Bài văn phân tích tác phẩm "Đời thừa" số 9

Nam Cao là nhà văn hiện thực, nhà nhân đạo chủ nghĩa nổi tiếng của nền văn học Việt Nam, suốt cuộc đời cầm bút của mình, Nam Cao luôn trăn trở để “đôi mắt” của mình có thể đồng cảm, thấu hiểu được với những cuộc sống đau khổ, thân phận nhỏ bé, bất hạnh của người nông dân bị áp bức và người trí thức nghèo. “Đời thừa” là truyện ngắn viết về người trí thức, tác phẩm tiêu biểu cho tấm gương “trí thức vô ngần”, đồng thời bộc lộ được tài năng bậc thầy của Nam Cao trong việc xây dựng và miêu tả tâm lí nhân vật. Một trong những nhân vật đáng chú ý trong truyện ngắn “Đời thừa” là Từ – người vợ bất hạnh của Hộ.


Trong truyện ngắn “Đời thừa”, nhân vật Từ không được tập trung miêu tả chi tiết mà chỉ xuất hiện qua một vài nét miêu tả của Nam Cao trong phần cuối của tác phẩm, đó là một người đàn bà “bạc mệnh” với làn da xanh nhợt, đôi môi nhợt nhạt, mắt có quầng thâm, má hóp lại, bàn tay lủng củng rặt những xương…Từ hiện lên với dáng vẻ của một người thiếu phụ mệt mỏi, xanh xao nhiều lo lắng, suy tư về cuộc sống mưu sinh, những nét đẹp thời con gái đã tàn phai chỉ để lại hình dáng của người đàn bà khắc khổ.


Phân tích nhân vật Từ trong truyện ngắn Đời thừa của nhà văn Nam CaoTừ là người đàn bà bất hạnh, khi còn trẻ vì quá tin tưởng vào gã tình nhân bạc bẽo, vô trách nhiệm Từ đã phải đối mặt với bi kịch lỡ làng vì bị phụ tình, đây cũng là một trong những bi kịch khủng khiếp nhất đối với người đàn bà lương thiện, luôn khát khao yêu thương như Từ. Hình ảnh đáng thương của Từ sau khi bị bỏ rơi đã khiến bao độc giả rơi nước mắt vì cảnh ngộ quá bi thương, đau đớn của người đàn bà ấy. Sau khi sinh con, Từ ôm con nhịn đói, người mẹ già bị mù, đau khổ bất lực trước cuộc đời Từ chỉ biết khóc để thịt chảy thành nước mắt, để cùng chết cả “ cả mẹ lẫn con chỉ có một cách là khóc cho đến khi nào bao nhiêu thịt đều chảy ra thành nước mắt hết, để rồi cùng chết cả”.


Nhân vật Từ hội tụ được tất cả những đức tính tốt đẹp của một người vợ yêu chồng, người mẹ thương con. Từ là người dịu dàng, biết thấu hiểu, giàu đức hi sinh, trước sự tàn nhẫn của Hộ trong cơn say, Từ không trách móc mà ân cần chăm sóc cho Hộ bởi Từ biết Hộ khổ là vì mẹ con Từ. Từ những cử chỉ chăm sóc đến bát nước ấm Từ để sẵn cho hộ uống sau cơn say đều thể hiện tình yêu thương của người đàn bà khắc khổ nhưng giàu yêu thương, và tấm lòng vị tha.


Bị Hộ đối xử tàn nhẫn, nói những lời vô tình khi say nhưng Từ vẫn luôn cảm thông, yêu thương chồng, chị không ôm con bỏ đi vì bên cạnh tình yêu, tình thương dành cho chồng thì Từ còn có lòng biết ơn sâu nặng đối với Từ bởi Hộ chính là người cưu mang Từ trong lúc cuộc sống của chị bế tắc, đau khổ nhất “ Từ yêu chồng bằng thứ tình yêu rất gần với tình của một con chó với người nuôi”, đó là tình cảm chân thành tuyệt đối.


Trong phần cuối truyện, khi Hộ tỉnh dậy từ trong cơn say đã hối hận về những hành động tàn nhẫn của mình với vợ, Từ đã có hành động đầy dịu dàng, yêu thương, Từ ôm lấy cổ chồng nói “ ..không…anh chỉ là một người khổ sở…vì em và anh khổ” đã cho thấy đây là người phụ nữ giàu yêu thương, giàu lòng vị tha. Chị ru con qua dòng nước mắt, vậy là người đàn bà ấy giữ lại những đau khổ cho mình để mà cảm thông, thấu hiểu cho chồng. Cũng chính tình thương của Từ đã giúp Hộ thức tỉnh để thay đổi.


Tinh thần nhân đạo sâu sắc của nhà văn Nam Cao đã thể hiện ở nỗi đồng cảm với cuộc sống “bạc mệnh” của người đàn bà giàu tình thương như Từ đồng thời trân trọng đối với những giá trị tốt đẹp bên trong người đàn bà khắc khổ, bất hạnh ấy.

Ảnh minh họa (Nguồn internet)
Ảnh minh họa (Nguồn internet)

Công Ty cổ Phần Toplist
Địa chỉ: Tầng 3-4, Tòa nhà Việt Tower, số 01 Phố Thái Hà, Phường Trung Liệt, Quận Đống Đa, Thành phố Hà Nội
Điện thoại: 0369132468 - Mã số thuế: 0108747679
Giấy phép mạng xã hội số 370/GP-BTTTT do Bộ Thông tin Truyền thông cấp ngày 09/09/2019
Chịu trách nhiệm quản lý nội dung: Nguyễn Duy Ngân
Chính sách bảo mật / Điều khoản sử dụng | Privacy Policy