Bài văn phân tích văn bản "Bàn luận về phép học" của Nguyễn Thiếp số 10
Đối với mỗi con người chúng ta việc học vô cùng quan trọng. Học giúp chúng ta tiếp thu thêm kiến thức và tương lai trở nên rộng mở hơn. Bàn về vấn về ta không thể không nhắc đến bài luận về phép học của Nguyễn Thép. Trong bài này ông nêu rõ quan niệm của mình về mục đích học thực sự là đạo đức là tri thức, để góp phần hưng thịnh cho đất nước.
Đây là một phần trong bản tấu của Nguyễn thiếp gửi lên vua Quang Trung để nói lên quan điểm của mình. Đầu tiên chúng ta cần hiểu tấu là gì? Tấu là một loại văn bản của quan lại hoặc thần dân để trình bày một ý kiến về chính sách cai trị hoặc vấn đề quan trọng của quốc gia. Mở đầu đoạn trích tác giả dùng câu châm ngôn để thấy mục đích chân chính của việc học “ Ngọc không mài không thành đồ vật, người không học không biết rõ đạo” Thông qua câu nói này tác giả muốn nói lên mục đích học tập. Một viên ngọc không được mài giũa, không được trải qua quá trình tạo lắn thì mãi vẫn chỉ là một viên ngọc không có công dụng, chỉ làm đồ trang trí và giá trị của nó không được cao. Cũng giống như con người không được trải qua quá trình rèn luyện học tập để trở thành người có đạo đức có tri thức giúp ích cho xã hội được. Học ở đây không chỉ tiếp thu kiến thức mà còn học cách làm người, học cách đối nhân xử thế, học để sống tốt.
Bởi con người quan trọng nhất là phải có đạo đức, người có tài mà không có đức thì sẽ không dùng được. Dưới thời phong kiến xưa theo Nho giáo, học hành thi cử chính là con đường dẫn đến chốn quan trường, là cơ hội để đấng nam nhi góp sức mình cho đất nước.học tập là quy luật trong cuộc sống. Đạo học ngày xưa lấy đạo đức làm chính, đó là những cư xử trong tam cương ngũ thường ngày xưa. Tác giả dùng mục đích cao cả của việc học để soi vào thực tế, từ đó phê phán những biểu hiện lệch lạc sai trái trong xã hội đương thời gây tác hại to lớn cho quốc gia dân tộc. Ông nêu lên nền học chính truyền của ta đã bí mất thay vào đó và lối học, hòng mau danh lợi. Như vậy chúa tầm thường mà thần nịnh hót thì việc nước mất nhà tan là đương nhiên.
Học mà không hiểu nội dung là gì chỉ chăm chăm chú ý đến việc nhận được bổng lộc sau khi làm quan. Không tiếp thu được kiến thức lại còn đạo đức cũng không được. Vậy những con người như vậy làm quan thì đất nước ngày càng đi xuống chúng trở thành những con sâu mọt đi đục khoét của cải để hưởng vinh hoa phú quý. Ngày nay chúng ta gọi đó là học vẹt, học chỉ để đi thi chứ không nhớ gì. Thật lãng phí thời gian và tiền bạc. Một đất nước mà mà toàn những con người học như vậy thì sẽ ngày càng đi xuống và trì trệ, không có bước phát triển. Chúng ta cần phải thay đổi cách học. Tiếp theo Nguyễn Thiếp bàn về phương pháp và nội dung học tập. Ông xin vua Quang Trung mở rộng việc học trở nên rộng rãi, mở thêm trường lớp dạy học. Làm thế nào mà mọi việc đều có ý thức học và học ở bất cứ đâu “ Thầy trò của các phủ huyện, trường tư, con cháu các nhà văn võ, thuộc lại ở các trấn cựu triều, đều tùy đâu tiện đấy mà học”.
Nguyễn Thiếp quả là người có tầm nhìn xa trông rộng, quan điểm của ông được nêu ra sau hai thế kỉ nhưng nó rất gắn liền chủ trương xã hội hóa giáo dục của Đảng và nhà nước ta hiện nay. Chúng ta đang áp dụng ý tưởng của ông vào thực tế. Về trình tự học thì theo ông ta phải học từ thấp đến cao từ nhỏ đến lớn, phải biết được những chữ cái trong bảng thì mới mong ghép lại được mới nhau “ lúc đầu học tiểu học để bồi làm gốc. Tuần tự rồi học đến tứ thư, ngũ kinh, chử sử. Học rộng rồi tóm lược cho gọn, theo điều học mà làm.” Có thể nói muốn học rộng biết sâu trước tiên chúng ta cần phải học cái căn bản làm gốc rễ thì sau này mới có thể ở mang tầm kiến thức của mình một cách tốt nhất, giúp ích được cho đất nước. Còn nếu như không cái căn bản làm nền tảng mà muốn mở rộng kiến thức thì rất khó và nó sẽ sai lệch đi rất nhiều bởi nó không có gốc thì làm sao mà có ngọn.
Qua đây ta có thể thấy được tầm hiểu biết của ông vô cùng rộng lớn, bởi ông có những cái nhìn và quan niệm vô cùng đúng đắn về việc học.. Bác hồ cũng đã dạy: học để hành, học với hành phải phải đi đôi: học mà không hành thì vô ích, hành mà không học thì hành không trôi. Vậy học là gì, hành là gì. Học là quá trình tiếp thu kiến thức được đúc kết từ hàng ngàn năm trước. Chúng ta ở trường được học qua thầy cô, bạn bè. học qua sách vở, đài, báo internet. Học còn làm giàu kiến thức mở mang tầm hiểu biết giúp chúng ta biết nhiều hơn về mọi mặt của cuộc sống giúp công việc trở nên thuận lợi và tốt đẹp hơn. Hành là quá trình trình vận dục kiến thức vào thực tế. Giống như người bác sỹ trải qua quá trình học tập tiếp thu kiến thức 6, 7 năm để sau khi ra trường dùng kiến thức của mình chữa bệnh cho bệnh nhân, hay như người công nhân vận dụng kiến thức và kinh nghiệm của mình để tạo ra sản phẩm tốt hơn,….
Rất nhiều những con người đang ngày ngày vận dụng kiến thức của mình vào thực tế. Nguyễn Thiếp khẳng định “ học để hành, nghĩa là học để hành tốt hơn. Trên thực tế thì học rất quan trọng tuy nhiên thì nếu ta học những kiến thức quá cao siêu mà không biết đem ra vận dụng thì việc học ấy trở nên tốn thời gian, tốn tiền của mà không có kết quả thì. Ngược lại hành mà không học thì cũng rất khó. Nếu ta chỉ làm theo thói quen và dựa vào kinh nghiệm của mình thì sẽ không đem lại hiệu quả cao và chậm. Và nó chỉ phù hợp với những công việc đơn giản nhẹ nhàng không cần dùng đến đầu óc trí tuệ, còn những công việc khoa học kỹ thuật cần những kiến thức chuyên môn thì kinh nghiệm không thì không đủ cần phải được học kiến thức.
Nguyễn Thiếp khi bày tỏ kiến của mình với vua luôn chân thành, khiêm tốn dùng những từ như: cầu xin, xin chớ bỏ qua,…” đồng thời thể hiện ông cũng thể hiện niềm tin của mình vào những điều được tấu. Cuối cùng tác giả khẳng địng vai trò to lớn và lâu dài của việc học. Họa may kể nhân tài mới lập được công, nhờ thế nhà nước mới vững yên. Đó là mới thực là cái đạo ngày nay có quan hệ tới lòng người. Xin chớ bỏ qua. Đạo học thành thì người tốt nhiều, mà người tốt nhiều thì đạo học chân chính sẽ có sức mạnh. Nếu nói theo cách hiểu hôm nay của chúng ta thì đạo học chân chính sẽ có thể thay đổi được con người, xã hội và giúp ích được đất nước.
Thông qua bài tấu của tác giả chúng ta đã học được nhiều điều về phương pháp học đúng đắn, học sao cho đúng cho phù hợp đừng lãng phí thời gian và tiền bạc của mình. Đừng học theo kiểu học vẹt, học đối phó, học là để cho mình chứ đừng lười biếng xem nhẹ việc học.