Bài văn phân tích tác phẩm "Đàn ghi ta của Lor-ca" số 7

Thanh Thảo là một trong những thi sĩ thuộc thế hệ thơ trẻ, thời kì chống Mỹ cứu nước. Sau năm 1975, ông vẫn miệt mài trên con đường sáng tạo nghệ thuật. Thanh Thảo luôn trăn trở để mang đến cho thơ những cách diễn đạt mới mẻ và độc đáo.” Đàn ghi-ta của Lorca là một trong những thi phẩm tiêu biểu của ông. Tác phẩm được viết theo lối thơ tượng trưng pha lẫn màu sắc siêu thực.


Gar-xia- Lorca là một thiên tài sáng chói trên nền trời nghệ thuật Tây Ban Nha nửa đầu thế kỉ XX. Ông vừa là nhà thơ, vừa là nhạc sĩ và là nhà sạn kịch nổi tiếng. Lorca còn là một chiến sĩ nêu cao tinh thần đấu tranh vì tự do dân chủ, chống chế độ độc tài thân phát xít lúc bấy giờ. Cuộc đời của ông tài hoa nhưng bạc mệnh, Ông đã bị phe phát xít Phrang-cô thủ tiêu khi mới 38 tuổi.


Trở lại với đoạn thơ đầu trong thi phẩm “Đàn ghi-ta của Lorca” là niềm ngưỡng mộ và tiếc thương của Thanh Thảo người nghệ sĩ xứ sở bò tót được khắc họa lại rõ nét. Ở những câu thơ đầu, Lorca không hiện lên trực tiếp mà hiện lên gián tiếp qua những chi tiết mang đậm màu sắc văn hóa Tây Ban Nha.


“những tiếng đàn bọt nước

Tây Ban Nha áo choàng đỏ gắt”


Lorca được khắc họa với âm thanh của tiếng đàn ghi-ta. Đây là âm thanh quen thuộc đối với người dân Tây Ban Nha. Đất nước này chính là quê hương của đàn Ghita, do đó, nhạc cụ này còn được gọi là Tây Ban cầm. Tiếng đàn Lorca được miêu tả qua phép tương giao giữa thính giác và thị giác, âm thanh tiếng đàn là đối tượng thính giác còn hình ảnh bọt nước là ấn tượng thị giác. “Bọt nước” gợi sự mong manh dễ tan biến vào hư không. Tiếng đàn ấy dường như đã chứa đựng một dự báo về một kiếp người ngắn ngủi, bạc phận của Lorca.


Lorca hiện lên như một người nghệ sĩ lãng du và cũng giống như một đấu sĩ trong chiếc áo chòng đỏ gắt. Chúng ta đều biết đây là một màu sắc đặc trưng trong những trận chiến đấu bò tót ở Tây Ban Nha.


“li-la li-la li-la” Cụm từ trên mô phỏng âm thanh tiếng đàn ghi ta gióng như khúc dạo đầu của màn giao hưởng. Nó còn gợi cho người đọc nhớ đến một loài hoa tên đinh hương- một loài hoa tiêu biểu cho vẻ đẹp của xứ sở bò tót. Với những giai điệu này, Lorca hiện lên: “đi lang thang về miền đơn độc”


“Đi lang thang” có nghĩa là đi không có chủ đích, những bước chân phiêu lãng trong vô định. “Miền đơn độc” là cụm từ mang ý nghĩa biểu tượng để nói lên sự cô đơn lẻ loi của Lorca. Dù có cất bước về nơi nào thì cũng đều là “miền đơn độc” đối với Lorca. Và trên con đường vô định ấy, chỉ có vầng trăng là người đòng hành, người bạn của Lorca:


“với vầng trăng chếnh choáng

Trên yên ngực mỏi mòn”


Vầng trăng được thổi vào một linh hồn qua phép nhân hóa. Nó không còn là một sự vật vô tri nữa mà trở thành một sinh thể. Phải chăng tiếng đàn của Lorca có men say, chếnh choáng vầng trăng? Câu thơ này còn hàm chứa một cách hiểu khác đó là chính Lorca đang đăm say, ngây ngất, nên nhìn vầng trăng “chếnh choáng”. Người nghệ sĩ cô đơn rong ruổi trên yên ngựa đã mỏi mệt trong suốt một hành trình vẫn chư có điểm kết thúc.


Trong khổ thơ thứ hai, tác giả khắc họa lại hình ảnh bi phẫn nhất cuộc đời của Lorca. Đó là khi ông bị bom phát xít sát hại. Người nghệ sĩ yêu cuộc sống, yêu đất nước và con người tây Ban Nha ấy đang “hát nghêu ngao”, tiếng hát vô tư, hông nhiên thì bị cắt đứt sự sống. Từ ”bỗng diễn tả sự bất ngờ, đột ngột, tai họa ập tới có lẽ chính lorca cũng không ngờ tới.


“bỗng kinh hoàng

Áo choàng bê bết đỏ”


Hình ảnh chiếc áo để lại nhiều trong lòng người đọc những hình ảnh xót xa. Nếu ở trên, màu đỏ là sắc áo đặc trưng thì ở đây, màu đỏ chính là màu của máu. Một cái chết đẫm máu, bi thảm. Trong khoảnh khắc bị đưa đi xử tử, Lorca đi như “người mộng du”.


Trong khổ thơ thứ ba, tác giả mượn hình tượng của tiếng đàn để nói về cái chết của Lorca. Tiếng đàn không mang ý nghĩa thực mà mang ý nghĩa biểu tượng. Phép tương giao một lần nữa được Thanh thảo sử dụng: tiếng đàn ghi-ta vừa có màu sắc, vừa có hình khối. Trước khi Lorca bị sát hại, tiếng đàn thật đẹp và tràn đầy sức sống như nguồn sinh lực của tâm hồn. Các chi tiết “chiếc ghi-ta nâu”,”tiếng ghi-ta xanh”, “bầu trờ cô gái ấy” tượng trung cho vẻ đẹp cuộc sống, vẻ đẹp tình yêu mà tiếng đàn Lorca thể hiện.


“tiếng ghi-ta ròng ròng

máu chảy”


hai câu thơ trên được viết theo lối vắt dòng khi mà “máu cháy” được đặt riêng thành một câu thơ làm nổi bật tính chất bi thương đau đớn của cái chết Lorca. Các câu thơ cứ ngắn dần về số chữ cũng như số phận của lorca đang tắt dần.

Ảnh minh họa (Nguồn internet)
Ảnh minh họa (Nguồn internet)
Ảnh minh họa (Nguồn internet)
Ảnh minh họa (Nguồn internet)

Công Ty cổ Phần Toplist
Địa chỉ: Tầng 3-4, Tòa nhà Việt Tower, số 01 Phố Thái Hà, Phường Trung Liệt, Quận Đống Đa, Thành phố Hà Nội
Điện thoại: 0369132468 - Mã số thuế: 0108747679
Giấy phép mạng xã hội số 370/GP-BTTTT do Bộ Thông tin Truyền thông cấp ngày 09/09/2019
Chịu trách nhiệm quản lý nội dung: Nguyễn Duy Ngân
Chính sách bảo mật / Điều khoản sử dụng | Privacy Policy