Bài văn phát biểu cảm nghĩ truyện "Sự tích Hồ Gươm" số 4

Nhắc tới Hà Nội là nhắc tới vùng đất chứa đựng nhiều sự tích văn hóa và lịch sử lâu đời. Hà Nội đang vươn mình đón chào những thành tự mới trong cả văn hóa, kinh tế lẫn chính trị xã hội. Ai đã một lần đặt chân đến Hà Nội thì địa điểm đầu tiên không đâu khác ngoài Hồ Gươm hay 36 phố phường. Vậy là người Việt Nam bạn biết Hồ Gươm có một sự tích mà nó gắn ngay trong chính cái tên gọi của nó Hồ gươm hay là Hồ Hoàn Kiếm.


Nói về kho tàng văn học dân gian của nước ta, nếu không nhắc tới sự tích Hồ Gươm thì thật là thiếu sót. Sử dụng yếu tố hoang đường, kỳ ảo để làm tăng thêm phần kịch tính và hấp dẫn cho thiên truyện này, nhất là qua hai lần nhận gươm và trả gươm của Lê Lợi. Hình ảnh chiếc gươm thần dùng để giết giặc, con rùa vàng để ngầm cho chúng ta hiểu đây là cuộc chiến chính nghĩa, ai dám xâm phạm nước Nam thì đều phải nhận lấy hậu quả bại trận như thế này. Truyện như một bản hùng ca về cuộc khởi nghĩa Lam Sơn chống giặc Minh xâm lược cũng như viết lên một thiên truyện đẹp về nguồn gốc của Hồ gươm.


Lấy bối cảnh đất nước dưới thời vua Lê Lợi trị vì, khi bọn giặc Minh tìm đủ mọi cách để thau tóm nước ta. Truyện được thành 2 phần rõ rệt: lúc vua nhận lấy gươm thần và khi trả gươm về cho Long Quân. Long Quân là nhân vật trong tượng tưởng của nhân dân. Cuộc khởi nghĩa là cuộc chiến chính nghĩa vì nước vì dân nên được tổ tiên giúp đỡ và phù hộ. Trong một lần, sau khi bị quân địch đánh bại vua đành phải lùi vào rừng để bảo vệ tính mạng rồi tiếp tục chiến đấu thì vô tình nhặt được lưỡi chuôi gươm nạm ngọc khi thấy ánh sáng kỳ lạ phát ra từ cây, nhớ ra chiếc gươm mà Lệ Thận vớt được dưới biển liên mang cho Lê Lợi, như dự đoán của Lê Lợi, chúng vừa vặn và đồng nhất với nhau.


Hai chi tiết trục vớt được gươm và Lê Lợi nhặt được chuôi gươm không hề đơn giản chỉ là sự ngẫu nhiên mà qua đó thể hiện được sự dung hòa của đất trời, lòng vua và lòng yêu nước của cả toàn dân tộc được cả trời đất chứng giám và thấu tận trời xanh. Con người trong cùng dân tộc thì luôn hướng về nhau. Chuôi gươm tượng trưng cho nhân dân ở miền ngược, còn lưỡi gươm tượng trưng cho nhân dân miền xuôi, dù có khó khăn như thế nào cũng luôn đồng lòng, cùng vua giữ bờ sông một cõi.


Cái gì cũng cần cho trao cho người có tài và đủ hiền đức mới có thể dựng nên nghiệp lớn. Gươm thần trao cho Lê Lợi là đúng chủ ý của cả toàn dân tộc Việt Nam, sứ mệnh giữ nước, đánh giặc, đưa non sông thu về một mối của Lê Lợi là đúng với lòng dân, luôn được nhân dân tin tưởng. khi đất nước rơi vào tình trạng lâm nguy thì chỉ có trên dưới đồng lòng, nhất trí thì mới hoàn thành được sứ mệnh.


Việc long quân bảo rùa vàng đi lấy lại gươm thần chính là lời nhắc nhở cho vị vua mới Lê Lợi của chúng ta: việc đánh giặc nên dùng bạo lực thì mới có thể giải quyết được, nhưng khi trì vị đất nước yêu chuộng hòa bình, không thích chiến tranh thì hãy nên dùng hồng đức của mình để cai trị thì dân mới phục được. Tuy Lệ Thận nhận gươm trên đất Thanh Hóa nhưng lại trả ở trên sông Tả Vọng, Hà Nội,điều này một lần nữa nhắc về sự ra đời của tên gọi hồ Gươm và hồ Hoàn Kiếm, nếu trả ngay trên đất xứ Thanh thì bị giới hạn về mặt không gian.


Tên gọi Hồ Hoàn Kiếm như là lời cảnh báo cho những kẻ tham lam luôn tìm mọi cách chống phá và thâu tóm nước ta. Nước Việt Nam luôn yêu chuộng hòa bình, đấu tranh giữ nước và dựng nước là truyền thống quý báu của ta cần được gìn giữ và phát huy.

Ảnh minh họa (Nguồn internet)
Ảnh minh họa (Nguồn internet)
Ảnh minh họa (Nguồn internet)
Ảnh minh họa (Nguồn internet)

Công Ty cổ Phần Toplist
Địa chỉ: Tầng 3-4, Tòa nhà Việt Tower, số 01 Phố Thái Hà, Phường Trung Liệt, Quận Đống Đa, Thành phố Hà Nội
Điện thoại: 0369132468 - Mã số thuế: 0108747679
Giấy phép mạng xã hội số 370/GP-BTTTT do Bộ Thông tin Truyền thông cấp ngày 09/09/2019
Chịu trách nhiệm quản lý nội dung: Nguyễn Duy Ngân
Chính sách bảo mật / Điều khoản sử dụng | Privacy Policy