Bài văn phân tích "Những trò lố hay là Va-ren và Phan Bội Châu" số 3

Chảy trong dòng sông văn học Việt Nam giai đoạn từ đầu thế kỉ XX đến Cách mạng tháng Tám 1945, truyện ngắn Những trò lố hay là Va-ren và Phan Bội Châu của Nguyễn Ái Quốc mang một màu sắc và âm điệu độc đáo: được viết bằng chữ Pháp, xuất hiện trên đất Pháp, có tính chiến đấu cao và bút pháp điêu luyện, thể hiện đại. Trong khi nhiều tác giả trong nước bóng bẩy phê phán bọn phong kiến ươn hèn, để nhân dân đói khổ (như Phạm Duy Tôn, Nguyễn Bá Học), hoặc gởi gắm tâm sự yêu nước, lo đời kín đáo, mơ hồn (như Tản Đà, Trần Tuấn Khải) thì Nguyễn Ái Quốc thẳng thắn vạch mặt lo thực dân xâm lược xảo trá, dã man, bộc lộ một tấm lòng yêu nước, căm thù giặc mạnh mẽ, cháy bỏng. Trái tim người cầm bút yêu, ghét rõ ràng.


Vì thế, tuy xuất bản ở nước ngoài, dùng tiếng nước ngoài, song truyện ngắn Những trò lố hay là Va-ren và Phan Bội Châu này, cùng nhiều tác phẩm khác mà Bác Hồ viết với bút danh Nguyễn Ái Quốc, vẫn có giá trị như một áng văn Việt Nam đích thực, góp phần làm sôi động thêm dòng chảy của văn chương dân tộc. Đọc truyện, chúng ta cảm thật rõ ràng hai hình tượng nhân vật đối lập nhau: Đó là những nhân chứng lịch sử và những nhân cách con người...


Trước hết là hình tượng nhân vật Va-ren - một chính khách thực dân xảo quyệt, một kẻ phản bội nhục nhã. Ngay từ những dòng đầu của truyện, Va-ren đã được giới thiệu như một kẻ có lời nói và hành động mập mờ nửa chính thức hứa... giả thử biết giữ lời hứa... liệu quan Toàn quyền sẽ chăm sóc vụ ấy vào lúc nào và ra làm sao? Đó là những từ ngữ mỉa mai, châm biếm nhẹ mà sắc! Và cũng từ đó tác giả định hướng cho nhận vật hiện lên trong thời gian (vào lúc nào) và mang những phấm chất, tính cách cụ thể (ra làm sao).


Về thời gian khi còn ở Pháp, toàn quyền Va-ren chỉ muốn chăm sóc cụ Phan Bội Châu khi nào yên vị thật xong xuôi ở bên ấy đã. Nghĩa là hắn lo cho địa vị thật vững vàng trước đã. Hắn muốn tỏ rõ uy quyền thực dân với công chúng ở Đông Dương trước đã. Còn Phan Bội Châu ra sao, hãy đợi đấy! Do đó, sau khi rời nước Pháp với lời hứa nửa chính thức sẽ chăm sóc cụ Phan Bội Châu, toàn quyền Va-ren đã làm một chuyến đi dềnh dàng, vừa đi vừa nhấm nháp, hưởng thụ những của ngon vật lạ, những lời nói, cử chỉ nịnh hót, tâng bốc của lũ tay sai cấp dưới. Tác giả sử dụng ngòi bút kể chuyện, xen kẽ miêu tả, đối chứng bằng điệp ngừ và những câu văn kéo dài chia chuyến đi của Va-ren làm bốn chặng. Chặng thứ nhất: trên tàu 4 tuần lễ.


Trong bốn tuần lễ đó Phan Bội Châu vẫn bị giam trong tù. Chặng thứ hai: Va-ren đến Sài Gòn, thực hiện “một cuộc tuần du linh đình”... Trong khi đó thì Phan Bội Châu vẫn nằm tù. Tới Huế - chặng thứ ba: Va-ren dự yến tiệc, rồi được gắn phần chương thật rôm rả, tưng bừng. Trong khi đó thì Phan Bội Châu vẫn nằm tù... và đến Hà Nội - tới đích... những trò lố chính thức, ... đã diễn ra. Như vậy, Va-ren đúng là kẻ chỉ hứa suông - hắn chẳng quan tâm chút nào tới Phan Bội Châu, cũng là viên quan mẫn cán trong công việc. Bản chất Va-ren là một kẻ hám chức quyền, thích hưởng thụ ăn chơi. Chúng ta hãy lắng nghe nhà văn vạch trần cái bản chất xấu xa, bỉ ổi đó của Va-ren qua hai chặng dừng chân công cán ở Sài Gòn và ở Huế.


Tới Sài Gòn, Va-ren bị quấn quýt lấy, tôi kéo đi, giằng co, ru vỗ ấp ủ trong mớ bòng bong - những cuộc tiếp rước, những lời chúc với tụng. Tiếp đấy là một cuộc tuần du - đi dạo phố phường - để tiếp tục được đón rước, chúc tụng, được hưởng niềm kiêu hãnh trước vẻ sầm uất — tác giả gọi là cái huyền điệu - của mảnh đất mà nước Pháp đã khai hóa. Rồi dừng chân tại Huế. Va-ren lại tiếp tục nhận được sự nghênh tiếp chào mời khúm núm của vua quan nhà Nguyễn. Kể về những cuộc đón tiếp này, tác giả sử dụng ngòi bút thật hóm hỉnh. Câu chữ cứ nhấp nháy, nhảy múa, sấp ngửa, nửa nghiêm trang nửa đùa cợt, vừa nghĩa đen vừa nghĩa bóng. Bộ mặt thật của Va-ren dần dần lộ rõ. Dưới con mắt của nhân dân Sài Gòn, viên toàn quyền - người lo lắng, nực cười. Ngài có cái mũ hai sừng trên chóp sọ... Cái áo dài đẹp chưa? Đôi bắp chân ngài bọc ủng... Rậm râu, sâu mắt...


Từng nét, từng nét qua lời nhận xét của một em bé, rồi lời khen của chị con gái, lời trầm trồ cúa bác cu-li xe và nhất là lời phê phán, đánh giá của một nhà nho, chân dung toàn quyền Va-ren là một mớ hổ lớn, pha tạp; đầu giống con vật (có hai sừng), áo quần diêm dúa như mụ đàn bà đỏm dáng (chiếc áo dài đẹp chưa) vừa giống anh lính tổng cứng quèo (đôi bắp chân bọc ủng). Và nét nổi bật: Va-ren chỉ là kẻ bất lương hung bạo (rậm rau, sâu mắt). Trong cuộc gặp gỡ triều đình An Nam tại Huế, bộ mặt tinh thần của Va-ren hiện lên, cũng thật rõ nét: Đức kim thượng thính ông Va-ren thăm hoàng cung, và ông Va¬ren sẽ vào... thỉnh ông dự yến, và ông... sẽ ăn. Ngài cài lên ngực ông... Nam Long bội tinh và thế là ông Va-ren được gắn mề đay. Chúng ta ngỡ vị toàn quyền ấy dễ tính, mời đi đâu, sẵn sàng đi đấy, mời ăn gì sẵn sàng ăn nấy, tặng gì sẵn sàng nhận luôn. Không, sự “dễ tính” ấy bộc lộ một thói tham lam, háu ăn, hám danh vọng rất đáng ghét. Câu văn đầy tính kịch vì nó miêu tả một cuột gặp gỡ hài hước mà kẻ thăm, người rước đều chỉ là nhừng kẻ lố bịch, những anh hề của một sân khấu hài kịch. Ý nghĩa châm biếm, đả kích của văn Nguyễn Ái Quốc sâu sắc, mạnh mẽ xiết bao!


Tới Hà Nội - cái đích quan trọng nhất của chuyến đi - những trò lố chính thức của Va-ren mới thực sự diễn ra, bộ mặt hề mồi phản trắc, xảo huyệt của tên chính khách thực dân mới thực sự phơi bày Bằng đôi cánh của trí tưởng tượng, người đọc được nhà văn dẫn vào tận cổng nhà lao chính, tận xà lim nới người đồng bào tôn kính của chúng ta đang rên xiết. Ôi thật là một tấn kịch, tác giả đã kêu lên như vậy. Nếu những cảnh trên là... hài kịch thì tới đây tấn kịch diễn ra vừa hài, vừa bi. Màn chưa mở. Tác giả dành một đoạn văn trữ tình ngoại đề để tóm tắt cái tiểu sử bất hảo của Va-ren, đồng thời ca ngợi phẩm chất anh hùng của Phan Bội Châu, về Va-ren, chúng ta đọc thây rặt những dòng chữ đen ngòm, nhơ nhớp con người đã phản bội, tên chính khách đã bị đồng bọn đuổi... kẻ đã ruồng bỏ quá khứ, ruồng bỏ lòng tin, trò lố diễn ra suốt buổi Va-ren gặp Phan Bội Châu.


Trong cuộc chạm trán này, Va-ren tỏ ra là người chủ động, một nhân vật cao sang, hào hiệp. Tôi đem tự do đến cho ông đây. Hắn tuyên bố, rồi nâng cái gông to kếch ở cổ người tù... Chỉ thế thôi, Va-ren treo cái bánh vẽ tự do trước đối thủ, rồi... tấn công, ào ạt, liên hồi... bằng những lời nói dài vòng vo chân thành, thống thiết, lúc châm chọc mỉa mai, lên bổng xuống trầm... Đúng là giọng lưỡi của một anh hề. Va-ren nói những gì? Trước hết, Va-ren mặc cả với Phan Bội Châu về hai chữ Tự do. Một đằng hắn hứa đem trả tự do cho Phan Bội Châu hãy từ bỏ những mưu đồ... chớ tìm cách xúi giục đồng bào... hãy cộng tác với người Pháp. Như vậy, Va-ren đâu có “quý trọng” Phan như hắn nói! Thực chất, hắn đã dụ dỗ người chiến sĩ kiên cường, bất khuất... đầu hàng, phản lại lí tưởng chiến đấu suốt đời mình...


Lời Va-ren nói nghe ngọt xớt. Đó là vị ngọt chứa thuốc độc của kẻ phản bội. Tiếp sau, Va-ren nêu những tên tuổi, những chính khách nổi tiếng... về sự phản bội. Từ Nguyễn Bá Trạc - người Việt Nam - đến những “Guy”, những “A - lếch”, những “An - be”, “Pôn”... người Pháp. Cuối cùng hắn khoe với sự thành đạt, sự thăng tiến của bản thân: Trước tôi là đảng viên Xã hội, giờ đây tôi là toàn quyền... trơ trẽn thay, lố bịch thay là kẻ cầm quyền thực dân Pháp tôn thờ sự phản bội, lấy sự phản bội làm chuẩn mực để ngợi ca những nhân cách xấu xa. Do đó tất cả những lời nói của Va-ren lọt vào tai Phan Bội Châu như “nước đổ lá khoai” nghĩa là nó tuột đi, nó vô nghĩa. Tất cả những thái độ “nhiệt tình, chân thành” của kẻ phản bội đã khiến Phan Bội Châu dửng dưng, hoặc chỉ nhếch đôi ngọn râu mép lên một chút. Hoặc nhổ vào mặt Va-ren.

Càng về cuối truyện, nhân vật Va-ren càng hiện rõ bản chất xấu xa. Những trò lố của hắn đã tự lột trần cái bộ mặt tên chính khách xảo quyệt, kẻ phản bội nhục nhã. Miêu tả chân dung Va-ren, Nguyễn Ái Quốc dùng ngòi bút lạnh lùng, hóm hỉnh, thông- minh, sắc sảo. Đó là ngòi bút điêu luyện, hiện đại, kết hợp chất châu Âu sôi nổi và âm điệu Á Đông thâm trầm. Càng về cuối càng thâm trầm.

Miêu tả thái độ và cử chỉ Phan Bội Châu trước những lời lố bịch của Va-ren, tác giả đã đập thẳng vào mắt kẻ thù - kẻ thù của cụ Phan, kẻ thù của cả dân tộc - những đòn trí mạng. Đó là lưỡi gươm sắc bén mà người thanh niên yêu nước đã vung lên trong buổi đầu chiến đấu chống ngoại xâm vì độc lập tự do dân tộc.

Với kẻ thù - tiêu biểu là toàn quyền Va-ren, ngòi bút Nguyễn Ái Quốc mang tính chiến đấu mạnh mẽ bao nhiêu thì, với người anh hùng dân tộc - ở đây là Phan Bội Cháu - ngòi bút ấy mềm mại, nâng niu, trân trọng bấy nhiêu. Tuy không phải nhân vật chính trong tác phẩm, song hình tượng Phan Bội Châu vẫn được miêu tả rõ nét, luôn song song với nhân vật Va¬ren, như một đối chứng của hai màu sắc chọi nhau của một bức vẽ. Điệp ngữ... Trong bốn tuần lễ đó Phan Bội Châu vẫn nằm tù... Trong khi đó thì Phan Bội Châu vẫn nằm tù... nhấn đi nhấn lại cái hoàn cảnh khổ cực của cụ Phan, cũng đồng thời bày tỏ một tình cảm xót thương thấm thía. Thương xót và trân trọng, ngợi ca. Âm điệu trữ tình ấy thấm đẫm trong từng câu từng chữ. Viết về nhân vật Phan Bội Châu, tác giả đã giành những từ ngữ đẹp nhất: khi gọi cụ là người đồng bào tôn kính của chúng ta, con người đã hy sinh cả gia đình và của cải... lúc nâng lên tầm cao của bậc anh hùng, vị thiên sứ, đấng xả thân. Đó là cách định danh của thần thánh. Trong suốt buổi gặp, để mặc cho Va-ren diễn thuyết, bằng bao nhiêu lời hoa mĩ, bao giọng lưỡi ngọt ngào, bao thái độ thiện chí, cụ Phan chỉ im lặng, dửng dưng. Tai cụ không nghe, nét mặt cụ bình thản, cụ ngồi... im như một pho tượng...


Làm sao Va-ren sửng sốt cả người. Đấy chính là nhân cách hiên ngang, bất khuất của người chiến sĩ. Cũng là cuộc chiến đấu chống lại kẻ thù, phủ nhận, bác bỏ mọi mưu ma chước quỷ xảo trá của bọn ngoại xâm. Và khi ngọn râu mép cửa nhếch lên một chút - theo lời anh lính dõng kế - nhất là lúc cụ nhổ vào mặt Va-ren như lời một nhân chứng thứ hai quả quyết - thì cuộc chiến trở nên quyết liệt. Người anh hùng ấy đã chiến thắng. Bởi vì, đối với cụ, tất cả lời lẽ và thái độ cúa Va-ren chỉ là một trò... lố bịch, một trò hề! Có thể nói, trong truyện ngắn này, hình tượng được khắc họa bằng một ngòi bút chấm phá kiểu Á Đông. Chỉ vài nét thông thoáng vừa tả, vừa gợi. Nhân vật đã nổi lên, rõ rệt một chân dung, một thần thái có đủ phẩm chất, tính cách. Phan Bội Châu, đó là người chiến sĩ hiên ngang, bất khuất trước mọi mưu đồ nham hiểm, thâm độc của kẻ thù. Phan Bội Châu, đó là bậc anh hùng, vị thiên sứ, đấng xả thân vô cùng đáng kính của tác giả Nguyễn Ái Quốc xưa kia và của chúng ta - những bạn đọc ngày nay.


Truyện ngắn Những trò lố hay là Va-ren và Phan Bội Châu này nguyên văn tiếng Pháp được sáng tác cách đây trên nửa thế kỉ. Những nhân vật, những sự việc đã đi vào quá khứ. Lúc đầu đọc qua bản dịch, chúng ta có phần bỡ ngỡ. Song vừa đọc, vừa nghiền ngẫm, vừa suy nghĩ, chúng ta vẫn thấu nổi bật lên hai hình tượng nhân vật đối chọi nhau như bóng tối và ánh sáng, một kẻ tiểu nhân phản bội và một người anh hùng trung thành với lí tưởng, hiên ngang, bất khuất. Đó là những nhân chứng lịch sử, những nhân cách con người mãi mãi không phai nhạt.


Đằng sau hai hình tượng là một tấm lòng kết hợp một tài năng, một quá trình rèn luyện đã tạo ra một ngòi bút chiến đấu thật sắc sảo độc đáo: miêu tả sinh động, dung từ linh hoạt, tự nhiên, trào phúng; nhất là nghệ thuật khắc họa nhân vật, tạo tình huống bất ngờ... Nguyễn Ái Quốc - Bác Hồ của chúng ta - ngay từ những ngày đầu cầm bút đã xứng đáng là một nhà văn - chiến sĩ yêu nước.

Ảnh minh họa (Nguồn internet)
Ảnh minh họa (Nguồn internet)
Ảnh minh họa (Nguồn internet)
Ảnh minh họa (Nguồn internet)

Công Ty cổ Phần Toplist
Địa chỉ: Tầng 3-4, Tòa nhà Việt Tower, số 01 Phố Thái Hà, Phường Trung Liệt, Quận Đống Đa, Thành phố Hà Nội
Điện thoại: 0369132468 - Mã số thuế: 0108747679
Giấy phép mạng xã hội số 370/GP-BTTTT do Bộ Thông tin Truyền thông cấp ngày 09/09/2019
Chịu trách nhiệm quản lý nội dung: Nguyễn Duy Ngân
Chính sách bảo mật / Điều khoản sử dụng | Privacy Policy