Bài văn so sánh thiên nhiên hiện lên trong Tây Tiến và Việt Bắc số 4
Thơ Quang Dũng vừa có hơi hướng cổ điển vừa mới mẻ hiện đại . Ông có một hồn thơ tài hoa ,tinh tế đa cảm . “Tây tiến” là bài thơ đặc sắc của Quang Dũng .Bài thơ thể hiện nỗi nhơ thương da diết cháy bỏng về đồng đội Tây Tiến hào hoa kiêu dũng chiến đấu giữa miền tây hùng vĩ lệ.Bài thơ thành công một phần là là nhờ cách xây dựng hình tượng núi rừng Tây bắc hùng vĩ diễm lệ. Những bài thơ lớn của Tố Hữu đều sáng tác vào những điểm mốc của lịch sử cách mạng Việt Nam. Bài thơ "Việt Bắc" - kiệt tác của Tố Hữu cũng được sáng tác trong một thời điểm trọng đại của đất nước. Cả hai bài đều làm nổi bật lên vẻ đẹp Tây Bắc nước ta.
Đối với bài thơ Tây Tiến, bài được sáng tác trong cảm hứng nhớ một thời chiến đấu oanh liệt của đoàn quân TT đầu thời kì chống pháp ở vùng biên giới Việt lào .Bài thơ dựng lên bức tranh núi rừng Tây bắc trong niềm hoài niệm thiết tha. Hình ảnh đèo dốc “khúc khuỷu “. “thăm thẳm” được hiện lên đầy hiểm trở gập ghềnh nhờ cách sử dụng từ láy tượng hình. Câu thơ “dốc lên khúc khuỷu dốc thăm thẳm ‘dày đặc thanh trắc càng nhấn mạnh sự hùng vĩ hiểm nguy của cảnh núi rừng. Hai chữ “dốc” mở hai nhịp thơ:
Dốc lên khúc khuỷu /dốc thăm thẳm
Hình ảnh “cồn mây” cũng góp phần cực tả dộ cao của đèo dốc, tô đậm cái hùng vĩ của cảnh núi rừng, độ cao ấy đc hình dung cụ thể hơn qua hình ảnh “súng ngửi trời”. Một độ cao chỉ thấy cái hiểm nguy nghẹt thở đe dọa cuộc sống con người nhưng lại được nhà thơ nói theo kiểu nhẹ tênh pha chút ngang tàng kiểu lính
.
Câu thơ “Ngàn thước lên cao ngàn thước xuống “nhịp gấp khúc tả con đường hành quân khắc nghiệt ,dữ dội .Câu thơ như đc bẻ gập đôi cực tả hai bên lên xuống của đèo dốc “khiến độc giả như đang được thử nghiệm một trò chơi bập bênh đến chóng mặt”(phan huy dũng) Cảnh núi rừng miền tây không chỉ hùng vĩ ,dữ dội mà còn đầy bí hiểm.
Chiều chiều oai linh thác gầm thét
Đêm đêm Mường hịch cọp trêu người
Thủ pháp cường điệu tô đậm vẻ đẹp hoang dại, dữ dội bí hiểm: thác dữ gầm gào, hổ dữ rình rập đe dọa. Khung cảnh núi rừng miền tây hiện lên đầy vẻ anh linh, bí hiểm. Cả thiên nhiên miền Tây Bắc bóng chiều và đêm tối như đồng lõa với tác dữ và cọp dữ để uy hiếp con người Thiên thiên miền tây trong thơ Quang Dung, trong Tây tiến không chỉ được vẽ bằng những nết khoẻ, gân guốc và đi cùng với nó là những nét vẽ mềm mại nên thơ. Bút pháp lãng mạn khắc họa cho người đọc một Tây bắc thơ mộng mỹ lệ.
Còn trong bài thơ Việt Bắc của nhà thơ Tố Hữu, Để cho Việt Bắc - người ở lại - mở lời trước là rất tế nhị, vì trong chia tay thì người ở lại thường không yên lòng đối với người ra đi:
"Mình về mình có nhớ ta
Mười lăm năm ấy thiết tha mặn nồng
Mình về mình có nhớ không
Nhìn cây nhớ núi, nhìn sông nhớ nguồn?"
Câu thơ mở đầu "Mình về mình có nhớ ta" là giai điệu chính thứ nhất. Mình và Ta đã từng chịu chung gian khổ "miếng cơm chấm muối", đã cùng chung lưng đấu cật để chống kẻ thù chung "mối thù nặng vai". Biện pháp tu từ nhân hoá "rừng núi nhớ ai" nói lên tình cảm thắm thiết của Việt Bắc với những người kháng chiến. Việt Bắc nhắn nhủ với người về là chẳng những "nhớ ta" mà còn phải "nhớ mình', nói theo ngôn từ của tình yêu thì chẳng những phải "nhớ em" mà còn phải "nhớ anh" nữa. Đó là câu thơ hay nhất của bài thơ "Việt Bắc" mà cũng là một sáng tạo tuyệt vời của Tố Hữu!
Hai đại từ Ta - Mình cứ xoắn xuýt, quấn quýt "Ta với mình, mình với ta" thật là nồng nàn. Ý nghĩa lại không rạch ròi để rồi nhập lại làm một: "Mình đi, mình lại nhớ mình" (Trả lời cho câu hỏi: "Mình về mình có nhớ ta") Diễn ra ngôn ngữ của tình yêu là "Anh đi anh lại nhớ em". Để xua tan những hoài nghi của người ở lại, người về phải nói những lời thật nồng thắm, phải so sánh với những tình cảm cao quý nhất của con người:
"Nhớ gì như nhớ người yêu
Trăng lên đầu núi, nắng chiều lưng nương"
Từ "nhớ" được điệp lại trùng trùng và mỗi từ lại gợi lên không biết bao nhiêu kỉ niệm thân thương giữa Ta với Mình.
"Thương nhau, chia củ sắn lùi
Bát cơm sẻ nửa, chăn sui đắp cùng"
Con người Việt Bắc trong lòng người về mới đáng yêu đáng quý làm sao:
"Nhớ người mẹ nắng cháy lưng
Địu con lên rẫy, bẻ từng bắp ngô."
Và chủ đề chung thủy - chung thủy với cách mạng của bài thơ "Việt Bắc" đã đạt đến độ sâu sắc ngay trong phần một này. Tiếng nói yêu thương - nét nổi bật trong phong cách thơ Tố Hữu - không có bài nào thấm thía hơn "Việt Bắc".
Nhìn chung, khi so sánh cảnh thiên nhiên Tây tiến và Việt Bắc mỗi bài thơ đều thể hiện một vể đẹp riêng của thiên nhiên dưới góc nhìn của mỗi tác giả. Nhưng cả hai đều thể hiện tình yêu thiên nhiên của hai nhà thơ nổi tiếng.