Bệnh mạch vành nên ăn gì?
Thực phẩm chống oxy hóa: Các thực phẩm này là:
- Trái cây tươi nhiều màu sắc, rau củ màu đậm như: súp lơ xanh, cải xoăn, cải bó xôi, cam, dưa hấu, quýt, dâu tây, cà rốt,…
- Ngũ cốc các loại: gạo lứt, bột yến mạch,…
- Nên sử dụng dầu thực vật như dầu lạc, dầu hướng dương,...
- Các loại quả hạch: hạnh nhân, hạt điều, quả óc chó,…
- Omega - 3 trong các loại cá béo như: cá hồi, cá thu, cá ngừ, cá trích,…
Những loại thực phẩm trên không những có nhiều chất oxy hóa mà còn giàu chất chống viêm cao, giúp giảm diễn tiến bệnh mạch vành.
Thực phẩm giúp tăng lưu thông máu: Lưu thông máu tốt rất quan trọng với bệnh nhân mắc bệnh mạch vành, vì thế không thể thiếu nhóm thực phẩm này trong thực đơn hàng ngày.
- Gia vị: gừng, tỏi, nghệ, hành tây, cam thảo, quế,…
- Trái cây: việt quất, nho tươi, nho khô, dâu tây,…
Những thực phẩm này đều chứa nhiều salicylate, giúp lưu thông máu tốt hơn bởi nó ngăn ngừa hình thành cục máu đông. Những loại gia vị này còn giúp món ăn của bạn trở nên thơm ngon, hấp dẫn hơn, vì thế đừng bỏ qua chúng trong thực đơn hàng ngày.
Thực phẩm giúp giảm cholesterol: Một trong các thực phẩm giúp giảm cholesterol máu là chất xơ hòa tan bởi nó giúp giảm hấp thu chất béo tại ruột và tăng đào thải ra khỏi máu.
Chất xơ hòa tan có nhiều trong các loại thực phẩm như:
- Ngũ cốc nguyên hạt, gạo lứt, bánh mì đen.
- Rau xanh có độ nhớt cao: mồng tơi, rau đay.
- Rau họ đậu: đậu hà lan, đậu đỏ,…
- Trái cây: ổi, cam, táo, đu đủ, lê,…
Bên cạnh đó, cách chế biến cũng rất quan trọng để đảm bảo cơ thể hấp thu được lượng dinh dưỡng tốt nhất. Bạn nên ưu tiên các món rau luộc, hấp hoặc trộn thay vì xào, chiên nhiều dầu mỡ. Người bị mỡ máu cao cũng nên hạn chế sử dụng bơ, sốt mayonnaise hoặc dầu động vật trong chế biến món ăn.
Với các món cần chiên rán, hãy thay thế bằng dầu thực vật với chất béo có lợi, chịu nhiệt cao như dầu lạc, dầu dừa,… Nhiều bạn có thói quen sử dụng dầu tái chế, chiên lại nhiều lần song việc này rất không tốt cho sức khỏe.
Ăn quá mặn làm tăng huyết áp và biến chứng bệnh mạch vành, vì thế cần giảm lượng muối hoặc bột canh dùng trong chế biến thực phẩm. Các chuyên gia sức khỏe cho biết, chế độ ăn địa trung hải, nghĩa là món trộn salad với đa dạng thực phẩm như: cá, rau xanh, dầu mè, dầu ô liu, các loại hạt,… rất tốt để kiểm soát bệnh.