Bài văn thuyết minh về tác hại của rượu số 10

Trước khi nhận lời tới các bữa tiệc, cuộc vui, bạn hãy ghi nhớ số tác hại của rượu bia đối với các cơ quan và chức năng trong cơ thể cũng như với sức khỏe của mình và người thân.


Xét về khía cạnh tâm lý, rượu là chất giúp người ta cân bằng các loại cảm xúc như cô đơn, đau buồn, vui sướng… Nhưng ít người trong số chúng ta biết được cái thứ “thuốc tiên hạnh phúc” này có những ảnh hưởng đến tinh thần và thể xác của bạn như thế nào. Hy vọng một vài tác hại của rượu sau đây sẽ giúp ích cho bạn nhiều.


Rượu là các loại thức uống có chứa cồn được chế biến dưới nhiều dạng khác nhau: Bia, nước giải khát có gas, rượu đế, rượu nếp than, rượu thuốc trong và ngoài nước... Về mặt khoa học rượu là một dung dịch gồm nước và cồn (trong đó cồn chiếm từ 1% đến 50% tính theo thể tích) ngoài ra các thành phần chính trên rượu còn chứa một lượng nhỏ các chất riêng biệt của mỗi nhà sản xuất nhằm tạo nên mỗi loại rượu một màu sắc, một hương vị đặc thù.


Việc lạm dụng kéo dài bia rượu có thể gây ra những tổn hại lâu dài đến sức khỏe của bạn. Những tác động này rất khó hồi phục và cũng rất nguy hiểm cho sức khỏe con người.


Một số chứng bệnh do bia rượu gây ra: Bệnh thận, rối loạn trao đổi chất, bệnh về dinh dưỡng, ngộ độc, thoái hóa não, teo não, ung thư miệng, họng, thực quản, viêm dạ dày mãn tính, bệnh tim, ung thư vùng ruột trên, các bệnh về gan, loạn nhịp tim, giảm glucozo, liệt dương, loãng xương, tác hại đến bào thai, viêm loét dạ dày… Để hiểu rõ tác hại của rượu ảnh hưởng tới cơ thể con người chúng ta đi tìm hiểu kỹ hơn một số tác hại điển hình của rượu bia như sau:


Bệnh viêm gan do rượu là tình trạng viêm và hoại tử tế bào gan kéo dài trong khoảng thời gian 1 – 2 tuần với các triệu chứng như chán ăn, buồn nôn, ói, đau bụng, sốt, vàng da, thỉnh thoảng có rối loạn tâm thần. Bệnh có thể diễn tiến đến xơ gan do rượu qua nhiều năm. Xơ gan là tình trạng tế bào gan bị tổn thương thường xuyên mà biểu hiện ban đầu bằng tình trạng gan nhiễm mỡ, nếu ngừng uống rượu ở giai đoạn này bệnh có thể tự khỏi.


Trong một số trường hợp sau khi uống rượu, bia vào có cảm giác nhức đầu và dùng thuốc giảm đau với thuốc thông thường là Panadol, đây là điều hết sức nguy hiểm vì rượu có thể gây tổn thương gan dù uống ít nếu dùng chung với thuốc có chứa acetaminophen như Panadol…


Đối với tim cũng có cấu tạo là một loại cơ, mà các loại đồ uống có nồng độ cồn cao làm suy yếu các cơ nên đương nhiên sẽ làm suy yếu cơ tim. Khi cơ tim bị suy yếu thì nó sẽ không thể bơm máu một cách hiệu quả như bình thường và khi đó sẽ xảy ra hiện tượng ứ trệ tuần hoàn ở phổi. Khi nồng độ cồn càng cao, sự tác động lên tim càng lớn, chúng làm hẹp các mạch máu và tăng áp lực trong máu, buộc tim phải hoạt động mạnh hơn. Thêm nữa chúng còn gây ra chứng rối loạn nhịp tim.


Tác hại thường thấy là dạ dày, bởi dạ dày trạm dừng chân đầu tiên của cồn. Chỉ trong vòng 5 phút, 20% lượng bia, rượu uống vào sẽ lập tức khuếch tán vào máu. Phần bia, rượu còn tồn lưu tại dạ dày sẽ làm suy yếu các biểu mô bảo vệ dạ dày, do đó làm tăng nguy cơ mắc các bệnh viêm nhiễm với các triệu chứng như ợ nóng, viêm loét và chảy máu.


Uống bia rượu nhiều còn nguyên nhân gây ra những tệ nạn xã hội. Rượu là nguyên nhân làm giảm năng suất lao động, gây ra các tệ nạn xã hội, bạo lực, gia đình tan vỡ, con cái hư hỏng. Rượu gây tai nạn giao thông và rất nhiều tệ nạn xã hội khác xuất phát từ rượu. Biết bao vụ án thương tâm xảy ra chỉ vì “con ma men” ấy.


Tóm lại rượu là loại thuốc độc hại gây ra chứng nghiện và khiến cho tâm trạng người sử dụng thay đổi. Nếu rượu được phát minh vào ngày nay, chắc chắn nó sẽ được dán mác “không thích hợp cho người dùng”.

Ảnh minh họa (Nguồn internet)
Ảnh minh họa (Nguồn internet)

Công Ty cổ Phần Toplist
Địa chỉ: Tầng 3-4, Tòa nhà Việt Tower, số 01 Phố Thái Hà, Phường Trung Liệt, Quận Đống Đa, Thành phố Hà Nội
Điện thoại: 0369132468 - Mã số thuế: 0108747679
Giấy phép mạng xã hội số 370/GP-BTTTT do Bộ Thông tin Truyền thông cấp ngày 09/09/2019
Chịu trách nhiệm quản lý nội dung: Nguyễn Duy Ngân
Chính sách bảo mật / Điều khoản sử dụng | Privacy Policy