt Nam, tên tuổi của ông gắn với tập truyện “Truyền kỳ mạn lục” mà đặc biệt trong ấy là truyện “Chuyện chức phán sự đền Tản Viên” với nhân vật Ngô Tử Văn – một trí thức nước Việt. Tác phẩm được viết bằng chữ Hán theo kiểu văn xuôi truyền kỳ. Tác phẩm tiêu biểu cho thể loại văn học phản ánh hiện thực sâu sắc qua những yếu tố kỳ ảo, hoang đường. Với hệ thống nhân vật phức tạp, sâu sắc bao gồm cả thế giời loài người hay ma quỷ. Tác phẩm ca ngợi tính cách dũng cảm, kien cường dám chống lại cái ác đến cùng trừ hại cho dân của nhân vật Ngô Tử Văn. Tác phẩm được viết khi tác giả – Nguyễn Dữ đang trong khoảng thời gian cáo quan về ở ẩn, bộc lộ rõ quan điểm sông và tấm lòng của ông với cuộc đời.
Nhân vật chính được giới thiệu rõ ràng về lai lịch, gốc gác. Câu chuyện trong ấy thật tự nhiên, đơn giản, họ tên, những hình dung đầu về nhân vật chính. Nhân vật chính được giới thiệu là người có tính tình thẳng thắn, cương trực song vô cùng nóng nảy, thấy sự gian tà hay điều không phải thì không thể bỏ qua mà đi được. Chàng là người gan dạ, dám đốt cháy đền thờ mà mọi người vẫn thường hay nhấn mạnh rằng đó là đền thiêng,.. Ngô Tử Văn đã chứng minh cái tính cách thẳng thắn, dám nghĩ, dám làm của mình, chàng cương quyết, công khai và tự tin vào năng lực, hành động của mình, chàng châm lửa đốt hủy ngôi đền ấy. Hành động cương quyết ấy như xác minh, khăng định bản thân cũng như quan niệm, chính kiến của mình trước mọi tình huống.
Ngô Tử Văn còn là người có cái nhìn và sự đánh giá thấu đáo, chàng biết được sự việc hồn ma tên tướng giặc quen thói ý mạnh hiếp yếu, khi chết đi vẫn quen thói cướp nơi trú ngụ của thổ thần nước Việt, bày trò đút lót bắt người dân phải cống nạp các lễ vật. Ngô Tử Văn đã một tay thay mặt nhân dân đứng lên chống lại sự xâm lấn ấy. Hành động đốt đền của Tử Văn là chính xác, song sau đó tên tướng giặc lại hiện hình, cho rằng mình là kẻ bị hại, dùng tà phép khiến cho Ngô Tử Văn bị sốt nóng, sốt rét, đầu lảo đảo. Hồn ma tướng giặc còn quyết kiện chàng tới tận Diêm Vương.
Trước hành động quá quắt của tướng giặc, Ngô Tử Văn vẫn hiên ngang, điềm tĩnh không hề có chút lo sợ thậm chí còn không mảy may trước lời tướng giặc. Thái độ ấy của Ngô Tử Văn khiến người đọc càng nể phục, thái độ ấy thể hiện tính cương trực, cứng cỏi đặc biệt là niềm tin chiến thắng cái ác, cái xấu trong cuộc sống.
Tính cách kiên định của chàng còn thể hiện rõ khi chàng bị lôi xuống địa phủ, bị lôi vào xử kiện nhưng không hề nhụt chí, không hề run sợ trước tướng giặc. Tử Văn bảo vệ cái đúng, bảo vệ chân lý đến cùng. Chàng yêu cầu phán xét công khia, minh bạch, công bằng, chàng đứng lên ung dung vạch tội tướng giặc vừa làm sai mà lại cho rằng mình là người bị oan. Khi đứng trước Diêm Vương, Tử Văn đã đưa ra những lý lẽ xác đáng, những chứng cứ rõ ràng, chàng bảo vệ lẽ phải mà bất chấp tính mạng của mình. Trước những lời của tướng giặc, Tử Văn không bị run sợ mà ngẩng cao đầu chỉ ra từng tội trạng của tướng giặc. Tử Văn đã cương quyết đấu tranh bảo vệ lẽ phải, chiến đấu đến cùng và dành được phần thắng trước hồn ma gian tà của tên tướng giặc, bảo toàn sự sống. Tử Văn là đại diện là tấm gương cao cho mọi người, chàng được tiến cử vào chức phán sự đền Tản Viên, chịu trách nhiệm giữ gìn và bảo vệ công lý.
Chiến thắng của Ngô Tử Văn trước tướng giặc là chiến thắng của cái thiện trước cái ác, đó là hiện thân cho chân lý cho công lý trong cuộc đời, chính nghĩa luôn là đúng đắn. Chiến thắng của Ngô Tử Văn đã có ý nghĩa vô cùng to lớn, chiến thắng đã trừng trị thích đáng hồn ma tướng giặc gian xảo, làm sáng lên được tinh thần và ý chí của con người, không bị khuất phục trước cái ác, không bị hòa tan mà biến mất những phẩm chất cao đẹp của con người.
Nguyễn Dữ đã rất thành công khi xây dựng nên nhân vật Ngô Tử Văn – là đại diện tiêu biểu cho chính nghĩa chống lại tà ác, gian xảo. Truyện “Chuyện chức phán sự đền Tản Viên” đã tiêu biểu cho chuỗi truyện của Nguyễn Dữ, khẳng định niềm tin vào chính nghĩa luôn thắng gian tà. Truyện gây cho chúng ta bằng hàng loạt những hình ảnh và chi tiết kỳ ảo, giàu kịch tính, bằng cách kết cấu truyện, xây dựng hình tượng các nhân vật, Nguyễn Dữ đã cho người đọc một câu chuyện gần gũi, hấp dẫn người đọc.