Bài văn phân tích tác phẩm "Đại cáo bình Ngô" số 10

“Bình ngô đại cáo” là áng “thiên cổ hùng văn” bậc nhất trong văn học chữ Hán cổ điển nước ta, là bản anh hùng ca bằng thể văn biền ngẫu, nêu cao ngọn cờ nhân nghĩa, kể tội quân xâm lược, ngợi ca anh hùng, hào kiệt và võ công trừ bạo của dân tộc ta.


Bài đại cáo còn là khúc trữ tình thiết tha trước nổi đau mất nước, chứa chan niềm tự hào dân tộc và niềm vui chiến thắng. Cáo là một thể văn cổ có từ thời xưa, hoàng đế thường dùng để bổ nhiệm, phong tặng, bảo ban các quan, toàn dân, được gọi là “cáo mệnh”, “cáo phong”, “cáo giới”… đại cáo vốn là tên một thiên trong Thượng thư do Chu Công làm để tuyên bố việc phò tá Thành Vương., phế bỏ nhà Ân, sau trở thành thể laọi văn học công bố sự kiện trọng đại cho thiên hạ biết. đặt tên bài văn này là “bình ngô đại cáo”, Nguyễn Trãi vừa mún dùng lại tên Đại cáo để công bố đạo lớn, vừa tỏ ý đi theo truyền thống nhân nghĩa lâu đời.


Bình là đánh dẹp, Ngô là tên nước cũ thời Tam quốc. Minh Thái tổ Chu Nguyên Chương dấy binh ở đất Giang Tô, lúc đầu xưng là Ngô quốc công, do vậy quân nhà Minh được gọi là quân Ngô. Tên bài này có nghĩa là tuyên bố về sự nghiệp đánh dẹp giặc Ngô. Là một thể văn như có tính quan phương, ko nhất thiết bài cáo nào cũng có giá trị văn học. Nhưng vì tầm tư tưởng lón lao, sự kiện trọng đại và lời văn hùng hồn, khảng khái, bài “bình ngô đại cáo” do Nguyễn Trãi làm thay lời Lê Lợi đã trở thành một thiên anh hùng ca bằng văn tứ lục. Mở đầu bài cáo, tác giả tuyên bố ngay lập trường chính nghĩa của mình:


“Việc nhân nghĩa cốt ở yên dân

Quân điếu phạt trước lo trừ bạo”


Hai câu này có nghĩa là: việc nhân nghĩa cốt làm cho nhân dân được yên, mà muốn cho dân yên thì trước hết fải lo tiêu diệt quân tàn bạo. tư tưởng đó đã trở thành sợi chỉ đỏ xuyên suốt lịch sử Việt Nam. Cho nên, tiếp theo, bài cáo nhắc lại truyền thống “yên dân trừ bạo” của các triều đại “từ triệu Đinh, Lí, Trần bao đời gây nên độc lập”, đời nào cũng có hào kiệt đứng lên trừ bạo để yên dân. kết wả là Lưu Cung đời Hán thất bại, Triệu Tiết của Tống tiêu vong. Toa Đô, Ô Mã đời Nguyễn kẻ bị giết, người bị bắt. đáng chú ý ở đoạn này là ngay từ đầu Nguyễn Trãi khẳng định đó là truyền thống văn hoá Đại Việt. “Đại Việt” là quốc hiệu của nước ta thời Lí, thời Trần.


Đời nhà Đinh đặt quốc hiệu là “đại Cồ Việt” cũng theo tinh thần đó. Đồng thời ông cũng khẳng định mỗi đằng “làm đế một phương”, đối chọi với Bắc đế, nối tiếp truyền thống của Lí Nam Đế, Lí Thường Kiệt đời trước. như vậy, bài đại cáo mở đầu ko chỉ với tư tưởng nhân nghĩa, mà còn với tư thế của một quốc gia có chủ quyền. Phần mở đầu nhằm khẳng định sự ngiệp Lê Lợi là sự kế tục vẻ vang của các truyền thống đó.


Phần hai của bài nói đến tội ác của giặc và tình cảnh khốn khó của nhân dân và Đất nước dưới ách thống trị của giặc Minh. Cuộc đánh dẹp nào cũng phải có lí do, mà lí do chính đáng nhất là tội ác của quân thù và nỗi khốn khó của nhân dân. Tác giả đã dùng mười hai cặp đối để tố cáo kẻ thù và phơi bày nổi khổ nhục của nhân dân. Đáng chú ý nhất là tính chất huỷ diệt tàn bạo tột cùng của quân xâm lược:


“Nướng dân đen trên ngọn lừa hung tàn

Vùi con đỏ xuống dưới hầm tai vạ”.


“Dân đen”, “con đỏ” là hình ảnh ước lệ chỉ người dân trăm họ, vô tội. Quân giặc xem dân ta như dê, như cừu, mặc sức tàn hại. Chúng dối trời, lừa dân, gây binh, tính ác trong hai mươi năm làm cho nhân nghĩa bại hoại, đất trời tan nát. Không có gì không bị huỷ diệt tàn bạo:


“Nặng thuế khoá sạch ko đầm núi”

Vét sản vật, bắt dò chim sá, chốn chốn lưới chăng

Nhìu nhân dân, bắt bẫy hươu đen, nơi nơi cặm đặt”

“Tàn hại cả giống côn trùng, cây cỏ”

Tan tác cả nghề canh cửi…”


Số phận thê thảm của nhân dân được nhắc tới với một tình cảm xót thương sâu nặng:

"Người bị ép xuống biển, dòng lưng mò ngọc, ngán thay cá mập thuồng luồng.

Kẻ bị đem vào núi, đãi cát tìm vàng, khốn nỗi rừng sâu nước độc”.

“Nặng nề những nỗi phu phen”

“Nheo nhóc thay kẻ goá bụa khốn cùng”.


Tác giả đã khắt hoạ một bức tranh khái quát về tội ác chống chất của kẻ thù, mà “Trúc Nam Sơn ko ghi hết tội”, “Nước Đông Hải ko rửa hết mùi”. Người xưa chép sách và thẻ tre. Tội ác của giặc Minh cho dù chặc hết trúc Nam Sơn cũng ko ghi hết tội. “Khánh trúc nam thư” là thành ngữ của Lã Thị Xuân Thu, người Trung Quốc thường dùng để kể tội ác quân giặc trong các bài thơ, hịch, ở đây dùng để vạch tội ác giặc Minh, thật là đắc dụng. Đoạn kể tội kẻ thù được kết thúc bằng vế đối vang dội, đầy tính kích động như một lời hịch:


“Lẽ nào trời đất dung tha

Ai bảo thần dân chịu được”


Phần thứ ba của bài cáo là công bố wá trình dấy binh và kháng chiến thắng lợi. Đây là phần trữ tình và sảng khoái nhất của bài văn. Đoạn một của phần này gồm mười lăm cặp đối nói về ý thức sứ mệnh và buổi đầu dựng nghiệp khó khăn của Lê Lợi. Tác giả đã xây dựng nên hình ảnh người anh hùng dân tộc, một hình tượng trữ tình cao cả, thống nhất.


Bằng phương thức tự giới thiệu, bài đại cáo khắc hoạ tấm lòng, chí khí, tài trí, mục đích đầy nghĩa của Lê Lợi. Bằng một loạt vị ngữ, đoạn văn thể hiện thế giới nội tâm phong phú. Một lời tự giới thiệu thật dõng dạc:


“Ta đây

Núi Lam Sơn dấy nghĩa

Chốn hoang dã nương mình”


Một ý thức sứ mệnh tự giác xem mối thù của nước, nỗi đau của trăm họ như của chính mình, ngày đêm canh cánh bên lòng suốt hai mươi năm.


“Ngẫm thù lớn há đội trời chung

Căm giặc nước thề ko cùng sống

Đau lòng nhức óc, chóc đã mười mấy năm trời

nếm mật nằm gai, há phải một hai sớm tối”

“Quên ăn, quên ngủ, cả trong mộng cũng lo việc lấy lại nước nhà:

Những trần trọc trong cơn mộng mị

Chỉ băn khoăn một nỗi đồ hồi”


Những hình ảnh “nếm mật nằm gai”, “quên ăn vì giận”, “trần trọc trong cơn mộng mị” làm nhớ tới gương chịu đựng gian khổ, nung nấu ý chí chiến đấu vì đại nghĩa. Những nỗi gian nan, khó nhọc buổi đầu như thiếu người, thiếu quân, thiếu lương thảo đã thử thách tinh thần nhẫn nại, đức quý trọng hiền tài và khả năng tập hợp của Lê Lợi. Người tài như sao buổi sớm, như lá mùa thu, vốn rất hiếm, còn tấm lòng cầu mong của Lê Lợi cũng rất chân thành “Cổ xe cầu hiền, thường chăm chắm còn dành phía tả”.


Bên trái là chỗ ngồi tôn quý mà Nguỵ công tử Tín Lăng Quân dành để mời người gác cửa thành là Hậu Doanh cộng tác với mình. Nhưng càng chờ đợi, “người càng vắng bóng”, và vai trò chủ động của minh chủ Lê Lợi càng nổi bật. Tự ta, ta phải dốc lòng, vội vã hơn cứu người chết đuối. Cuối cùng, người anh hùng đã tập hợp được nhân dân dưới cờ đại nghĩa của mình, tạo thành một khối đoàn kết tuyệt đẹp:


“Nhân dân bốn cõi một nhà, dựng cần trúc, ngọn cớ phấp phới

Tướng sĩ một lòng phụ từ, hoà nước sông chén rượu ngọt ngào”.


Hình ảnh “dựng cần trúc làm cờ” nói lên tích chết cuộc khởi nghĩa của nhân dân, đừng lên vì nghĩa lớn. hình ảnh “hoà nước sông chén rượu ngọt ngào” thể hiện tinh thần đồng cam cộng khổ, chia ngọt sẻ bùi. Đồng thời Lê Lợi đã có một chiến lược, chiến thuật hết sức đúng đắn:


“Thế trận xuất kì, lấy yếu chống mạnh

Dùng quân mai phục, lấy ít địch nhiều”.


Đoạn hai của phần bài kể về cuộc phản công thắng lời. Đây là đoạn hào hứng, sảng khoái của bài cáo: nhưng thắng lợi liên tiếp, giòn giã, được kể ra với một giọng hả hê, tự hào. Ở đây tiếp tục xuất hiện hình tượng người lãnh tự thao lược, hình tượng uy lực của nghĩa quân, nhưng nổi bật nhất là hình ảnh thất bại nhục nhã của quân giặc. Tác giả không giản đơn kể lại bản tin chiến sự hay bản tổng kết chiến thắng mà còn đem lại niềm tự hào về sức mạnh chính nghĩa:


“Trận Bồ Đằng sấm vang chớp giật

Miền Trà Lân trúc chẻ tro bay”


Lê Lợi “thay trời hành đạo”, tự cảm nhận được uy lực của nghĩa quân mạnh như uy trời, không một sức mạnh nào chống đỡ được:


“Gươm mài đá, đá núi cũng mòn

Voi uống nước, nước sông phải cạn

Đánh một trận, sạch ko kinh ngạc

Đánh hai trận, tan tác chim muông

Cơn gió trút sạch lá khô

Tổ kiến hổng sụt toang đê vỡ”


Các hình ảnh “đá núi mòn”, “nước sông cạn”, “sạch ko kinh ngạc”, “tan tác chim muông”, “trút sạch lá khô”, “sụt toang đê vỡ” gọi lên một sức công phá mạnh mẽ, phi thường của nghĩa quân và sự sụp đổ ko cách gì chống đỡ được của quân giặc. Đó là những ẩn dụ thể hiện quy mô vũ trụ, khổng lồ của sức mạnh chính nghĩa. Cùng với các hình thức khổng lồ, hùng vĩ và hình tượng về nhịp độ chiến thắng mau lẹ như trúc chẻ ngói tan khiến địch trở tay không kịp, cách vài ngày một chiến thắng, cách vài ngày giết một tướng giặc. Hình ảnh thất bại của quân giặc thể hiện rõ rệt nhất cho sức mạnh của quân ta. Những kẻ sống thì kinh hồn bạt vía:


“Trần Trí, Sơn Thọ nghe hơi mà mất vía

Lí An, Phương Chính nín thở cầu thoát thân”

“Đô Đốc Thôi Tụ lê gối dâng sở tạ tội

Thượng thư Hoàng Phúc trói tay để tự xin hàng”

Kẻ chết thì sông máu núi thây:

“Ninh kiều máu chảy thành sông, tanh trôi vạn dặm

Tuỵ Động thây chết đầy nội, nhơ để ngàn năm…”

“Suối Lãnh Câu máu chảy trôi chày, nước sông nghẹn ngào tiếng khóc

Thành Đan Xá thây chất thành núi, có nội đầm đìa máu đen…”


Ở đây, sự thất bại của quân giặc cũng mang tầm cỡ vũ trụ: “vạn dặm”, “nghìn năm”, “núi”, “sông”, “có nội”. Hình ảnh Lê Lợi điều binh khiển tướng khẩn trương, sáng suốt, chủ động, mau lẹ, túc trí đa mưu. Trái với kẻ thù đã “trí cùng lực kiệt”, Lê Lợi phát huy chiến thuật “mưu phạt, tâm công”. “chẳng đánh mà người chịu khuất, ta nay mưu phạt, tâm công”. Cả câu này ko chỉ nói chiến thuật mà còn nói về chiến lược: Lê Lợi ko muốn dùng vũ lực để đánh, mà muốn “phạt mưu, tâm công” trước. nhưng quân giặc thất bại cũng ko biết hối cải, còn bày thêm mưu kế, chuốc tội gây oan, cho nên Lê Lợi mới đánh đuổi đến cùng. Đến đây, Lê Lợi bộc lộ một thiên tài quân sự lỗi lạc:


“Thùa tướng ruỗi dài, Tây Kinh quân ta chiếm lại

Tuyển binh tiến đánh. Đông Đô đất cũ thu về”

“Ta trước đã điều binh thủ hiểm, chặt mũi tiên phong

Ta sau lại sai tướng chẹn đường, tuyệt nguồn lương thực”.

Ta đánh thắng nhưng ko hiếu sát, ko hiếu chiến, mà rộng lòng hiếu sinh, yêu hoà bình, lập kế lâu dài.

“Tường giặc bị cầm tù, như hổ đói vẫy đuôi xin cứu mạng

Thần vũ chẳng giết hại, thể lòng trời ta mở đường hiếu sinh

…………………

Họ đã tham sống sợ chết mà hoà hiếu thực lòng

Ta lấy toàn quân là hơn, để nhân dân nghỉ sức”


Quân giặc tha về vẫn còn kinh hồn, bạt vía, tạo thành âm vang lâu dài của chiến thắng vĩ đại. Tóm lại, tác già ko chỉ thuật lại chiến thắng, mà chủ yếu khắc hoạ uy vũ của chiến thắng, tầm vóc của chiến thắng, ảnh hưởng lâu dài của chiến thắng và nhất là vẻ đẹp của nhân nghĩa, trí dũng của người chiến thắng. những đặc điểm này đem lại màu sắc anh hùng ca cho bài cáo.


Phần cuối cùng bày tỏ niềm tin vào nền hoà bình lâu dài của đất nước, cảm ơn trời đất, tổ tiên phù hộ. Bài “Bình ngô đại cáo” ko chỉ hay vì phản ánh chiến thắng oanh liệt, thể hiện tầm vóc lớn lao của tư tưởng nhân nghĩa, mà còn hay vì ngôn ngữ giàu hình ảnh, nhạc điệu. Trong bài văn này, các cặp đối tề chỉnh, nhịp văn tứ lục đã phát huy tác dụng thẩm mĩ cao độ trong việc xây dựng những hình tượng kì vĩ mang tính chất sử thi, thấm nhuần những tình cảm lớn của dân tộc.


Bình Ngô đại cáo quả là một thiên anh hùng ca bằng văn biền ngẫu.

Ảnh minh họa (Nguồn internet)
Ảnh minh họa (Nguồn internet)
Ảnh minh họa (Nguồn internet)
Ảnh minh họa (Nguồn internet)

Công Ty cổ Phần Toplist
Địa chỉ: Tầng 3-4, Tòa nhà Việt Tower, số 01 Phố Thái Hà, Phường Trung Liệt, Quận Đống Đa, Thành phố Hà Nội
Điện thoại: 0369132468 - Mã số thuế: 0108747679
Giấy phép mạng xã hội số 370/GP-BTTTT do Bộ Thông tin Truyền thông cấp ngày 09/09/2019
Chịu trách nhiệm quản lý nội dung: Nguyễn Duy Ngân
Chính sách bảo mật / Điều khoản sử dụng | Privacy Policy