Bài văn phân tích "Tuyên ngôn độc lập" số 10

Trong cuộc đấu tranh giành độc lập nhiều gian khổ, phải đối mặt với những kẻ thù vô cùng nguy hiểm, nhưng dân tộc ta vẫn kiên cường chiến đấu làm nên những thắng lợi lịch sử. Cách mạng tháng tám tháng công, với hoàn cảnh rộng và hẹp rất thuận lợi, chủ tịch Hồ Chí Minh đã soạn thảo và đọc bản tuyên ngôn độc lập trên quảng trường Ba Đình lịch sử, mở ra một thời kì mới cho dân tộc Việt Nam.


Bản tuyên ngôn được chia làm ba phần hết sức rõ ràng, mạch lạc: phần một nêu lên cơ sở lí luận cho bản tuyên ngôn; phần 2 nêu cơ sở thực tiễn của bản tuyên ngôn; phần ba là lời tuyên ngôn dõng dạc, đanh thép. Ngay từ phương diện bố cục ta đã nhận thấy sự chặt chẽ, logic của bản tuyên ngôn. Đây có thể coi là điều kiện tiên quyết tạo nên sự thành công cho tác phẩm.


Phần một có vị trí, ý nghĩa vô cùng quan trọng bởi nó đưa ra cở sở lí luận, tư tưởng cho bản tuyên ngôn độc lập của Việt Nam. Để tạo cơ sở, Bác đã trích dẫn câu nói nổi tiếng, quan trọng nhất trong hai bản tuyên ngôn Pháp và Mĩ. “Tuyên ngôn Độc lập” của nước Mĩ năm 1776: “Tất cả mọi người sinh ra đều có quyền bình đẳng. Tạo hóa cho họ những quyền không ai có thể xâm phạm được; trong những quyền ấy, có quyền được sống, quyền tự do và quyền mưu cầu hạnh phúc”; Tuyên ngôn Nhân quyền và Dân quyền của Cách mạng Pháp năm 1791: “Người ta sinh ra tự do và bình đẳng về quyền lợi; và phải luôn luôn được tự do và bình đẳng về quyền lợi”. Việc trích dẫn này nhằm những dụng ý sâu sắc của Bác.


Trước hết hai bản tuyên ngôn này từ lâu đã được cả thế giới thừa nhận là chân lí, là hằng số không thay đổi. Bởi vậy trích dẫn hai bản tuyên ngôn, Hồ Chí Minh đã tạo cơ sở pháp lí vững chắc, với lí lẽ vô cùng khách quan và giàu sức thuyết phục. Không chỉ vậy, khi trích dẫn Hồ Chí Minh đã sử dụng lối nói “Gậy ông đập lưng ông”, Bác dùng chính lí lẽ của kẻ đang lăm le xâm lược ta để thuyết phục chúng. Nhưng hơn thế nó còn có ý nghĩa răn đe, cảnh tỉnh những kẻ đi xâm lược nước khác tất yếu sẽ chuốc lấy bại vong. Việc dùng hai bản tuyên ngôn của Pháp và Mĩ – cường quốc trên thế giới để suy ra nên độc lập của Việt Nam, Bác đã khéo léo đặt ngang hàng Việt Nam với những cường quốc đó, nhằm tôn cao vị thế, tầm vóc của dân tộc.


Và cũng vì thế mà cuộc cách mạng tháng tám vừa tiến hành cũng được sánh ngang với những cuộc cánh mạng được đánh giá là vĩ đại nhất trong lịch sử thế giới. Đồng thời việc sử dụng hai bản tuyên ngôn vốn được coi là tinh hoa trí tuệ của nhân loại thì Hồ Chí Minh còn đập tan luận điệu bịp bợm, xảo trá của Thực dân Pháp cho dân ta chỉ là lũ Annammit ngu dốt. Người đã sử dụng không chỉ nhuần nhuyền mà hết sức sáng tạo khò tang tri thưc thế giới và nhân loại để làm giàu cho tri thức quốc gia, dân tộc mình. Cuối cùng việc trích dẫn đầy đủ hai bản tuyên ngôn kèm theo đó là lời răn đe, cảnh tỉnh đã cho thấy sách lược chính trị độc đáo, tài giỏi của Hồ Chí Minh, vừa mềm dẻo vừa kiên quyết.


Sau khi trích dẫn hai bản tuyên ngôn, Bác đã suy ra Suy rộng ra câu ấy có nghĩa là: “tất cả các dân tộc trên thế giới đều sinh ra bình đẳg dân tộc nào cũng có quyền sống, quyền sug sướg và quyền tự do”. Nhìn về mặt hình thức, câu suy ra của Hồ Chí Minh chỉ như là hệ quả tấ yếu của hai bản tuyên ngôn độc lập của Pháp và Mĩ. Nhưng thực chất câu suy rộng ra của Hồ Chí Minh không chỉ là sự lặp lại mà đó là cả một bước phát triển lớn. Bởi từ quyền của con người Bác đã nâng lên khẳng định, nhấn mạnh quyền quốc gia, dân tộc.


Ý suy rộng ra đó là kết tinh cao độ của trí tuệ và tài năng vĩ đại của Người. Nó còn có ý nghĩa đặc biệt quan trong không chỉ với sự nghiệp cách mạng Việt Nam, mà có đối với các nước khác trên thế giới. Bởi sau khi bản tuyên ngôn độc lập ra đời, thì phong trào đấu tranh diễn ra vô cùng sổi nổi, mạnh mẽ. Bằng hai thao tác ngắn gọn Hồ Chí Minh đã tạo ra cơ sở về mặt tư tưởng, pháp lí vô cùng vững chắc cho nền tảng độc lập của dân tộc Việt am. Cơ sở này đã tạo thành xương sống để nâng đỡ toàn bộ lí lẽ, dẫn chứng sau đó.


Để tạo nên cơ sở thực tiễn cho nền độc lập cũng như bản tuyên ngôn Bác đã thực hiện đối thọai ngầm với tất cả những luận điệu xảo trá, bịp bợm của thực dân Pháp, để phủ định toàn bộ quyền lợi, nghĩa vụ của chúng trên Việt Nam. Đồng thời Bác cũng khẳng định sức mạnh, tư cách của mặt trận Việt Minh. Bác đối thoại ngầm với từng luận điệu bịp bợm của thực dân pháp. Luận điệu đầu tiên Thực dân Pháp tung ra khi đến Việt Nam là để khai hóa, tức là dùng văn minh nhân loại để làm cho xã hội Việt Nam phát triển tiến bộ.


Nhưng Bác đã đáp trả luận điệu bịp bợm đó bằng hệ thống lập luận hết sức mạch lạc: về chính trị chúng thực hiện thủ đoạn hà khắc, thâm độc, về kinh tế thực chất các chính sách kinh tế là để bóc lột nhân dân ta, rút cạn của cải, tiền bạc của nhân dân; về văn hóa xã hội chúng dùng những chính sách độc ác, dã man không chỉ ảnh hưởng một thế hế mà ảnh hưởng đến cả nòi giống Việt. Trên tất cả các phương diện Bác đã đưa ra dẫn chứng hết sức điển hình, nghệ thuật liệt kê trong đoạn trích khi đã diễn tả được tội ác chồng chất, liên tiếp của thực dân Pháp. Ngoài ra Bác còn sử dụng kiểu câu cùng một cấu trúc với đại từ “chúng” đặt ở đầu câu có tác dụng nhấn mạnh vào đối tượng mà Bác hướng đến. Nó cũng cho thấy đây không phải là những lời tố cáo gián tiếp mà là lời tố cáo trực tiếp, đanh thép.


Với luận điệu thứ hai của kẻ thù, đến Việt Nam để bảo hộ, Bác đã bác bỏ luận điểm này bằng hai dẫn chứng rõ ràng, xác đáng, đó là hai lần Pháp bán Việt Nam cho Nhật. Bác đã chứng minh vô cùng thuyết phúc, Thực dân Pháp không bảo hộ nước ta như chúng đã nêu mà thực chất chúng chỉ coi Việt Nam như một quân bài chính trị có thể mua bán bán cứ lúc nào.


Không chỉ vậy, với luận điệu chúng thuốc phe đồng minh, Bác tiếp tục lột trần bộ mặt thật của chúng. Hai lần chúng bán nước ta cho Nhật cũng là hai lần chúng thỏa hiệp với Phát xít, phản bội phe đồng minh. Chúng đã quỳ gối mở cửa cho Nhật, bằng lối diễn đạt giàu hình ảnh Bác đã tô đậm bản chất hèn nhát, bạc nhược của thực dân Pháp. Hơn nữa Bác còn đập tan luận điệu này bằng việc đưa ra dẫn chứng: trong hoàn cảnh thua chạy, chúng vẫn tìm cách khủng bố Việt Minh và giết vô số tù chính trị của ta.


Ngoài ra với luận điệu, nước ta là thuộc địa của Pháp Bác đã đập tan luận điệu này bằng cách nhấn mạnh vào sự thật, mùa thu 1940 Pháp bán nước ta cho Nhật, ta là thuộc địa của Nhật chứng không phải của Pháp. Điều này đã được Bác diễn tả bằng hai câu văn lặp cấu trúc “sự thật là…” nhấn mạnh, tạo giọng tố cáo hùng hồn, đanh thép. Bằng những lập luận sắc sảo, dẫn chứng chân thực, giọng điệu đanh thép, Hồ chí Minh đã chủ động, bình tĩnh đập tan luận điệu xảo trá của Thực dân Pháp, để phủ nhận toàn bộ quyền lợi, nghĩa vụ của chúng ở Việt Nam. Đây là thực tế quan trọng để Bác đưa ra lời tuyên ngôn ở phần sau.


Sau khi đã chuẩn bị đầy đủ cơ sở lí luận và thực tiễn, Bác đã đưa ra lời tuyên ngôn vô cùng hào hùng, sảng khoái. Trước hết bác đưa lời tuyên ngôn xóa bỏ tất cả quyền lợi và nghĩa vụ của Pháp trên đất Việt Nam. Thứ hai Bác tuyên bố quyết tâm chống lại tất cả sự xâm lược của thực dân Pháp đối với nước ta. Và cuối cùng là sự khẳng định độc lập của dân tộc Việt Nam.


Bằng những lí lẽ , dẫn chứng hùng hồn, sắc sảo Hồ Chí Minh đã không chỉ vạch trần bộ mặt bịp bợm của thực dân Pháp, mà còn mở ra mộ cách cửa mới cho dân tộc. Bản tuyên ngôn độc lập không chỉ có giá trị chính trị lớn lao mà còn là văn bản chính luận mẫu mực.

Ảnh minh họa (Nguồn internet)
Ảnh minh họa (Nguồn internet)
Ảnh minh họa (Nguồn internet)
Ảnh minh họa (Nguồn internet)

Công Ty cổ Phần Toplist
Địa chỉ: Tầng 3-4, Tòa nhà Việt Tower, số 01 Phố Thái Hà, Phường Trung Liệt, Quận Đống Đa, Thành phố Hà Nội
Điện thoại: 0369132468 - Mã số thuế: 0108747679
Giấy phép mạng xã hội số 370/GP-BTTTT do Bộ Thông tin Truyền thông cấp ngày 09/09/2019
Chịu trách nhiệm quản lý nội dung: Nguyễn Duy Ngân
Chính sách bảo mật / Điều khoản sử dụng | Privacy Policy