Bài văn phân tích nhân vật ông Hai số 4

Khắc họa hình ảnh những người nông dân trong cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp, nhà văn Kim Lân đã thể hiện thật rõ nét hình tượng đó qua nhân vật ông Hai qua tác phẩm Làng. Truyện ngắn để lại ấn tượng sâu sắc cho người đọc về một nông dân chất phát, yêu mến và gắn bó với quê hương bằng một tình yêu tha thiết.


Tác phẩm ra đời từ năm 1948, bối cảnh là cuộc tản cư kháng chiến chống thực dân Pháp. Ông Hai trong tác phẩm là một người nông dân người làng chợ Dầu, cùng gia đình đi tản cư để phục vụ kháng chiến như thế. Mặc dù phải rời xa quê hương nhưng ông luôn trăn trở, nhớ nhung về cái làng của mình với bao sự lưu luyến.


Tình yêu của ông đối với cái làng Chợ Dầu được thể hiện bằng việc ông hay say mê kể về cái Làng của mình. Trước cuộc kháng chiến ông khoe về cái dinh phần của viên quản đốc làng ông: "Chết! Chết!, tôi chưa thấy cái dinh cơ nào mà lại được như cái dinh cơ của cụ thượng làng tôi". Mặc dù, ông chẳng có họ hàng thân thích gì với nhà viên quản đốc nhưng ông vẫn gọi là "cụ" một cách rất hả hê. Nhưng khi kháng chiến chống Pháp bùng nổ, làng ông được giải phóng, người ta không thấy ông nhắc tới cái lăng đó nữa. Bởi trong ông đã sự thay đổi về nhận thức, ông nhận thức được "cái lăng" đó làm cho cả làng ông khổ, chẳng thế mà "Xây cái lăng ấy cả làng phục dịch, cả làng gánh gạch, đập đá, làm phu hồ cho nó...", cũng vì nó mà chân ông bị tật. Từ niềm tự hào, niềm hãnh diện, bây giờ ông thù nó, bởi nó là kẻ thù của cả làng, nó làm cho biết bao người phải bỏ mạng...... Bây giờ, ông khoe làng ông được giải phóng, ông được tham gia vào kháng chiến "từ thơi còn trong bóng tối", những nhà ngói san sát, đường lát toàn đá xanh...........


Ở nơi tản cư, điều khiến ông sung sướng nhất là được khoe về cái làng của mình, dường như đối với ông trong cuộc sống chẳng còn điều gì thú vị nữa, ông chằng bận tâm tới bất kỳ điều gì khác ngoài những tin tức về cái làng của mình "ở nơi tản cư, ông nhớ cái làng của ông, nhớ những ngày được làm việc cùng với anh em, sao mà độ ấy vui thế. Ông thấy mình như trẻ ra..". Trong lòng ông lão lại náo nức cả lên. Lúc này, niềm vui nhất của ông là được nghe những tin tức về cái Làng của mình. Hình ảnh ông Hai hiện lên thật đáng yêu, ông ghét những người biết chữ, ra vẻ ta đây, đọc báo mà chỉ đọc có một mình, không đọc to lên cho tất cả mọi người cùng nghe.


Tác giả tạo ra tình huống tản cư, hình ảnh ông Hai hiện lên mang đầy đủ với những phẩm chất quý báu của những người nông dân Việt Nam hiền lành, chịu thương chịu khó. Đối với ông, đi tản cứ âu cũng là kháng chiến, ở nơi tản cư ông làm tất cả mọi việc, từ cuộc đất trồng rau, chăm sóc bọn trẻ con....... Hình ảnh ông vừa là hình ảnh đậm chất nông dân với "Ruộng rẫy là chiến trường, cuốc cày là vũ khí, nhà nông là chiến sỹ". Nỗi nhớ về quê hương của ông cứ chống chất, ông nhớ, ông đem làng ra kể cho cái nhớ ấy vơi bớt... ông nghe ngóng nó qua báo đài, qua những người tản cư.


Ông Hai đau đớn nghe tin làng mình theo giặc. Cái tin "làng Chợ Dầu theo giặc" mà ông nghe được của một người đàn bà tản cư làm ông lão cảm thấy choáng vàng, như tiếng sét giữa trời quang. "Cổ ông lão nghẹn đắng lại, giọng ông lạc hẳn đi, da mặt tê rân rân. Một lúc lâu ông mới rặn è è, nuốt một cái gì vướng ở cổ...". Ông cúi gằm mặt xuống mà đi, Ông nghĩ đến sự khinh ghét của bà chủ nà, của bà con lối xóm "rồi đây ai người ta chứa, ai người ta buôn bán mấy". Tâm trạng ông lão như vừa mất đi thứ gì thiêng liêng lắm. Ông luôn tự hào về quê hương mình, luôn khoe làng mình như một ví dụ điển hình cho đấu tranh giải phóng, chống giặc.


Vậy mà giờ đây, ông lại phải nghe tin làng mình theo giặc, không giấu nổi sự nhục nhã ông vờ đứng rồi lảng ra chỗ khác, cúi gằm mặt xuống mà đi. Về tới nhà, ông nằm vật ra giường, dường sự bao niềm tin, bao tự hào của ông đều sụp đổ, nước mắt ông giàn ra. Nhà văn Kim Lân diễn ta tâm trạng của ông Hai thật xúc động. "Nhìn lũ con, tủi thân, nước mắt ông lão cứ tràn ra. Chúng nó cũng là trẻ con làng Việt gian đấy ư? Chúng nó cũng bị người ta rẻ rúng, hắt hủi đấy ư? Khốn nạn, bằng ấy tuổi đầu?. ...". Đau đơn, tủi hổ, nếu như ông không yêu làng đến thế, không tự hào như thế, thì giờ đây khi nghe tin dữ ông đã không cảm thấy ê chề như vậy. Khổ thân ông lão vốn xởi lởi, vui tính, ban đầu ông nghi ngại, ông tự hỏi lòng mình, trong đầu ông điểm lại những nhân vật trong làng "Mà thằng chánh Bệu đích thực là người làng rồi.


Dường như, ông không thể chấp nhận nổi cái tin đó, ông đâu tranh nội tâm một cách giữ dội nhưng rồi cuối cùng phải chấp nhận nó với những minh chứng rõ ràng. Sự đáu đớn đến tột cùng, có lẽ nếu như phải nghe tin làng bị cháy rụi hạy bị giặc đốt phá có lẽ ông lão không cảm thấy xót xa như bây giờ. Có lẽ, đối với ông đây là điều tủi hổ nhất "Chao ôi! Cực nhục chưa, cả làng Việt gian". Những lời đó như được xuất phát từ trái tim ông, cả đời ông có lẽ chưa bao giờ phải chịu cảnh tủi nhục như thế, nó được cất lên từ một niềm tin hoàn toàn bị sụt đổ, từ một tình yêu tha thiết. Ông không những chỉ đau cho mình, cho gia đình mình, mà còn đau cho tất cả những người cùng quê hương cũng đang lưu lạc trên khắp mọi miền đất nước "lại còn biết bao người làng, đang tan tác mỗi người một phương nữa, không biết họ đã biết cái cơ sự ngày chưa...'.


Đến khi, cái tin làng Chợ Dầu theo giặc được cải chính, tất cả những nỗi đau, tủi nhục được thay thế bằng niềm sung sướng, hân hoan "Tất cả đều là sai sự mục đích cả... tất cả đều là sai sự mục đích cả". Ông Hai báo cái tin làng bị giặc phá với niềm sung sướng tốt độ, mặc dù nhà ông bị gặc đốt nhưng dường như ông chẳng có chút đau buồn nào "Tây nó đốt nhà tôi rồi ông chủ ạ, đốt nhẵn....". Ông hạnh phcus bởi, cái sự mất mát của ông, của quê hương ông cũng chính là minh chứng rõ ràng nhất cho lòng trung thành dành cho cách mạng.


Nhà văn Kim Lân đã khắc họa thật rõ nét nhân vật ông Hai, hình ảnh ông cũng là đại diện cho tầng lớp nhân dân Việt Nam trong cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp.

Ảnh minh họa (Nguồn internet)
Ảnh minh họa (Nguồn internet)
Ảnh minh họa (Nguồn internet)
Ảnh minh họa (Nguồn internet)

Công Ty cổ Phần Toplist
Địa chỉ: Tầng 3-4, Tòa nhà Việt Tower, số 01 Phố Thái Hà, Phường Trung Liệt, Quận Đống Đa, Thành phố Hà Nội
Điện thoại: 0369132468 - Mã số thuế: 0108747679
Giấy phép mạng xã hội số 370/GP-BTTTT do Bộ Thông tin Truyền thông cấp ngày 09/09/2019
Chịu trách nhiệm quản lý nội dung: Nguyễn Duy Ngân
Chính sách bảo mật / Điều khoản sử dụng | Privacy Policy