Bài văn phân tích tác phẩm "Vịnh khoa thi Hương" số 10

Tú Xương là tên gọi khác của nhà thơ Trần Tế Xương, quê ở thành Nam Định, người được coi là mở đầu cho dòng thơ hiện thực trào phúng của văn học Việt Nam những năm cuối thế kỉ XIX. Tài thơ của ông có ảnh hưởng mạnh mẽ, đến nỗi sau này muốn nối giọng thơ châm biếm đả kích ấy, nhiều người đã lấy chữ Tú làm "họ” của mình: Tú Mờ, Tú Sụn, Tú Nạc, Tú Sót.


Sinh ra vào lúc đất nước cũng có vua, có các quan, có triều đình, nhưng thực dân Pháp mới là chủ, Tú Xương không thể làm ngơ trước bao cảnh chướng tai gai mắt. Ông làm thơ lên án những chuyện đồi bại xấu xa của cái thời buổi nhiễu nhương dở Tây, dở ta. Ông không ngần ngại phơi bàv nỗi nhục mất nước. Bài Vịnh khoa thi Hương sau đây chính là một bức tranh về nỗi nhục nô lệ ấy:


Nhà nước ba năm mở một khoa,

Trường Nam thi lẫn với trường Hà.

Lôi thôi sĩ tử vai đeo lọ,

Ậm oẹ quan trường miệng thét loa.

Lọng cắm rợp trời, quán sứ đến,

Váy lê quét đất mụ đầm ra.

Nhân tài đất bắc, kìa ai đó,

Ngoảnh cổ mà trông cảnh nước nhà.


Cuộc thi mang tầm vóc quốc gia, nhưng là một quốc gia mất chủ quvền. Sụ phụ thuộc ấy bộc lộ ngay ở cung cách tổ chức:Nhà nước ba năm mở một khoa,Trường Nam thi lẫn với trường Hà. Không phải là vua hay triều đình mở khoa thi mà là nhà nước. Bộ máy quản lí quốc gia trước đây, bây giờ gọi theo cách của người Pháp. Cũng phải thôi, vua quan nhà Nguyễn lúc này chỉ là công cụ dưới cái gậy chỉ huy của nhà nước thực dân mà đứng đầu là quan toàn quyền. Cho nên sĩ tử không còn đi thi như hàng trăm năm nay, mà "trường Nam thi lẫn với trường Hà". Chữ "lẫn" cho thấy cách thức tổ chức có vẻ thiếu trật tự, thiếu nền nếp, không quy cũ, lẫn lộn, lung tung.


Chữ nghĩa không phải chỉ mang nghĩa bóng mà ở đây mang nghĩa tả thực rất cụ thể. Trước đây, ở Bắc kì, có hai trường thi hương: một ở Nam Định, một ở Hà Nội. Thí sinh ở địa phương nào thì được về thi ở đó. Nhưng từ khi thực dân Pháp đánh chiếm Hà Nội, kì thi hương ở Hà Nội bị bãi bỏ, sĩ tử Hà Nội phải khăn gói về Nam Định tham gia thi. Tuy nhiên, dù thi về cái gì, cấp độ nào, ở đâu chăng nữa, thí sinh và người coi thi vẫn có vai trò quan trọng bậc nhất. Không có hai nhân vật này thì không có kì thi và nhìn vào họ, có thể đánh giá được chất lượng, ý nghĩa, tầm quan trọng của chuyện thi cử.


Hãy đọc hai câu đầu và quan sát những phác hoạ của Tú Xương: Lôi thôi sĩ tử vai đeo lọ,Ậm oẹ quan trường miệng thét loa. Sĩ tử - thí sinh, người đi thi, qua bao tháng ngày dùi mài kinh sử, cháy bỏng mong đợi ngày mở khoa thi để đem tài năng thi thố, làm vẻ vang cho bản thân và gia đình. Lẽ ra họ phải toát ra chí khí hiên ngang, "hoành tráng", như cách nói của Nguyễn Công Trứ: "Làm trai đứng ở trong trời đất/ phải có danh gì với núi sông".


Đằng này, trông họ không có dáng vẻ gì của người đi chiếm bảng vàng. Chữ "lôi thôi", là hình dạng là phong thái của họ: bệ rạc, luộm thuộm, thiếu sinh khí, tàn cuộc. "Lọ" ở đây là lọ đựng nước uống, một đồ vật cần thiết vì thời gian làm bài rất dài. Nhưng cái ta trông chờ ở đây là bút nghiên, giấy tờ, ông quyến,... chứ không phải là một thứ của kẻ vất vưởng trên đường. Trông họ thật tội nghiệp, đúng như một lần khác, Tú Xương đã phác một nét về thần thái của họ: "Sĩ khí rụt rè gà phải cáo". Sự luộm thuộm, lôi thôi của sĩ tử phải chăng vì quan trường- quan coi thi quá khắt khe nghiêm khắc?


Tất nhiên, thay mặt nhà nước, nhận trọng trách tuyển dụng nhân tài, oai nghiêm, chặt chẽ, rành mạch là tính chất chức năng của họ. Nhưng "quan trường" trong khoa thi hương này, không được như vậy. Họ cũng cố ra vẻ oai vệ, họ "thét loa" khi xướng danh. Tất cả tiếng thét của quan trường chỉ là phát ra những âm thanh "ậm oẹ", ngọng ngiụ chẳng có gì là rõ ràng, minh bạch. Nhìn chung những sĩ tử và quan trường trong kì thi này mang dáng vẻ lôi thôi, bệ rạc, ngượng ngịu, yêu thế, đúng là dáng vẻ của kẻ bị phụ thuộc, mất quyền chủ động.


Họ chỉ như là những vai phụ trong vở tuồng thi cử. Và đây mới thực sự là nhân vật chính :Lọng cắm rợp trời, quan sứ đến,Váy lê quét đất mụ đầm ra. • Điều nực cười là kì thi của người Việt mà không phải là các quan người Việt đến để điều hành. Cũng là cười nhưng là cười ra nước mắt. Trong khi sĩ tử và quan trường lôi thôi, ậm oẹ, xơ xác, tàn tạ, yếu thế thì quan sứ và mụ đầm rợp trời, quét đất, rực rỡ, hoành tráng, áp đảo, mang vượng khí kẻ chủ nhân. Tú Xương đã nhận ra một dấu ấn của hiện thực: thời cuộc đổi thay, mọi giá trị bị đảo ngược.


Thi cử thời thực dân không phải là chỗ so tài trí của sĩ tử bốn phương mà là nơi để cho các quan Pháp thực dân phô trương thanh thế là chỗ không phải để tôn vinh mà để sỉ nhục nhân tài đất Việt và quan trọng là để khẳng định cái "toàn quyền" của các quan cai trị. Không phải ngẫu nhiên mà các bà đầm Pháp bấy giờ rất hay xuất hiện trong các kì thi. Có lần Tú Xương ghi được cảnh bà đầm ngồi cao ngất trên ghế để cho các ông cụ An Nam xì xụp lạy dưới sân (Trên ghế bà đầm ngoi đít vịt / Dưới sân ông cử ngẩng đầu rồng).


Sự thực đương thời có những kẻ xu thời, chịu nhục để cầu phú quí, nhưng cũng có những con người có lương tâm, có nhân cách, họ luôn cảm thấy nỗi nhục nô lệ. Một trong những con người như vậy là nhà thơ ở đất Vị Hoàng, tác giả của bài thơ mà ta đang đọc. Hai câu kết có thể nói là một tiếng lòng biết bao cay đắng: Nhân tài đất bắc, kìa ai đó,Ngoảnh cổ mà trông cảnh nước nhà. Không còn là tiếng cười mà chỉ là một cảm giác nhức nhối vừa thương vừa giận vừa căm ghét. Nhà thơ chỉ cho mọi người thấy những con người lôi thôi...đeo lọ kia, những quan trường...âm oẹ kia không phải là những kẻ đáng cười. Họ còn mang dáng vẻ đáng thương của một đất nước.


Hào khí tiên rồng ở đâu, nhân tài ở đâu mà chỉ còn lại những con người cam chịu làm tay sai cho bọn thực dân đế quốc, lại để cho bọn ngoại bang đáng ghét được đè đầu cởi cổ dương dương tự đắc như vậy? Lời thơ kết thúc nhưng nỗi đau trong lòng người lại dội lên quặn thắt. Thời trung đại, không có nhà thơ nào viết nhiều (tới 13 bài vừa thơ vừa phú) về chuyện thi cử như Trần Tế Xương.


Chuyện thi cử trong thơ ông vừa bi vừa hài, là chuyện cười ra nước mắt. Có lí do riêng, không biết vì cái luật lệ khe khắt của trường thi hay vì tính nết không chịu được khuôn phép của ông mà tám lần thi biết bao cực nhọc và tốn kém, ông chỉ đỗ cái tú tài. Còn do cái chế độ khoa cử nói riêng và chế độ xã hội nói chung thời thực dân phong kiến, đầy rẫy cái cảnh "đậu lạy quan xin", bất công, ngang trái.

Ảnh minh họa (Nguồn internet)
Ảnh minh họa (Nguồn internet)
Ảnh minh họa (Nguồn internet)
Ảnh minh họa (Nguồn internet)

Công Ty cổ Phần Toplist
Địa chỉ: Tầng 3-4, Tòa nhà Việt Tower, số 01 Phố Thái Hà, Phường Trung Liệt, Quận Đống Đa, Thành phố Hà Nội
Điện thoại: 0369132468 - Mã số thuế: 0108747679
Giấy phép mạng xã hội số 370/GP-BTTTT do Bộ Thông tin Truyền thông cấp ngày 09/09/2019
Chịu trách nhiệm quản lý nội dung: Nguyễn Duy Ngân
Chính sách bảo mật / Điều khoản sử dụng | Privacy Policy