Bài văn phân tích tính sử thi số 2

Trong 2 cuộc kháng chiến, những tác phẩm văn học viết về đề tài miền núi đã đạt những thành tựu xuất sắc bởi nó không chỉ phản ánh được những đặc điểm về con người, cuộc sống của một vùng, miền mà qua một cánh cửa nhỏ nó cho thấy được cả một bức tranh chung của đất nước trong một thời kỳ lịch sử.


Tiếp theo Đất nước đứng lên, 10 năm sau, Nguyên Ngọc – Nguyễn Trung Thành lại thành công xuất sắc trong một tác phẩm viết về đề tài miền núi: Rừng xà nu. Truyện ngắn này đã nhận giải thưởng văn học Nguyễn Đình Chiểu năm 1965. Cũng mang đậm cảm hứng và màu sắc sử thi như trong Đất nước đứng lên, song Rừng xà nu đã gây kinh ngạc cho người đọc bởi chỉ với một truyện ngắn mà nhà văn đã đề cập tới những vấn đề lớn của dân tộc, của đất nước Việt Nam trong cuộc kháng chiến chống Mĩ. Chất sử thi đậm đặc trong Rừng xà nu, biểu hiện trong chủ đề, cách xây dựng hình tượng và cả ngôn ngữ của tác phẩm.


‘”Tính sử thi” là đặc điểm của văn học sáng tác trên nền tảng của ý thức cộng đồng toàn dân, xuất hiện vào thời kì có đấu tranh chống ngoại xâm, có phong trào xã hội bảo vệ lợi ích toàn dân. Tác phẩm được coi là có tính sử thi khi nó khai thác và phản ánh xung đột của dân tộc với kẻ xâm lược, thể hiện những vấn đề lớn của cả cộng đồng trên lập trường vì lợi ích chung của dân tộc, -xây dựng nhân vật anh hùng đại diện cho phẩm chất, ý chí và sức mạnh của dân tộc bằng giọng ngợi ca, tự hào, thể hiện được những tình cảm chung của toàn dân tộc…


Những tác phẩm mang tính sử thi đều hướng tới triển khai những chủ đề mang nghĩa cộng đồng, thời đại chứ không phải là những vấn đề mang tính đời. Truyện ngắn Rừng xà nu đã hướng tới điều này khi nó không những đã phản ánh được cuộc kháng chiến anh dũng của nhân dân miền Nam, nhân dân Tây Nguyên mà còn khẳng định một chân lí của thời đánh Mĩ: ‘”Chúng nó đã cầm súng, mình phải cầm giáo” – phải dùng bạo lực cách mạng để tiêu diệt bạo lực phản cách mạng. Chân lí này được phát biểu trực tiếp bằng lời của cụ Mết đồng thời cũng được thể hiện qua cuộc đời bi tráng của Tnú:

Dù đã huy động tất cả sức mạnh của cá nhân nhưng khi Tnú tay không đứng trước kẻ thù tàn bạo thì anh vẫn thất bại đau đớn: kẻ thù đã bắt vợ con Tnú, tra tấn vợ con anh bằng những đòn đánh tàn bạo. Lòng căm thù, tình yêu thương bùng cháy trong Tnú, thôi thúc anh xông vào lũ giặc. Sức mạnh trong con người Tnú đã giúp anh quật ngã được thằng lính giặc. Song Tnú chỉ có tay không giữa kẻ thù đông đảo và đầy vũ khí. Vì thế, Tnú đã không cứu được mẹ con Mai (cụ Mết nhắc lại 3 lần chuyện đó khi kể câu chuyện bi thảm này). Bản thân Tnú cũng bị giặc bắt, bị trói, mười đầu ngón tay đã bị đốt cháy rừng rực như mười ngọn đuốc. Thất bại của Tnú đã chứng minh rằng: khi kẻ thù cầm súng mà ta chưa kịp cầm giáo, mọi sức mạnh của cá nhân cũng không đủ để chống lại kẻ thù, thất bại là một tất yếu. Thất bại của Tnú là bài học cay đắng của không chỉ riêng anh mà của làng Xô Man, của cả đất nước những năm chống Mĩ.


Tnú chỉ được cứu khi dân làng Xô Man đã cầm vũ khí đứng lên tiêu diệt kẻ thù. Chính ngọn lửa đốt đôi bàn tay Tnú đã làm bùng lên ngọn lửa căm hờn, ngọn lửa khởi nghĩa của dân làng Xô Man. Sau bao ngày mài giáo, mài rựa chuẩn bị vũ khí, người Strá đã ào ạt xông lên, đi đầu là cụ Mết. Họ đã chém gục thằng Dục, giết 10 thằng ác ôn cứu Tnú, giải phóng cho dân làng. Con đường của Tnú từ đấu tranh tự phát đến tham gia lực lượng đánh Mĩ đã phản ánh hiện thực về con đường đi đến với cách mạng, vũ trang đánh Mĩ của người dân Tây Nguyên.


Tnú thuộc kiểu nhân vật sử thi bởi nhân vật này tiêu biểu đại diện cho cộng đồng về cả sức mạnh, phẩm chất cũng như lí tưởng, lẽ sống. Cũng như cụ Mết, Tnú tiêu biểu cho phẩm chất, tính cách của người dân Tây Nguyên:

Tnú là con người trung thực, gan góc, dũng cảm. Cái chất Tây Nguyên này có trong Tnú từ khi còn nhỏ. Lúc còn dẫn đường cho cán bộ, Tnú và Mai được anh Quyết dạy chữ. Học chữ thua Mai, Tnú đã đập vào bảng, lấy đá ghè vào đầu đến chảy máu. Để đưa được chữ vào sau vầng trán rắn như đá núi, Tnú cần cả tình yêu lẫn sự gan góc và nghị lực phi thường. Sự gan góc dũng cảm của anh càng lớn càng bộc lộ rõ khi phải đối diện với kẻ thù. Để khủng bố tinh thần anh, giặc chĩa súng vào anh và hỏi “Cộng sản ở đâu?” Tnú đã bình thản đặt tay lên bụng “Cộng sản ở đây này”.


Tnú có tình yêu thương sâu sắc, mãnh liệt đối với núi nước quê hương. Khi hiểu rằng theo Đảng sẽ bảo vệ được núi nước quê hương Tnú không sợ hi sinh vì “Đảng còn là núi nước này còn”. Anh gắn bó với quê hương, với từng cánh rừng xà nu, từng khúc sông, con suối, thuộc hiểu rừng núi và thiết tha nhớ những âm thanh mang nhịp sống quê mình.


Ở Tnú, đôi bàn tay là hình ảnh mang tính cách anh rõ nhất. Đôi bàn tay khi còn lành lặn là đôi bàn tay trung thực nghĩa tình. Bàn tay biết cầm phấn học cái chữ anh Quyết dạy cho cũng là bàn tay lấy đá ghè vào đầu tự trừng phạt mình khi học mà hay quên. Khi vượt ngục trở về, đôi bàn tay ấy đã nắm lấy tay Mai mà mắt giàn giụa nước. Khi bị đốt, 10 ngón tay Tnú đã thành 10 ngọn đuốc đốt cháy bùng lên ngọn lửa căm hờn, ngọn lửa khởi nghĩa của làng Xô Man. Với đôi bàn tay mỗi ngón chỉ còn 2 đốt, Tnú vẫn cầm Vũ khí, vẫn đi tìm những thằng Dục để trả thù. Với Tnú, đã là kẻ thù thì đứa nào cũng là thằng Dục. Câu chuyện kết thúc bằng hình ảnh Tnú giết tên chỉ huy đồn giặc trong hầm cố thủ của hắn không phải bằng vũ khí mà bằng chính đôi bàn tay thương tật của anh đã cho thấy sức mạnh trừng phạt của nhân dân đối với kẻ thù của dân tộc là sức mạnh được nuôi dưỡng từ lòng căm thù và từ những đau thương uất hận. Sức mạnh ấy sẽ giúp nhân dân trả thù và tự bảo vệ sự sống của quê hương.


Sức mạnh của Tnú là sức mạnh của cả Tây Nguyên: vừa ào ạt, sôi sục như thác lũ khi xông vào lũ giặc, lại vừa thâm trầm vững chãi như núi rừng Tây Nguyên khi trải qua đau thương vẫn vươn lên khẳng định mình trong cuộc tiến công tiêu diệt kẻ thù. Khi Tnú mồ côi, làng Xô Man nuôi anh lân thành người. Khi Tnú đi liên lạc, rừng núi quê hương che chở cho anh. Khi anh thất bại, làng Xô Man đã cứu sống anh, chữa trị cho vết thương liền sẹo. Khi Tnú đi lực lượng trở về, làng Xô Man đón anh như đón đứa con ruột thịt. Tnú đã trở thành hình tượng trung tâm của tác phẩm mang vẻ đẹp và kết tinh phẩm chất anh hùng của xứ sở Tây Nguyên.


Hình ảnh thiên nhiên được khắc họa đậm chất sử thi: cây xà nu như một hoá thân của con người Tây Nguyên đau thương và anh dũng, cả rừng xà nu không cây nào không bị thương. Có cây chết Song còn rất nhiều cây xà nu khác đã vượt lên đau thương để sông. Sức sống bất diệt của cây xà nu biểu hiện sinh động, phong phú ở nhiều phương diện khác nhau: khả năng sinh sôi nảy nở rất nhanh, sức vươn lên mạnh mẽ để đón nhận ánh nắng mặt trời, khả năng vượt lên đau thương để tồn tại và đặc biệt cây xà nu luôn quần tụ bên nhau thành đồi, thành rừng. Xây dựng hình tượng cây xà nu, rừng xà nu, Nguyễn Trung Thành đã tạo một bối cảnh không gian mang tính sử thi: Mở đầu và kết thúc tác phẩm là hình ảnh hàng vạn cây xà nu thành đồi, thành rừng nối tiếp nhau chạy tới chân trời tạo nên một vẻ đẹp hùng vĩ và bất diệt của thiên nhiên Tây Nguyên làm nền cho cuộc đời bi tráng của Tnú và cuộc nổi dậy của dân làng Xô Man.


Cuộc đời bi tráng của Tnú và cuộc nổi dậy của dân làng Xô Man được gợi lên qua lời kể của cụ Môt – lời kể mang màu sắc hình thức kể khan, kể sử thi trường ca của đồng bào Tây Nguyên.


Kể khan là hình thức sinh hoạt cộng đồng mang tính truyền thống cố từ lâu đời của dân tộc Tây Nguyên. Dưới mái nhà Ưng, bên bếp lửa lửa bập bùng, dân làng quây quần bên nhau nghe người già kể những câu chuyện về nguồn gốc bộ tộc, về chiến công của những người anh hùng. Những bài kể khan như hát, suốt đêm, từ đêm này qua đêm khác trong một không khí thiêng liêng. Cuộc đời Tnú cũng được kể lại trong một đêm anh về thăm làng. Cũng bên bếp lửa bập bùng dưới mái nhà Ưng, lời cụ Mết trầm hùng cất lên như lời phán truyền của lịch sử: “Người Strá ai có cái tai, ai có cái bụng thương núi, thương nước, hãy lắng mà nghe, mà nhớ…”, “Nghe rõ chưa, các con, rõ chưa? Nhớ lấy, ghi lấy. Sau này tau chết rồi, bay còn sống phải nói lại cho con cháu: Chúng nó đã cầm súng, mình phải cầm giáo!…”


Câu chuyện cụ Mết kể là nói về những người đang sống, là câu chuyện của hiện tại. Trong khi đó, hình thức kể khan lại thường gắn với những câu chuyện, những nhân vật trong lịch sử. Vì vậy, câu chuyện hiện tại về cuộc nổi dậy của dân làng Xô Man và cuộc đời của Tnú như có một độ lùi sử thi để mang màu sắc lịch sử. Do vậy, đọc Rừng xà nu, hiện tại khi được đặt lùi xa bằng một khoảng cách sử thi sẽ đem đến sự chiêm ngưỡng mang tính chất sử thi. Qua lời kể của cụ Mết, hình tượng nhân vật Tnú dường như mang vẻ đẹp của những anh hùng, dũng sĩ trong các sử thi Đăm San, Xinh Nhã, Đăm Bri của Tây Nguyên xưa.


Âm hưởng sử thi là âm hưởng chung của văn học Việt Nam thời kì kháng chiến và cũng là nét đặc sắc riêng của truyện ngắn Rừng xà nu vì ở tác phẩm này không phải chỉ có một vài yếu tô mà màu sắc sử thi được tạo nên từ sự tổng hòa của tất cả các yếu tố nội dung cũng như nghệ thuật.


Màu sắc sử thi góp phần quan trọng trong việc thể hiện chủ để, chuyển tải không khí thời đại đồng thời cũng tạo nên sức hấp dẫn cho tác phẩm.

Bài văn phân tích tính sử thi số 2
Bài văn phân tích tính sử thi số 2
Bài văn phân tích tính sử thi số 2
Bài văn phân tích tính sử thi số 2

Công Ty cổ Phần Toplist
Địa chỉ: Tầng 3-4, Tòa nhà Việt Tower, số 01 Phố Thái Hà, Phường Trung Liệt, Quận Đống Đa, Thành phố Hà Nội
Điện thoại: 0369132468 - Mã số thuế: 0108747679
Giấy phép mạng xã hội số 370/GP-BTTTT do Bộ Thông tin Truyền thông cấp ngày 09/09/2019
Chịu trách nhiệm quản lý nội dung: Nguyễn Duy Ngân
Chính sách bảo mật / Điều khoản sử dụng | Privacy Policy