Bài văn phân tích tác phẩm "Thuốc" của Lỗ Tấn số 5

Khi nhắc đến nền văn học Trung Quốc thì chắc có lẽ không thể không nhắc đến Lỗ Tấn, ông là một nhà văn cách mạng lỗi lạc của Trung Quốc,là một người mà nhiều chuyên gia đã nhận xét là vừa có tài vừa có đức sinh năm ( 1881-1936 ) tên thật là Chu Thụ Nhân , quê ở phủ Thiệu Hưng tỉnh Chiết Giang, Trung Quốc. Đã tận mắt chứng kiến cha mình bị bệnh vì không có tiền chữa bệnh mà mất đi, ông ôm ấp giấc mơ trở thành một thầy thuốc để có thể chữa bệnh cho những người dân nghèo. Và ông quyết định học ngành y để thực hiện ước muốn của mình.


Trong thời gian ông đi học y ở Nhật Bản thì đã có một sự kiện xảy ra đã làm thay đổi cuộc đời và cả sự nghiệp của ông. Đó là một lần khi xem phim, ông đã chứng kiến những người Trung Quốc hớn hở đi xem người Nhật giết chết một người Trung Quốc yêu nước. Lỗ Tấn đã nhận ra rằng, nếu chữa căn bệnh về thể xác mà bỏ quên căn bệnh về tinh thần thì tương lai người Trung Quốc rồi sẽ “ngủ mê trong cái nhà hộp bằng sắt không có cửa sổ” mà thôi. Từ đó, ông đã từ bỏ y học để chuyển sang văn học, dùng văn học để cảnh tỉnh, để “chữa bệnh” về tinh thần cho người dân Trung Quốc.


“Thuốc” được ra đời vào năm 1919 ở thời điểm xay ra cuộc vận động phong trào Ngũ Tứ, là phong trào đòi tự do dân chủ của học sinh sinh viên Bắc kinh bùng nổ mạnh mẽ. Thuốc là một tác phẩm và là một liều thuốc để ông chữa căn bệnh cho người dân của đất nước ông, cho xã hội Trung Quốc lúc bấy giờ, cần phải có một liều “thuốc” đặc trị thì mới có thể chữa trị được, nếu không thì sẽ dần u mê và lụi bại và suy tàn không thể tồn tại như nhân vật Thuyên khi bị bệnh lao, đã cố gắng tìm ra một đơn thuốc nhưng lại không hề tốt và không chữa được để rồi mất mạng.


Ở trong tác phẩm này, thuốc không phải chỉ là được làm ra từ những dược liệu thông thường mà nó chính là một chiếc bánh bao được tẩm máu người, đặc biệt phải là máu của người tử tù thì mới có hiệu quả, mới có thể giúp lão Hoa chữa được bệnh ,của con trai lão được.


Có lẽ không ai là không biết rằng, máu của người tử tù, đó là máu của những người Trung Quốc yêu nước và chống lại Nhật Bản. để có được phương thuốc ấy đã phải lấy đi tính mạng của những con người đang ngày đêm cố gắng đem tất cả bình sinh của mình ra để bảo vệ cuộc sống của người thân, của những con người u mê, lạc hậu, mê muội đang cố lấy đi tính mạng của họ chỉ vì mê tín dị đoan, cố chấp, thiếu hiểu biết.


Vợ chồng lão Hoa và mọi người trong quán trà cố chấp cho rằng chỉ cần có chiếc bánh bao tẩm máu người tử tù thì căn bệnh hiểm nghèo của Thuyên sẽ được chữa khỏi. Đặt niềm tin vào một phương thuốc phản khoa học ấy, lão Hoa đã bỏ rất nhiều tiền và công sức để tìm được chiếc bánh bao thần kì ấy, khi ông mang “thuốc” về, nó vẫn còn dính máu và đang nhỏ giọt, máu rất tươi, đó là một hình ảnh ghê sợ biết bao, ám ảnh biết cỡ nào mầy mà ông ta và nhiều người trong quán trà của vợ chồng lão đã rất vui vẻ vì nghĩ rằng con mình sắp hết bệnh và khỏe lại như bao người khác rồi. Để khi con trai chết vợ chồng lão cũng chẳng biết vì sao khi đã có thuốc rồi mà thằng Thuyên vẫn chết.


Ngoài ý nghĩa về một than thuốc để chữa căn bệnh lao phản khoa học đã làm cho Thuyên chết sớm, ở đây Lỗ Tấn còn đưa ra căn bệnh cũng đang rất cần có một phương thuốc để chữa, đó là căn bệnh gia trưởng, u mê, lạc hậu về mặt khoa học của người dân Trung Quốc.


Cha mẹ của thằng Thuyên vì lạc hậu thiếu hiểu biết nên mới tin và cho rằng chỉ cần một chiếc bánh bao có tẩm máu tươi của người tử tù thì Thuyên sẽ hết bệnh và thậm chí còn khỏe mạnh hơn, không chỉ có cha mẹ của thằng Thuyên mà còn có tất cả những người có mặt tại quán trà cũng tin như vậy, họ quá tin vào một chiếc bánh bao tẩm máu khi không hề có một chứng cứ xác thực nào cả.


Họ thậm chí không thèm tìm thử xem có một phương thuốc nào tốt hơn, chắc chắn hơn, có thuốc nhưng lại không phải mất đi tính mạng của người khác không mà họ không hề biết rằng chiếc bánh bao tẩm máu mà họ tìm kiếm ấy, bỏ tiền bạc và công sức để có được ấy thật ra chỉ là một liều thuốc độc mà thôi, nó giết chết một thằng Thuyên bị bệnh lao, hại chết Hạ Du làm cách mạng phải lấy máu tẩm bánh bao, ghê gớm hơn là nó giết chết cả tinh thần của người dân Trung Quốc.


Không chỉ là lạc hậu về phương diện khoa học, mà Lỗ Tấn còn lên án cả về đường lối chính trị của cách mạng của Trung Quốc. Lúc này, cách mạng Trung Quốc đang dò dẫm tìm đường, chưa hề có một con đường chính xác nào cho cách mạng Trung Quốc và đã dẫn đến nhiều hậu quả đáng tiếc, điều đáng tiếc ấy được thể hiện rất rõ qua nhân vật Hạ Du. Đó là do sự xa rời nhân dân, không quán triệt cho dân hiểu làm cách mạng mà không gần dân, xa rời dân chúng.


Làm cách mạng mà xa rời quần chúng đó chính là cái sai, cái lỗi để dẫn đến sự hi sinh vô ích của Hạ Du, cho dù anh là một người yêu nước, một nhà cách mạng nhưng người dân không hề hiểu và biết điều đó, Họ cho rằng anh là giặc, là tử tù và máu của anh có thể cứu sống được Thuyên. Máu để tẩm chiếc bánh bao chính là máu người chiến sĩ Hạ Du phải đổ xuống để giải phóng cho nhân dân.


Hạ Du đại diện cho một tầng lớp yêu nước và có lý tưởng lúc bấy giờ thế nhưng mọi người lại nhắc đến anh với sự miệt thị và khinh khi, đau đớn hơn là chính chú của Hạ Du lại là người đi báo án để hưởng được số tiền thưởng mà bọn phản quốc đang treo. Nếu có trách thì cũng trách con đường mà Hạ Du đã đi là sai.


Bởi vì nhân dân họ không biết điều mà Hạ Du đang cố gắng làm, thậm chí là mẹ anh cũng không biết con mình làm cái gì, họ chỉ biết anh là một tủ tù và cái tốt nhất từ anh chính là máu, mọi người cho rằng chỉ cần có máu của Hạ Du là bệnh của thằng Thuyên sẽ được chữa khỏi, thế nhưng đâu có phải như vậy. thằng Thuyên ăn bánh bao cũng chết, Hạ Du làm cách mạng sai đường Hạ Du đổ máu vô ích.


Những nhà cách mạng lúc ấy như một vì sao lẻ loi trên bầu trời đêm đen mà không hề có thêm một vì sao ở gần cả. Có lẽ nào Lỗ Tấn còn đang tìm thuốc để khai sáng con đường đi của cách mạng Trung Quốc để đạt được những thành quả tốt đẹp hơn, giải phóng cho con người lẫn tinh thần của nhân dân Trung Quốc. Qua tất cả những điều ấy cho thấy rõ ràng sự mê muội u tối của người dân Trung Quốc.


Ở cuối tác phẩm, khi hai người mẹ đến thăm mộ con mình, nghĩa trang được chia làm hai phần một bên là dành cho tử tù và một bên là dành cho người dân nghèo. Bà Hoa đến thăm mộ Thuyên và một lát sau gặp mẹ Hạ Du ngập ngừng đến bên mộ Hạ Du. Con đường phân hai bên nghĩa trang tượng trưng cho chính ranh giới mà con người tự đặt ra. Hai bà mẹ bước qua ranh giới ấy và an ủi lẫn nhau cho vơi sự đau xót trước sự ra đi của hai người con trai.


Sự đồng cảm, ca ngợi lý tưởng của người chiến sĩ Hạ Du qua vòng hoa được đặt bên nấm mộ của anh mà hai người mẹ vô cùng ngạc nhiên khi thấy được và không hề biết ai là người đã đặt ở đó.Phải chăng đó chính là ánh sáng nơi cuối đường, le lói con đường đi mới, một liều thuốc mới để đem lại hi vọng cho con người.


Như vậy, Thuốc của Lỗ Tấn không chỉ là thuốc để chữa những căn bệnh về thể chất, mà Thuốc còn là nỗi đau khi chưa tìm ra được một con đường trị “bệnh” cho dân tộc, mù mờ về tương lai của đất nươc khi mà người dân còn ngủ trong nhà hộp bằng sắt không có cửa sổ, là tinh thần trách nhiệm của Lỗ Tấn đối với hiện thực và tương lai của nước nhà.


Qua tác phẩm Lỗ Tấn đã nêu rõ thực trạng u tối của đất nước Trung Quốc và con đường cách mạng đang đi là sai vì nó hiu quạnh, không hề gần gũi với nhưng dân. “Thuốc” đã giúp xã hội Trung Quốc lúc này nhìn lại con đường mà mình đang đi là sai và cần phải tìm ra một con đường, chính sách mới thì mới có thể thành công, mới có một phương thuốc có thể chữa lành căn bệnh cho người dân.

Ảnh minh họa (Nguồn internet)
Ảnh minh họa (Nguồn internet)
Ảnh minh họa (Nguồn internet)
Ảnh minh họa (Nguồn internet)

Công Ty cổ Phần Toplist
Địa chỉ: Tầng 3-4, Tòa nhà Việt Tower, số 01 Phố Thái Hà, Phường Trung Liệt, Quận Đống Đa, Thành phố Hà Nội
Điện thoại: 0369132468 - Mã số thuế: 0108747679
Giấy phép mạng xã hội số 370/GP-BTTTT do Bộ Thông tin Truyền thông cấp ngày 09/09/2019
Chịu trách nhiệm quản lý nội dung: Nguyễn Duy Ngân
Chính sách bảo mật / Điều khoản sử dụng | Privacy Policy