Bài văn thuyết minh về thể thơ lục bát số 10

Kho tàng thơ văn Việt Nam có rất nhiều những tác phẩm đặc sắc, từ nội dung cho đến từng thể loại. Và khi nhắc riêng đến thi ca Việt Nam thì chúng ta không thể không nhắc đến những bài thơ đã đi sâu vào tiềm thức mỗi người như Truyện Kiều của Nguyễn Du hay cho đến các câu ca dao được bà, được mẹ đưa vào mỗi giấc ngủ.


Tất cả từng câu từng chữ như mang một giai điệu khác nhau và khi được kết hợp bằng thể lục bát thì chúng như hòa vào làm một, thật nhịp nhàng và hoàn hảo, nhưng lại gần gũi, mộc mạc, chân chất như chính hơi thở cuộc sống. Lục bát là phương tiện phổ dụng để người Việt giải tỏa tâm sự, kí thác tâm trạng, thăng hoa tâm hồn.Gắn với tiếng Việt, gắn với hồn Việt, thơ lục bát đã thuộc về bản sắc dân tộc này.Thật tự hào mỗi khi nhắc đến thể thơ của dân tộc là nhắc đến lục bát.


Có rất nhiều nhà nghiên cứu đã đi tìm câu trả lời nhưng đây vẫn là câu hỏi chưa có câu trả lời chính xác, chỉ biết là đã từ rất lâu rồi. Văn hóa đặc trưng của người Việt là văn hóa lúa nước, gắn liền với lao động sản xuất nên luôn có những cách sáng tạo để quên đi nỗi nhọc nhằn sớm hôm. Họ thường vừa cùng nhau làm việc trên đồng, vừa cùng nhau sáng tạo thi ca. Đơn giản chỉ là thể hiện những ước mong giản đơn:


“Người ta đi cấy lấy công
Tôi nay đi cấy còn trông nhiều bề
Trông trời, trông đất, trông mây
Trông mưa, trông nắng, trông ngày, trông đêm
Trông cho chân cứng đá mềm
Trời yên biển lặng mới yên tấm lòng”


Đơn vị cơ bản của thơ lục bát gồm một cặp câu: câu lục (sáu tiếng) và câu bát (tám tiếng). Thông thường một bài thơ lục bát thường được mở đầu bằng câu lục và kết thúc bằng câu bát.Về số lượng câu trong một bài thơ lục bát không hề bị giới hạn nghiêm ngặt như các bài thơ đường luật. Một bài thơ lục bát có thể bao gồm hai hoặc bốn câu như:


“Anh em nào phải người xa,
Cùng chung bác mẹ một nhà cùng thân.
Yêu nhau như thể tay chân,
Anh em hòa thuận hai thân vui vầy”.


Hoặc cũng có thể kéo dài ra hàng nghìn câu thơ, mà điển hình nhất mà ta có thể kể đến, đó chính là kiệt tác “Đoạn trường tân thanh” (Truyện Kiều) của đại thi hào Nguyễn Du ( gồm 3253 câu, trong đó gồm 1627 câu lục và 1627 câu bát). Số lượng câu thơ hoàn toàn phụ thuộc vào nội dung và ý đồ mà nhà văn muốn truyền tải độc giả.


Luật về thanh giúp cho câu thơ trở nên hài hoà.Các vần chính là hình thức kết dính các câu thơ lại với nhau, tạo ra “tiếng nhạc” cho cả bài thơ.Vần trong thơ lục bát có hai loại: vần lưng và vần chân. Hai dòng lục bát hiệp theo vần lưng có nghĩa là tiếng thứ sáu của câu lục vần với tiếng thứ sáu của câu bát. Nếu tiếp tục kéo dài thì tiếng thứ tám của câu bát lại vần với tiếng thứ sáu của câu lục bên dưới. Đó là vần chân. Ví dụ:


“Đầu lòng hai ả tố nga,
Thúy Kiều là chị em là Thúy Vân.
Mai cốt cách tuyết tinh thần,
Mỗi người một vẻ mười phân vẹn mười”.
( Truyện Kiều – Nguyễn Du)


Quy luật phối thanh của thơ lục bát khá linh hoạt, uyển chuyển. Thường thường thì ở câu lục các tiếng ở vị trí thứ hai, bốn, sáu là bằng (B), trắc (T), bằng (T), còn ở câu bát các tiếng ở vị trí thứ hai, bốn, sáu, tám là B-T-B-B.


“Trăm năm trong cõi người ta, (B-T-B)
Chữ tài chữ mệnh khéo là ghét nhau”.(B-T-B-B)


Nhịp trong thơ lục bát phần lớn là nhịp chẵn, tạo nên âm điệu êm đềm, thong thả, thích hợp làm lời hát ru, hát ngâm.
Ví dụ:
Nhớ sao/ tiếng mõ/ rừng chiều
Chày đêm/ nện cối/ đều đều/ suối xa
(Việt Bắc – Tố Hữu )
Hay có thể đảo nhịp:
Em đi để lại chuỗi cười
Trong tôi vỡ… một khoảng trời pha lẽ
( Lời thề cỏ may – Phạm Công Trứ)


Thơ lục bát từ lâu đến nay luôn có một vị trí vững chắc trong lòng mỗi người dân đất Việt. Chúng ta dùng lục bát để bày tỏ những tâm tư tình cảm, những cung bậc cảm xúc của mình trong cuộc sống, công việc, tình bạn, tình yêu,… Chúng ta cũng đến với lục bát như là chốn an yên cho tâm hồn được tĩnh lặng sau những giông bão, khó khăn của cuộc đời, là được trở về với ấu thơ cùng câu hát ru chứa chan yêu thương của bà, của mẹ. Chẳng thể tìm ở đâu được loại thơ mà từng câu từng chữ đều mang giai điệu, đều chất chứa cảm xúc mà lại gần gũi, mộc mạc đến lạ.


Dù không rõ là bắt đầu từ khi nào nhưng lục bát là đứa con cưng của tiếng Việt, tiếng Việt đã nuôi lớn lục bát, đồng thời, chính lục bát cũng góp mình làm cho tiếng Việt hay hơn, đẹp hơn.

Ảnh minh họa (Nguồn internet)
Ảnh minh họa (Nguồn internet)
Ảnh minh họa (Nguồn internet)
Ảnh minh họa (Nguồn internet)

Công Ty cổ Phần Toplist
Địa chỉ: Tầng 3-4, Tòa nhà Việt Tower, số 01 Phố Thái Hà, Phường Trung Liệt, Quận Đống Đa, Thành phố Hà Nội
Điện thoại: 0369132468 - Mã số thuế: 0108747679
Giấy phép mạng xã hội số 370/GP-BTTTT do Bộ Thông tin Truyền thông cấp ngày 09/09/2019
Chịu trách nhiệm quản lý nội dung: Nguyễn Duy Ngân
Chính sách bảo mật / Điều khoản sử dụng | Privacy Policy