Bài văn phân tích tác phẩm "Cha con nghĩa nặng" số 6

Đoạn trích "Cha con nghĩa nặng" thuộc nửa sau Chương IX - cuốn tiểu thuyết thứ 15 của Hồ Biểu Chánh. Thật không có nhan đề nào hay hơn để thay thế. Câu chuyện kể có nhiều tình huống éo le và cảm động. Các tình tiết đan chéo vào nhau làm nổi bật những đức tính tốt đẹp của Trán Văn Sửu, của thằng Tí trước bi kịch gia đình.


Sau mười mấy năm phải thay họ đổi tên, làm thuê làm mướn kiếm sôhg ở quê người, nỗi khổ tâm đầy ắp trong lòng Trần Văn Sửu là nỗi nhớ day dứt, triển miên hai đứa con thơ tội nghiệp, là thằng Tí và con Quyên, ở nơi đất khách quê người, người cha đau khổ vì sau ngày nhỡ tay xô vợ ngã chết, lương tâm cứ cắn rứt mãi không thôi. Sửu sợ hai con "không hiểu việc xưa rồi nó trở oán mình ", lại sợ con sống trong cảnh côi cút "hơ vơ đói rách, mà tội nghiệp". Mẹ thì đã chết rồi, cha còn hay mất? Con không cha như nhà không nóc!


Sau hơn mười năm trốn tránh nơi quê người, Sửu bí mật trở về Giồng Ké với ước nguyện được thăm con, được nhìn tận mặt con dù chỉ trong một lát mà cũng không được. Hình ảnh Sửu "chắp tay xá cha vợ rồi đội nón lên và bươn bá bước ra lộ" giữa đêm trăng, trông thật đáng thương. "Ông ngoại giấu tôi tàm chỉ? Sao đuổi cha tôi đi? " - Câu hòi ấy của thằng Tí đâu chỉ là lời trách móc ông ngoại nó, mà còn biểu lộ tình cảm của đứa con khao khát được gặp lại người cha thân yêu của mình.


Tình thương cha vô hạn của đứa con thơ trước bi kịch gia đình đã làm ta rơi nước mắt. Cảnh thằng Tí chạy vượt qua cánh đồng Phú Tiên đã cho thấy tình cha con sâu nặng biết bao! Ngồi trên cầu Mê Tức, Sửu ân hận nhớ lại hình ảnh vợ lúc chết "nằm ngay đơ trên bộ ván, miệng nhểu mấy giọt máu đỏ lòm, mắt hết thán mà còn mở trao tráo".


Anh quên sao được hình ảnh con Quyên, thằng Tí "đứa níu áo, đứa nắm tay mà nói dỏ dẻ" mỗi buổi chiều khi anh ở ruộng đi vể. Những kỉ niệm ấy đã làm cho Sửu "đau đớn trong lòng quá, chịu không dược ". Trưóc khi định nhảy xuống sông tự tử, Sửu cất tiếng nhản gọi con thơ: "Cha chết nhé ! Mấy con ở lại mạnh giỏi, dể cha theo mẹ con cho rỗi". Lỗi kêu thương vĩnh biệt ấy đã thể hiện một cách sâu sắc tình cha con nghĩa nặng vô cùng.


Tâm trạng đau đón vì nhớ thương con của Trần Văn Sửu khi ngồi trôn cầu Mê Tức đã được Hồ Biểu Chánh miêu tả một cách chân thực, tinh tế. Cảnh hai cha con Trần Vàn Sửu gặp nhau trên cầu Mê Tức sau những năm dài biệt li được ghi lại một cách cảm động. Thằng Tí đã đến kịp thời, nếu chỉ chậm vài bước chân thì cha nó đã về bên kia thế giới. Thấy người chạy lên cầu, nó vội hỏi: "ai đó? Phải cha đó không, cha? thì Trần Văn Sửu tháo đầu khỏi lan can cầu "rồi day mà ngố".


Thằng Tí xúc động đến cưc đô, hắn "chạy riết lạỉ nắm tay cha nó, dòm sát trong mắt mà nhìn rồi ôm cứng "; cha nó vào lòng. Nó kêu, nó khóc hay nó tủi cực? Nó nói, nó hỏi liên tiếp: "Cha ôi! Cha! Cha chạy đi đâu dữ vậy?". Cử chỉ, hành động và lời nói của đứa con trai tội nghiêp đã làm cho người cha bồi hồi, bàng hoàng "mất trí khôn, hết nghi lưc, máu trong tim chảy thình thịch, nước trọng mắt tuôn ròng ròng, đứng xui xị xui lơ, không nói được một tiếng chi hết ".


Hai cha con cứ "ôm nhau mà khóc ". "Đến bây giờ mới thấy đây - Mà lòng đã chắc những ngày một hai (Truyện Kiều). Con thì tưởng cha đã chết;cha lại tưởng không bao giờ được gặp lại con. Thế mà giờ đây, trên cầu Mê Tức ở quê nhà, khi "trên trời trăng thanh vằng vặc; dưới sông dòng bích nao nao ", hai cha con anh nông dân hiền lành, chất phác lại được gặp nhau, tưởng như trong mơ.


Đây là một trong những đoạn văn nhiều ý vị nhất trong tác phẩm "Cha con nghĩa nặng". Hổ Biểu Chánh đã sử dụng lời ăn tiếng nói chân quê của những người dân ấp dân lân để miêu tả tâm trạng hai cha con Trần Văn Sửu một cách khá tinh tế, xúc động. Cách chúng ta ngày nay ngót một thế kỉ mà có được những trang văn xuôi đậm đà như thế, thật đáng quý. Nhà văn Hồ Biểu Chánh đã sinh ra và lớn lên ở miệt vườn vùng đồng bằng sông


Cửu Long, ngòi bút và tâm hồn ông đã gắn bó, hoà quyện với hơi thở và nhịp sống cần lao của người nông dân Nam Kì nên mới viết được chân thực như vậy. Trần Văn Sửu không thể vể sống lại nơi quê nhà. Làng tổng sẽ bắt, anh sẽ phải đi tù. Nếu sự việc xảy ra thì hạnh phúc và cuộc sống của hai đứa con của anh sẽ gặp nhiều khó khăn, trắc trở. Nếu lại ra đi, sống lẩn lút nơi các sóc người Thổ ở Ba Si, Láng Thó thì sẽ thương nhớ con, lòng người cha sao đành?


Thằng Tí thì chỉ vì muốn theo cha, "đi theo đặng làm mà nuôi cha; chừng nào cha chết rồi con sẽ về". Tục ngữ có câu: Trẻ cậy cha, già cậy con". Có phụng dưỡng cha mẹ lúc ốm đau, già nua thì mới trọn đạo làm con, mới "tròn chữ hiếu". Thằng Tí chỉ có một ý nguyện: "Bây giờ có một mình cha nghèo khổ, vậy con phải làm mà nuôi cha chứ".


Chuyện cha trở vé hay cha lại ra đi, chuyện để cha ra đi một mình, hay con đi theo cha đến tận xứ người là nỗi băn khoăn của Trần Văn Sửu và thằng Tí. Vì thế hai cha con cứ "dan díu bịn rịn cho đến sao Mai mọc" mới tìm được lối thoát hợp lí. Đọc truyện "Cha con nghĩa nặng" đến Chương X, chúng ta cảm động đến rơi lệ trước cái kết có hậu chứa chan nhân tình nhân nghĩa. Người cha được miễn truy tố, được trở lại quê hương sum họp với đàn con yêu quý.


Trần Văn Sửu và thằng Tí, những con người chân lấm tay bùn, đầu tắt mặt tối, lam lũ quanh năm, lại mù chữ thế mà cách sống, cách ứng xử của hai cha con thật đẹp. Trước bi kịch gia đình, tình cha con vẫn sắt son sầu nặng. Đặc biệt thằng Tí là một đứa con hiếu thảo, hiếu thuận và hiếu nghĩa. Hai cha con Trần Văn Sửu là hiện thân bao phẩm chất tốt đẹp của người nông dân miền Nam nước ta xưa và nay.

Ảnh minh họa (Nguồn internet)
Ảnh minh họa (Nguồn internet)

Công Ty cổ Phần Toplist
Địa chỉ: Tầng 3-4, Tòa nhà Việt Tower, số 01 Phố Thái Hà, Phường Trung Liệt, Quận Đống Đa, Thành phố Hà Nội
Điện thoại: 0369132468 - Mã số thuế: 0108747679
Giấy phép mạng xã hội số 370/GP-BTTTT do Bộ Thông tin Truyền thông cấp ngày 09/09/2019
Chịu trách nhiệm quản lý nội dung: Nguyễn Duy Ngân
Chính sách bảo mật / Điều khoản sử dụng | Privacy Policy