Bài văn phân tích tác phẩm "Cảm xúc mùa thu" số 10

Đỗ Phủ là một nhà thơ nổi tiếng của Trung Hoa. Ông đã để lại nhiều bài thơ hay gây được tiếng vang lớn trong nền văn học thi ca Trung Hoa cổ đại. Trong đó, bài thơ Thu hứng là một bài thơ thể hiện tình cảm của tác giả trước ảnh mùa thu ảm đạm hưi hát. Thể hiện tình cảnh của nhà thơ khi ngắm nhìn mùa thu, nỗi nhớ nhà nhớ quê hương chợt dâng lên nghẹn ngào xúc động.


Ngọc lộ điêu thương phong thụ lâm,

Vu sơn, Vu giáp khí tiêu sâm.

Tác giả Đỗ Phủ đã thể hiện sự bao la của đất trời mênh mông, núi non trùng điệp, mênh mông sông nước. Thể hiện một bức tranh thiên nhiên vô cùng tinh tế, đẹp tự nhiên nhưng lại pha chút buồn man mác. Mùa thu là mùa được nhiều nhà thơ lấy làm nguồn cảm hứng trong thi ca, thơ văn. Những làn sương mờ trắng xóa, như những đám mây mỏng manh trôi trên sông càng làm tăng sự liêu trai, hoang sơ của nơi đây.


Câu thơ toát lên sự hiu quạnh, lạnh lẽo của vùng núi, những vách vu sơn, vu giáp trở nên vô cùng hùng vĩ, hoang sơ nhưng hiểm hách, lừng lững giữa trời cao. Trong không khí mùa thu ảm đạm, lạnh lẽo như thế, tác giả cảm thấy tâm hồn mình có chút tiêu điều man mác buồn một nỗi buồn nhân tình thế thái. Nó chính là tâm trạng đau khổ khi mọi việc không như ý muốn, tâm trạng lưu luyến quê hương không muốn rời xa quê nhà.


Giang gian ba làng kiêm thiên dũng,

Tại thượng phong vân tiếp địa âm.


Trong hai câu thơ này tác giả Đỗ Phủ đã vô cùng tinh tế khi sử dụng nghệ thuật đối lập để thể hiện hình ảnh của những con sóng bay cao lên tận lưng chừng trời, mây ở trên cao nhưng lại muốn xà xuống mặt nước.


Thu hứngKhông gian bao la như muốn hòa tan vào làm một. Tác giả đã tinh tế vẽ lên bức tranh mùa thu hoang sơ, bi tráng nhưng vô cùng tươi đẹp. Lời thơ chính là nỗi lòng của tác giả khi tuyệt vọng trước cảnh nhân tình thế thái lúc đó. Khi nơi biên ải chiến tranh vẫn xảy ra liên miên, khiến cho bao gia đình rơi cảnh biệt ly. Những người vợ tuổi mới xuân xanh nhưng phải sống đời hiu quạnh, mòn mỏi chờ chồng. Những người mẹ lo lắng cho đứa con trai xa nhà không biết sống chết như thế nào.


Cảnh mùa thu trong bức tranh này gợi lên tình cảm bao la, sự nhân văn, nhân đạo của tác giả dành cho những số phận những con người trên đất nước mình. Trong mỗi câu thơ đều quặn thắt những nỗi niềm nặng mang.


Tùng cúc lưỡng khai tha nhật lệ

Cố chu nhất hệ cố viên tâm.


Hoa cúc là một loại hoa đặc thù của mùa thu. Nó chỉ nở nhiều trong mùa thu mà thôi. Một vẻ đẹp tinh khôi trắng trong, như người con gái thuần khiết tới kỳ xuân sắc. Nhưng những bông hoa cúc phải nhỏ lệ xót thương cho thời cuộc, cho quê nhà đang chìm trong biển lửa. Trong cảnh chinh chiến, gươm giáo triền miên.


Những giọt nước mắt của hoa cúc hay chính là những giọt lệ chảy trong lòng tác giả chúng ta khó mà có thể hiểu hết được. Nhưng nó thể hiện những câu thơ buồn, thể hiện nỗi niềm bi ai trong lòng tác giả.


Hàn y xứ xứ thôi đao xích,

Bạch Đế thành cao cấp mộ chân.


Mùa đông đang tới dần, hình ảnh những con người may áo rét toát lên sự lạnh lẽo của tâm hồn, của con người trước thời cuộc. Hai câu thơ thể hiện tâm trạng buồn vương ảm đạm càng lúc càng tăng trong lòng tác giả.


Bài thơ thể hiện tình cảm của tác giả Đỗ Phủ khi nhớ tới quê hương của mình trong một buổi mùa thi lạnh giá. Thể hiện tâm trạng nặng nề của ông bất lực trước cảnh binh đao, khói lửa.

Ảnh minh họa (Nguồn internet)
Ảnh minh họa (Nguồn internet)
Ảnh minh họa (Nguồn internet)
Ảnh minh họa (Nguồn internet)

Công Ty cổ Phần Toplist
Địa chỉ: Tầng 3-4, Tòa nhà Việt Tower, số 01 Phố Thái Hà, Phường Trung Liệt, Quận Đống Đa, Thành phố Hà Nội
Điện thoại: 0369132468 - Mã số thuế: 0108747679
Giấy phép mạng xã hội số 370/GP-BTTTT do Bộ Thông tin Truyền thông cấp ngày 09/09/2019
Chịu trách nhiệm quản lý nội dung: Nguyễn Duy Ngân
Chính sách bảo mật / Điều khoản sử dụng | Privacy Policy