Bánh trôi
Bánh trôi, xuất phát từ bánh Trung Quốc là hai loại bánh cổ truyền tại miền Bắc Việt Nam. Hai loại bánh này thường đi liền với nhau, phổ biến nhất trong dịp Tết Hàn Thực vào mùng 3 tháng 3 âm lịch hàng năm, còn gọi là "ngày bánh trôi bánh chay". Bánh trôi là loại bánh của sự đoàn viên, sum họp, lại đơn giản, dễ làm. Vỏ bánh làm từ gạo nếp trộn với gạo tẻ, nhân thường dùng đường phèn, đem luộc trong nước sôi, khi bánh chín sẽ tự nổi lên trên bề mặt. Miếng bánh trắng trẻo, trơn mềm có thể ăn kèm dừa nạo hoặc vừng.
Bột nước của gạo nếp lẫn gạo tẻ, đường phên, nước hoa bưởi, dừa nạo, vừng (mè) đã xát vỏ. Đối với bánh chay thì thêm đỗ xanh, đường cát, bột đao hoặc bột sắn dây, chút gừng giã nhỏ vắt lấy nước. Gạo nếp lẫn gạo tẻ thường theo tỷ lệ nếp/tẻ là 9/1 hoặc 8/2. Gạo vo sạch, ngâm mềm, lại vo sơ một lần nữa rồi đem xay nhuyễn trong cối xay có cho nước vào từ từ. Trút bột nước vào túi vải treo lên cho ráo nước, sau đó nhào lại bột cho thật dẻo, mịn.
Cho nhân vào giữa viên bột nhỏ đã được nhào nặn từ trước, dùng hai bàn tay ve tròn cho kín đường. Đun nước sôi, thả nhẹ nhàng từng viên bánh vào luộc trên lửa nhỏ, khi nào bánh nổi lên là chín. Vớt bánh ra, thả vào chậu nước lạnh cho săn mình và đỡ bị dính, cho bánh vào đĩa, gạn khô nước. Rắc vừng (đã rang vàng và xát bỏ vỏ) lên trên bánh hoặc dùng một cái thìa chấm mặt đáy thìa vào vừng và chấm lên từng cái bánh cho đẹp. Có thể rắc nước hoa bưởi và một ít sợi dừa nạo lên trên sản phẩm để dậy mùi thơm. Thành phẩm dùng khi nguội. Với bánh trôi mặn thì nhân bánh làm bằng thịt lợn, rau củ nấu trong nước súp đặc.