Bài văn phân tích nhân vật Xô-cô-lốp trong "Số phận con người" số 10
Mỗi quốc gia lại có những nhà văn nổi tiếng cùng với những tác phẩm để đời không chỉ trong nước mà còn cho cả thế giới, với nền văn học Nga, không thể không nhắc đến Sô-lô-khốp, một trong những nhà văn nổi tiếng của Nga trong những năm của thế kỷ XX. Tác phẩm của ông xoay quanh những câu chuyện lịch sử và cuộc sống của con người trong những thời kỳ chiến tranh ở Nga, trong số đó có tác phẩm nổi tiếng là “số phận con người” có nhân vật Xô-Lô-Cốp để thể hiện rõ sự tàn khốc mà chiến tranh gây ra cho người dân và đất nước Nga.
Truyện ngắn Số phận con người của Sô-lô-khốp là cột mốc quan trọng mở ra chân trời mới cho văn học Xô Viết, cũng như nó cũng tác động không nhỏ đến nền văn học của thế giới. Truyện có một dung lượng tư tưởng lớn khiến cho có người liệt nó vào loại tiểu thuyết anh hùng ca, một bản anh hùng ca sáng chói cho người dân nơi đây. Sô-lô-khốp là nhà văn xuất thân từ nông dân lao động, nên Sô-lô-khốp am hiểu và đồng cảm sâu sắc với những con người trên mảnh đất quê hương, và phải chịu những gì mà đất nước đang gây ra cho họ, sự mất mát to lớn.
Nội dung tác phẩm lại càng làm cho người đọc thêm phần nào hiểu cho cuộc sống người dân nơi đây, bản thân Xô cô lôp đã hai lần bị thương, hai năm bị đày đọa trong trại tập trung của phát xít Đức đã vậy mà gia đình, nhà cửa nơi mà những người thân anh đang sinh sống lại bị chiến tranh tàn phá rất nặng nề. Vợ và hai con gái anh đã bị bom phát xít giết hại năm 1942, nỗi đau mất vợ và một đứa con như khiến anh chết lặng ấy vậy mà còn đúng đứa con trai duy nhất của anh trong ngày chiến thắng lại bị bắn chết, niềm động lực cuối cùng của anh như đang bị đông cứng không còn có thể quay trở lại. Nhà cửa cũng bị phá nát tan tành. Chiến tranh đã cướp đi tất cả vợ con, gia đình và niềm hi vọng cuối cùng của anh. Ngày chôn trên đất người, đất Đức, niềm vui sướng và niềm hi vọng cuối cùng của anh, trong tác phẩm có câu “trong tôi như có gì đó vỡ tung ra”, “như người mất hồn”, thể hiện một cảm xúc vô hồn, không biết nói gì những số phận thật trớ trêu. Và lúc này anh thực sự rơi vào nỗi đau cùng cực, không biết làm cách nào để giảm bớt nỗi đau và anh đã tìm đến rượu coi như một người bạn giải sầu dù biết nó là món nguy hại.
Những điều đó trở thành kí ức khó phai, ám ảnh trong đầu một cách kinh hoàng về gia đình, về vợ con như một vết thương không cầm máu được, khiến con tim anh như bị ai đó đâm một nhát dao thật mạnh. Anh phải chịu nhiều bất hạnh sau chiến tranh là thế, nhưng trong con người anh vẫn là tính cách Nga kiên cường ấy, tính cách của một chiến sĩ Nga đang đấu tranh để lấy lại hòa bình, không còn những gia đình đầy bất hạnh như gia đình anh.
Rồi một ngày khi nhìn thấy bé Vania, Xô cô côp không cầm được nước mắt, anh đã quyết định nhận bé Va-ni-a làm con. Anh đã làm những việc yêu thương và chăm sóc bé Va-ni-a như đứa con trai bé bỏng của mình. Từ cắt tóc, tắm rửa, may quần áo… những điều mà anh chưa kịp làm cho các con anh, tất cả những đều rất vụng về nhưng chứa đầy tình yêu thương.
Nhưng nuôi Vania thêm đối với anh cũng gặp nhiều khó khăn, trong việc chăm sóc, ăn uống cũng không thể như anh được. “Chỉ một mình tôi thì cần gì đâu? Một mẩu bánh mì, một củ hành với tí muối, thế là đủ no cho một ngày của đời lính. Nhưng thêm nó thì khác: khi thì phải mua sữa cho nó, khi thì phải luộc quả trứng, không có thức ăn nóng cho nó là không xong”. Rồi anh lại đâm phải con bò, bị tịch thu bằng lái. Khi khăn càng khó khăn thêm. Nhưng dù vậy, họ vẫn là chỗ dựa tinh thần cho nhau. Khi Vania hỏi về chiếc áo bành tô da, anh đã nói dối để cốt yên lòng chú bé. Xô-cô-cốp lần đầu được ngủ một giấc yên lành sau bao nhiêu năm vẫn còn bị ám ảnh bởi những điều trong quá khứ, không ngừng vươn lên trong ý thức những nỗi đau, vết thương lòng không thể hàn gắn. Sức mạnh của tình yêu thương thật tuyệt diệu và cũng thật tuyệt vời, nó sưởi ấm trái tim cô đơn, lạnh lẽo, nỗi khổ tâm, dằn vặt của anh về những kí ức, vết thương tâm hồn vẫn còn đau đớn, đem lại niềm vui sống cho con người cuộc sống trở nên tươi đẹp hơn.
Qua nội dung mới thấy được con người của nhân vật Xô-cô-lốp, những giá trị của một cuộc sống hòa bình, một con người mất đi những người mà mình yêu thương nhất, nhưng rồi lại tìm thấy một tình yêu mới làm cho tâm trạng, tinh thần con người cũng trở nên nhẹ nhàng, thư giãn và thêm yêu thương. Tâm hồn ngây thơ của câu bé Va-ni-a và lòng nhân hậu của An-đrây đã được biểu hiện một cách tương hợp hết sức cảm động: khi hiểu rõ tình trạng của Va-ni-a hiện tại, tình phụ tử thiêng liêng và tinh thần trách nhiệm đã thức tỉnh trong Xô-cô-lốp. Thể hiện một sức mạnh của tình yêu thương, tình cha con sưởi ấm trái tim cô đơn, đem lại niềm vui sống. Với lòng nhân hậu sâu sắc, Xô-cô-lốp tìm mọi cách bù đắp tình cảm cho Va-ni-a, chăm sóc nó, cứ như đang bù đắp cho những tình cảm mà mình đang bị thiếu thốn bao nhiêu năm nay. Nhân vật an-đray qua ngòi bút của tác giả làm tăng thêm điểm nhấn cho con người nước Nga, Phong cách nghệ thuật của Sô-lô-khốp có nét nổi bật là viết đúng sự thật. Ông không né tránh những sự thật dù khắc nghiệt trong khi phản ánh những bức tranh thời đại rộng lớn, những cảnh đời, những chân dung số phận đau thương, để cho người đọc có thể thấu hiểu được sự đau thương của chiến tranh gây ra. Trong sáng tác của ông, chất bi và chất hùng, chất sử thi và chất tâm lí luôn được kết hợp nhuần nhuyễn.
Qua câu chuyện kết hợp với tâm tư của tác giả đã khiến cho những ai đọc qua cũng cảm thấy sự bi thương. Đặc điểm nổi bật trong chủ nghĩa nhân đạo của Sô-lô-khốp là việc quan tâm, trăn trở về số phận của đất nước, của dân tộc, nhân dân cũng như về số phận cá nhân con người. một nhân vật Sô-cô-lốp đầy nghị lực và cũng thật trữ tình, đại diện cho con người nước Nga, làm nổi bật được nội dung mà tác giả muốn truyền đạt.