Bài văn phân tích tác phẩm "Phú sông Bạch Đằng" số 6

Trương Hán Siêu là một người có học vấn uyên bác, từng giữ nhiều chức vụ quan trọng trong triều đình và có nhiều đóng góp lớn cho hai cuộc kháng chiến chống quân Nguyên - Mông. Những tác phẩm của ông thường bộc lộ tình yêu quê hương, niềm tự hào dân tộc. “Phú sông Bạch Đằng” là một tác phẩm như thế.


Phú là một thể văn cổ dùng để tả cảnh vật, phong tục hoặc tính tình. Phú thường đạm chất trữ tình. Bạch Đằng giang phú của Trương Hán Siêu viết bằng chữ Hán, theo lời phú có thể, có vần và đăng đối theo cặp câu thơ tạo nên tính quy phạm rất rõ trong thể phú. Bài ca ngợi con sông lịch sử: sông Bạch Đằng.


“Khách có kẻ:

Giương buồm giong gió chơi vơi,

Lướt bể chơi trăng mải miết.

Sớm gõ thuyền chừ Nguyên Tương,

Chiều lần thăm chừ Vũ huyệt.

Cửu Giang, Ngũ Hồ,

Tam Ngô, Bách Việt.

Nơi có người đi,

Đâu mà chẳng biết.”


“Khách có kẻ” trong “Bạch Đằng giang phú” là Trương Hán Siêu. Ông là một danh sĩ có tấm lòng ngay thẳng, cương trực và một tâm hồn phóng khoáng. “Khách” mang cái thú vui hưởng ngoạn, ngao du trên con thuyền cùng trăng thăm thú những cảnh đẹp của đất trời. Biết bao nhiêu vùng miền “khách” đã đặt chân đến: “Nơi có người đi, đâu mà chẳng biết”.


Câu thơ thể hiện cái hoài bão được đi khắp bốn phương của “khách”, không ngại những vùng đất xa lạ, kì bí. Đầm Vân Mộng là một thắng cảnh, vậy mà ‘Khách” cũng đã từng qua nhiều cảnh đẹp tương tự thế và mong mỏi được tiếp tục chuyến chu du:


“Đầm Văn Mộng chứa vài trăm trong dạ cũng nhiều

Mà tráng chí bốn phương vẫn còn tha thiết”.

Theo cánh buồm, Trương Hán Siêu đến với con sông Bạch Đằng:

“Qua cửa Đại than, ngược bến Đông triều,

Đến sông Bạch Đằng, bồng bềnh mái chèo”

“Bát ngát sóng kình muôn dặm”


Con sông rộng và dài, mang một vẻ đẹp hùng vĩ. Cảnh núi non, bờ bãi tái hiện cảnh chiến trường một thời:


“Bờ lau san sát.

Bến lách đìu hiu

Sông chìm giáo gãy

Gò đầy xương khô”


Khung cảnh hoang vu với những “bờ lau”, “bến lách”. “Giáo gãy”, “xương khô” - con sổng Bạch Đằng để lại những dấu tích lịch sử rợn người. Nhưng đó là những dấu tích oai hùng của lịch sử chống giặc ngoại xâm của dân tộc ta. Mang niềm tự hào, Trương Hán Siêu cũng bày tỏ nỗi niềm tiếc thương những anh hùng đã hi sinh vì đất nước:


“Buồn vì cảnh thảm

Đứng lặng giờ lâu

Thương nỗi anh hùng đâu vắng tá

Tiếc thay dấu vết luống còn lưu.”


Những năm tháng của một thời oanh liệt cứ theo những con sóng Bạch Đằng lớp sau xô lớp trước mà trở về:


“Đây là chiến địa buổi Trùng Hưng nhị thánh bắt Ô mã,

Cũng là bãi đát xưa thuở trước Ngô chúa phá Hoàng Thao.

Bạch Đằng một trận giao phong

Hoằng Thao lạc vía, Kiều công nộp đầu

Bạch Đằng một cõi chiến tràng,

Xương bay trắng đất, máu màng đỏ sông”.

Đó là những trang sử vàng chói lọi của dân tộc Việt Nam:

“Ánh nhật nguyệt chừ phải mờ

Bầu trời đất chừ sắp đổi”.


Và con sông Bạch Đằng tồn tại như một chứng nhân lịch sử:

“Đến nay sông nước tuy chảy hoài

Mà nhục quân thù khôn rửa nổi”.


Rồi nhà thơ có nhũng chiêm nghiệm, bài học quý giá. Những chiến thắng lấy lừng vẻ vang đó một phần có được là do địa thế, máu chốt quan trọng là nhờ những con người tài năng đã cống hiến, hi sinh mình để bảo vệ độc lập dân tộc:


“Quả là trời đất cho nơi hiểm trở

Cũng nhờ: Nhân tài giữ cuộc điện an”.


Trương Hán Siêu đồng thời ngợi ca Hưng Đạo Vương, người anh hùng vĩ đại thuở “bình Nguyên” oanh liệt:


“Kìa trận Bạch Đằng mà đại thắng

Bởi Đại Vương coi thế giặc nhàn”.


Kết thúc bài phú, ông ca ngợi hai vị vua Trần đã có công giữ gìn và bảo vệ đất nước:


“Anh minh hai vị thánh quân

Sông đây rửa sạch mấy lần giáp binh”


Hai vị “Thánh quân” được nhắc đến ở đây là Trần Thánh Tông và vua Trần Nhân Tông, đã lãnh đạo cuộc kháng chiến lần thứ 2 và lần thứ 3 đánh thắng giặc Nguyên - Mông. Họ là những vị vua sáng suốt, anh minh, yêu nước thương dân đã khơi dậy sự đoàn kết, sức mạnh dân tộc để đem lại bài học giữ nước cho muôn đời sau.


Qua bài “Bạch Đằng giang phú”, Trương Hán Siêu mượn hình ảnh con sông Bạch Đằng lưu dấu bao vết tích lịch sử oai hùng để thể hiện tình yêu quê hương đất nước của mình. Từ đó, ông bày tỏ niềm tự hào dân tộc, đồng thời như một lời nhắc nhở những thế hệ mai sau phải biết tiếp nối truyền thống cha anh để lại.

Bài văn phân tích tác phẩm
Bài văn phân tích tác phẩm "Phú sông Bạch Đằng" số 6
Bài văn phân tích tác phẩm
Bài văn phân tích tác phẩm "Phú sông Bạch Đằng" số 6

Công Ty cổ Phần Toplist
Địa chỉ: Tầng 3-4, Tòa nhà Việt Tower, số 01 Phố Thái Hà, Phường Trung Liệt, Quận Đống Đa, Thành phố Hà Nội
Điện thoại: 0369132468 - Mã số thuế: 0108747679
Giấy phép mạng xã hội số 370/GP-BTTTT do Bộ Thông tin Truyền thông cấp ngày 09/09/2019
Chịu trách nhiệm quản lý nội dung: Nguyễn Duy Ngân
Chính sách bảo mật / Điều khoản sử dụng | Privacy Policy