Bài văn thuyết minh về nghệ thuật chèo
Đất nước Việt Nam với bề dày bốn ngàn năm lịch sử, sự giao thoa của nhiều nền văn hóa, vùng miền, dân tộc đã tạo nên một cái nôi nghệ thuật đặc sắc với nhiều thể loại hình thức nghệ thuật khác nhau. Tuy nhiên được nhiều người biết đến nhất và yêu thích có thể kể đến hình thức nghệ thuật Chèo. Nó đã trở thành một loại hình sân khấu vô vùng đặc sắc của vùng đồng bằng Bắc Bộ nói riêng và của Việt Nam nói chung.
Nghệ thuật Chèo vốn được sản sinh từ vùng Đồng Bằng Bắc Bộ phổ biến nhất là từ vùng Nghệ Tĩnh chở ra. Chèo bắt nguồn từ hình thức nhại, diễn xướng dân gian từ thế kỉ 11. Chèo bao gồm có nhiều thể loại như hát, múa dân gian và văn học tích trì. Chèo mang âm hưởng của các câu ca dao tục ngữ dân dã hóm hỉnh gần gũi với cuộc sống lao động của con người.
Bên cạnh đó Chèo còn là tiếng nói nhân đạo đầy thẳng thắn, kịch liệt đả kích cái ác, cái xấu đề cao giá trị chân thiện mỹ và lương tri của con người. Những vở chèo cổ thường có kết thúc có hậu theo truyền thống phương Đông, là tiếng nói ngợi ca tình thương sự bác ái giữa người với người.
Kể từ khi ra đời đến nay dù đã trải qua cả chục thế kỉ song loại hình nghệ thuật này dường như chưa bao giờ giảm sức hút đối với khán giả mọi lứa tuổi, mọi quốc tịch. Có những giai đoạn nghệ thuật Chèo tưởng như không thể đứng lên được nữa song với giá trị tinh thần mà nó mang đến loại hình này đang dần được khôi phục và phát triển nhằm giữ gìn một bản sắc văn hóa dân tộc.
Từ xa xưa hình thức chèo vốn đã gắn bó mật thiết với người dân. Có những hội chèo diễn ra cả tuần lễ nó trở thành món ăn tinh thần không thể thiếu đối với mỗi gia đình. Các vở chèo cổ thường là tiếng nói nhân văn của con người. Không chỉ vạch mặt bọn quan lại phong kiến, ác bá cường quyền mà còn đề cao ước mơ của con người, khát vọng tình yêu và hạnh phúc. Vì thế người ta yêu chèo vì nó chính là tiếng nói của cuộc đời.
Những vở chèo còn là những mẩu chuyện lấy ra từ trong thi ca nó đặc trưng bởi chất thơ mộng, hành văn nhuần nhuyễn,.. Nó chính là sản phẩm của quá trình lao động và sinh hoạt của nông dân chân lấm tay bùn. Điều quan trọng với một diễn viên chèo khi đứng trên sân khấu không phải chỉ là múa mà phải thể hiện được sự uyển chuyển nhịp nhàng. Điệu múa không phải mang tính trừu tượng, ước lệ như các loại hình khác mà nó phải gắn liền với đời sống con người, với nguồn gốc ra đời của nó.
Người ta diễn chèo không phải chỉ múa, chỉ độc thoại nên những câu ca dao tục ngữ mà phải hát. Âm điệu chèo nghe rất ngọt ngào, đi sâu vào tâm trí con người. Hiện nay loại hình nghệ thuật này đang dần dần sống lại và trở nên quen thuộc với nhiều người. Bằng chứng là tại Thủ đô và các thành phố lớn đã thành lập những đoàn nghệ thuật chèo chuyên nghiệp. Nó không chỉ góp phần truyền bá nghệ thuật dân gian mà còn phục vụ đời sống tinh thần của người dân trong nước.
Nghệ thuật chèo ngày nay được rất nhiều người dân yêu thích. Nó không chỉ phản ánh giá trị đạo đức con người mà còn hướng con người ta tới sự hoàn thiện về tư tưởng nhân cách. Những vở chèo cổ không chỉ làm xúc động nhiều khán giá trẻ mà nó còn thể hiện sức sống mãnh liệt của loại hình dân gian này.