Bài văn suy nghĩ về tình mẫu tử trong đoạn trích "Trong lòng mẹ" số 3

“Tình mẫu tử” luôn là tình cảm thiêng liêng và sâu sắc nhất đối với cuộc sống của mỗi con người. “Tình mẫu tử” được ví như con sóng trên mặt nước, dữ dội và mãnh liệt nhưng vẫn vô cùng thiết tha. Ta bắt gặp tình cảm đó trong đoạn trích “Trong lòng mẹ” thuộc tập hồi ký “Những ngày thơ ấu” của nhà văn Nguyên Hồng. Người đọc không khỏi xúc động trước một chú bé Hồng luôn phải chịu đau đớn để giữ trọn vẹn tình yêu thương mẹ trong sự khinh miệt, soi mói của những người họ hàng. Để rồi, sau bao ngày tháng chờ đợi, Hồng đã được sống trong lòng mẹ, được mẹ yêu thương, che chở.


Mẹ Hồng, người phụ nữ đáng thương đã chôn vùi tuổi thanh xuân của mình trong cuộc hôn nhân không có tình yêu. Sau khi chồng chết vì nghiện ngập, mẹ phải bỏ đi tha hương cầu thực và bị người đời gán cho cái tội “chưa đoạn tang chồng mà đã chửa đẻ với người khác”. Trong đoạn trích, không đợi con trai viết thư và chắc cũng chẳng cần cô em chồng nhờ người nhắn gọi về, mẹ Hồng đã trở về vào đúng cái ngày “giỗ đầu của thầy tôi”, nghĩa là người phụ nữ ấy không quên trách nhiệm với con, với chồng, với gia đình nhà chồng. “Mẹ tôi về một mình đem rất nhiều quà bánh…

Xe chạy chầm chậm. Mẹ tôi cầm nón vẫy tôi…Mẹ tôi vừa kéo tay tôi…xốc nách tôi lên xe…xoa đầu tôi… “Mợ đã về với các con rồi mà”. Tư thế ấy, những cử chỉ ấy và lời nói ấy mới đẹp đẽ làm sao. Đẹp hơn nữa là hình hài của mẹ, sự ân cần âu yếm mà mẹ dành cho con. Nhà văn đã dùng những lời đẹp nhất để miêu tả người mẹ: “Mẹ tôi không còi cõm xơ xác quá như cô tôi nhắc lại lời người họ nội của tôi. Gương mặt mẹ tôi vẫn tươi sáng với đôi mắt trong và nước da mịn, làm nổi bật màu hồng của hai gò má…”. Trên quãng đường ngắn, ngồi xe bên đứa con trai bé bỏng, côi cút, được ôm ấp cái hình hài máu mủ của mình, người mẹ đã trẻ lại, tươi đẹp như thuở nào. Và người mẹ ấy đã truyền cho đứa con bao nhiêu là niềm vui, hạnh phúc, thật êm dịu vô cùng. Rõ ràng, hình ảnh và tấm lòng người mẹ ấy hoàn toàn không như những lời xúc xiểm, những ý nghĩ cay độc, thành kiến của bà cô.

Bên cạnh nhân vật người mẹ mang nhiều nét đẹp, nhân vật chú bé Hồng hiện lên với biết bao suy nghĩ và cảm xúc, cũng thật là đẹp, đáng chia sẻ, đáng trân trọng. Khi nói chuyện với bà cô, bé Hồng chịu bao đau đớn, uất ức nhưng vẫn một lòng tin yêu mẹ. Nghe lời nói thứ nhất của người cô, lập tức trong kí ức chú bé sống dậy hình ảnh người mẹ ở nơi xa, cơ cực, vất vả. Từ cử chỉ “cúi đầu không đáp” đến lúc “cười và đáp lại”: “thế nào năm nay mợ cháu cũng về” là một phản ứng thông minh xuất phát từ sự nhạy cảm và lòng tin yêu mẹ của chú bé. Chú đã nhanh chóng nhận ra ý nghĩa cay độc của lời bà cô và cố gắng giữ vững tình yêu thương và lòng kính mến mẹ.

Nhưng vì tuổi thơ non nớt, nên đến lời nói thứ hai, thứ ba của bà cô, lòng chú bé “càng thắt lại, khóe mắt đã cay cay”, rồi “nước mắt ròng ròng, rớt xuống hai bên mép, rồi chan hòa đầm đìa ở cằm, ở cổ”. Nỗi đau, sự day dứt lên đến đỉnh cao. Trong tâm hồn non nớt ấy diễn ra một mâu thuẫn: “Tôi thương mẹ tôi và căm tức sao mẹ tôi lại vì sợ hãi những thành kiến tàn ác mà xa lìa anh em tôi để sinh nở một cách giấu giếm trốn tránh như một kẻ giết người lúng túng với con dao vấy máu”. Tình thương, niềm tin yêu và một chút ngờ vực đối với người mẹ như đang nổi bão, giằng xé trong lòng chú bé. Nhưng chú vẫn cố kìm nén để giữ vững tình yêu và niềm tin. Vì thế bé Hồng đã “cười dài trong tiếng khóc” hỏi lại bà cô về cái tin sét đánh kia. Nỗi uất ức và đau đớn như chuyển sang trạng thái chai lì, bướng bỉnh. Khi nghe bà cô tươi cười kể lể tình cảnh khốn khổ của mẹ mình thì “cổ họng tôi đã nghẹn ứ lại, khóc không ra tiếng”.

Và một ý nghĩ táo tợn, bất cần, đầy phẫn nộ đã trào sôi như cơn giông tố trong lòng chú bé: “Giá những cổ tục đã đày đọa mẹ tôi là một hòn đá hay cục thủy tinh, đầu mẩu gỗ, tôi quyết vồ ngay lấy mà cắn, mà nhai, mà nghiến cho kì nát vụn mới thôi”. Đến đây tình thương yêu mẹ đã xui khiến con người suy nghĩ sâu sắc, xúc cảm rộng hơn.. Nhờ tình thương và niềm tin ấy, đến khi gặp mẹ, bé Hồng đã nhận ra được niềm sung sướng, hạnh phúc lớn lao. Mới chỉ thoáng thấy bóng người mẹ, chú bé Hồng đã vội vã, bối rối, vừa chạy theo vừa gọi mẹ.

Được ngồi trên xe cùng mẹ, chú bé ‘òa lên khóc rồi cứ thế nức nở” khiến cho người mẹ cũng sụt sùi theo. Đây là âm thanh của biết bao nỗi niềm, tâm trạng hai mẹ con: tủi hận, tự hào, bàng hoàng, sung sướng… Cảm giác sung sướng của đứa con khi được ngồi bên mẹ, được ôm ấp trong lòng mẹ, cứ dâng lên từng giây, từng phút: “đùi áp đùi mẹ tôi, đầu ngả vào cánh tay mẹ tôi,… hơi quần áo mẹ tôi và những hơi thở ở khuôn miệng xinh xắn nhai trầu phả ra lúc đó thơm tho lạ thường. Chỉ một đoạn văn ngắn mà nhà văn đã sử dụng dồn dập bao nhiêu động từ, tính từ, nhất là những danh từ cùng trường nghĩa: gương mặt, đôi mắt, nước da, gò má, đùi, đầu, cánh tay, da thịt, khuôn miệng… miêu tả vô cùng sinh động niềm hạnh phúc lớn lao tưởng như tới đỉnh điểm của tình mẫu tử. Nhà văn đã dựng lại một bức tranh tràn ngập ánh sáng, đường nét rõ ràng, hài hòa.

Đó là một hình ảnh về một thế giới đang bừng nở, hồi sinh, một thế giới dịu dàng kỉ niệm, ăm ắp tình yêu thương. Sống trong thế giới đó, chú bé Hồng bồng bềnh trôi trong cảm giác sung sướng, rạo rực, ru mình trong tình mẹ dịu êm, tự hào, hãnh diện được đền đáp bởi tấm lòng người con hiếu thảo thương và tin yêu mẹ đến cháy bỏng. Mọi điều xấu xa, sai lệch mà bà cô gieo vào tâm hồn thơ dại của Hồng bay biến đi đâu hết. Xung quanh, từ thế giới bên ngoài vào sâu trong tận cùng cõi tâm linh của chú bé và mẹ dường như chỉ là niềm hạnh phúc giản dị mà thiêng liêng.

Tình mẫu tử trong đoạn trích thật thiêng liêng, đẹp đẽ. Nó gợi nhắc chúng ta phải biết trân trọng, yêu thương và tin tưởng người đã mang nặng đẻ đau, người đã nuôi dưỡng và dạy dỗ chúng ta trưởng thành.“Tình mẫu tử” luôn là tình cảm thiêng liêng và sâu sắc nhất đối với cuộc sống của mỗi con người. “Tình mẫu tử” được ví như con sóng trên mặt nước, dữ dội và mãnh liệt nhưng vẫn vô cùng thiết tha. Ta bắt gặp tình cảm đó trong đoạn trích “Trong lòng mẹ” thuộc tập hồi ký “Những ngày thơ ấu” của nhà văn Nguyên Hồng. Người đọc không khỏi xúc động trước một chú bé Hồng luôn phải chịu đau đớn để giữ trọn vẹn tình yêu thương mẹ trong sự khinh miệt, soi mói của những người họ hàng. Để rồi, sau bao ngày tháng chờ đợi, Hồng đã được sống trong lòng mẹ, được mẹ yêu thương, che chở.

Mẹ Hồng, người phụ nữ đáng thương đã chôn vùi tuổi thanh xuân của mình trong cuộc hôn nhân không có tình yêu. Sau khi chồng chết vì nghiện ngập, mẹ phải bỏ đi tha hương cầu thực và bị người đời gán cho cái tội “chưa đoạn tang chồng mà đã chửa đẻ với người khác”. Trong đoạn trích, không đợi con trai viết thư và chắc cũng chẳng cần cô em chồng nhờ người nhắn gọi về, mẹ Hồng đã trở về vào đúng cái ngày “giỗ đầu của thầy tôi”, nghĩa là người phụ nữ ấy không quên trách nhiệm với con, với chồng, với gia đình nhà chồng. “Mẹ tôi về một mình đem rất nhiều quà bánh…Xe chạy chầm chậm. Mẹ tôi cầm nón vẫy tôi…Mẹ tôi vừa kéo tay tôi…xốc nách tôi lên xe…xoa đầu tôi… “Mợ đã về với các con rồi mà”. Tư thế ấy, những cử chỉ ấy và lời nói ấy mới đẹp đẽ làm sao.

Đẹp hơn nữa là hình hài của mẹ, sự ân cần âu yếm mà mẹ dành cho con. Nhà văn đã dùng những lời đẹp nhất để miêu tả người mẹ: “Mẹ tôi không còi cõm xơ xác quá như cô tôi nhắc lại lời người họ nội của tôi. Gương mặt mẹ tôi vẫn tươi sáng với đôi mắt trong và nước da mịn, làm nổi bật màu hồng của hai gò má…”. Trên quãng đường ngắn, ngồi xe bên đứa con trai bé bỏng, côi cút, được ôm ấp cái hình hài máu mủ của mình, người mẹ đã trẻ lại, tươi đẹp như thuở nào. Và người mẹ ấy đã truyền cho đứa con bao nhiêu là niềm vui, hạnh phúc, thật êm dịu vô cùng. Rõ ràng, hình ảnh và tấm lòng người mẹ ấy hoàn toàn không như những lời xúc xiểm, những ý nghĩ cay độc, thành kiến của bà cô.

Bên cạnh nhân vật người mẹ mang nhiều nét đẹp, nhân vật chú bé Hồng hiện lên với biết bao suy nghĩ và cảm xúc, cũng thật là đẹp, đáng chia sẻ, đáng trân trọng. Khi nói chuyện với bà cô, bé Hồng chịu bao đau đớn, uất ức nhưng vẫn một lòng tin yêu mẹ. Nghe lời nói thứ nhất của người cô, lập tức trong kí ức chú bé sống dậy hình ảnh người mẹ ở nơi xa, cơ cực, vất vả. Từ cử chỉ “cúi đầu không đáp” đến lúc “cười và đáp lại”: “thế nào năm nay mợ cháu cũng về” là một phản ứng thông minh xuất phát từ sự nhạy cảm và lòng tin yêu mẹ của chú bé. Chú đã nhanh chóng nhận ra ý nghĩa cay độc của lời bà cô và cố gắng giữ vững tình yêu thương và lòng kính mến mẹ. Nhưng vì tuổi thơ non nớt, nên đến lời nói thứ hai, thứ ba của bà cô, lòng chú bé “càng thắt lại, khóe mắt đã cay cay”, rồi “nước mắt ròng ròng, rớt xuống hai bên mép, rồi chan hòa đầm đìa ở cằm, ở cổ”. Nỗi đau, sự day dứt lên đến đỉnh cao.

Trong tâm hồn non nớt ấy diễn ra một mâu thuẫn: “Tôi thương mẹ tôi và căm tức sao mẹ tôi lại vì sợ hãi những thành kiến tàn ác mà xa lìa anh em tôi để sinh nở một cách giấu giếm trốn tránh như một kẻ giết người lúng túng với con dao vấy máu”. Tình thương, niềm tin yêu và một chút ngờ vực đối với người mẹ như đang nổi bão, giằng xé trong lòng chú bé. Nhưng chú vẫn cố kìm nén để giữ vững tình yêu và niềm tin. Vì thế bé Hồng đã “cười dài trong tiếng khóc” hỏi lại bà cô về cái tin sét đánh kia. Nỗi uất ức và đau đớn như chuyển sang trạng thái chai lì, bướng bỉnh. Khi nghe bà cô tươi cười kể lể tình cảnh khốn khổ của mẹ mình thì “cổ họng tôi đã nghẹn ứ lại, khóc không ra tiếng”. Và một ý nghĩ táo tợn, bất cần, đầy phẫn nộ đã trào sôi như cơn giông tố trong lòng chú bé: “Giá những cổ tục đã đày đọa mẹ tôi là một hòn đá hay cục thủy tinh, đầu mẩu gỗ, tôi quyết vồ ngay lấy mà cắn, mà nhai, mà nghiến cho kì nát vụn mới thôi”.

Đến đây tình thương yêu mẹ đã xui khiến con người suy nghĩ sâu sắc, xúc cảm rộng hơn.. Nhờ tình thương và niềm tin ấy, đến khi gặp mẹ, bé Hồng đã nhận ra được niềm sung sướng, hạnh phúc lớn lao. Mới chỉ thoáng thấy bóng người mẹ, chú bé Hồng đã vội vã, bối rối, vừa chạy theo vừa gọi mẹ. Được ngồi trên xe cùng mẹ, chú bé ‘òa lên khóc rồi cứ thế nức nở” khiến cho người mẹ cũng sụt sùi theo. Đây là âm thanh của biết bao nỗi niềm, tâm trạng hai mẹ con: tủi hận, tự hào, bàng hoàng, sung sướng… Cảm giác sung sướng của đứa con khi được ngồi bên mẹ, được ôm ấp trong lòng mẹ, cứ dâng lên từng giây, từng phút: “đùi áp đùi mẹ tôi, đầu ngả vào cánh tay mẹ tôi,… hơi quần áo mẹ tôi và những hơi thở ở khuôn miệng xinh xắn nhai trầu phả ra lúc đó thơm tho lạ thường.

Chỉ một đoạn văn ngắn mà nhà văn đã sử dụng dồn dập bao nhiêu động từ, tính từ, nhất là những danh từ cùng trường nghĩa: gương mặt, đôi mắt, nước da, gò má, đùi, đầu, cánh tay, da thịt, khuôn miệng… miêu tả vô cùng sinh động niềm hạnh phúc lớn lao tưởng như tới đỉnh điểm của tình mẫu tử. Nhà văn đã dựng lại một bức tranh tràn ngập ánh sáng, đường nét rõ ràng, hài hòa. Đó là một hình ảnh về một thế giới đang bừng nở, hồi sinh, một thế giới dịu dàng kỉ niệm, ăm ắp tình yêu thương. Sống trong thế giới đó, chú bé Hồng bồng bềnh trôi trong cảm giác sung sướng, rạo rực, ru mình trong tình mẹ dịu êm, tự hào, hãnh diện được đền đáp bởi tấm lòng người con hiếu thảo thương và tin yêu mẹ đến cháy bỏng. Mọi điều xấu xa, sai lệch mà bà cô gieo vào tâm hồn thơ dại của Hồng bay biến đi đâu hết. Xung quanh, từ thế giới bên ngoài vào sâu trong tận cùng cõi tâm linh của chú bé và mẹ dường như chỉ là niềm hạnh phúc giản dị mà thiêng liêng.

Tình mẫu tử trong đoạn trích thật thiêng liêng, đẹp đẽ. Nó gợi nhắc chúng ta phải biết trân trọng, yêu thương và tin tưởng người đã mang nặng đẻ đau, người đã nuôi dưỡng và dạy dỗ chúng ta trưởng thành.
Ảnh minh họa (Nguồn internet)
Ảnh minh họa (Nguồn internet)
Ảnh minh họa (Nguồn internet)
Ảnh minh họa (Nguồn internet)

Công Ty cổ Phần Toplist
Địa chỉ: Tầng 3-4, Tòa nhà Việt Tower, số 01 Phố Thái Hà, Phường Trung Liệt, Quận Đống Đa, Thành phố Hà Nội
Điện thoại: 0369132468 - Mã số thuế: 0108747679
Giấy phép mạng xã hội số 370/GP-BTTTT do Bộ Thông tin Truyền thông cấp ngày 09/09/2019
Chịu trách nhiệm quản lý nội dung: Nguyễn Duy Ngân
Chính sách bảo mật / Điều khoản sử dụng | Privacy Policy