Cách chữa á sừng bằng lá trầu không
Hình ảnh lá trầu luôn được gắn liền với quả cau như một nét văn hóa đặc trưng của người dân Việt. Tuy nhiên không đơn thuần chỉ dùng để ăn, lá trầu còn có tác dụng khắc phục nhiều vấn đề ngoài da, đặc biệt là bệnh á sừng.
Cách chữa á sừng bằng lá trầu không phổ biến
Để cải thiện các triệu chứng của bệnh á sừng, dân gian có rất nhiều cách áp dụng lá trầu không khác nhau. Dưới đây là 1 số cách phổ biến nhất:
Uống nước lá trầu không chữa bệnh á sừng
- Nguyên liệu: 10 lá trầu không bánh tẻ
- Cách thực hiện:
- Rửa sạch lá trầu bằng nước muối pha loãng để loại bỏ sạch tạp chất và hóa chất nếu có. Vớt ra để ráo nước
- Xắt nhỏ lá trầu và đem nấu sôi kỹ trong 10 phút
- Chắt nước uống mỗi ngày 1 – 2 lần. Phần nước dư có thể tận dụng làm nước rửa vùng da bị bệnh để sát trùng, giảm ngứa da.
Cách chữa á sừng bằng lá trầu không dạng ngâm rửa
- Nguyên liệu: 1 nắm lá trầu không
- Cách thực hiện:
- Lá trầu bạn cũng đem rửa sạch, ngâm với nước muối 15 phút
- Vò nhẹ lá trầu cho hơi dập rồi cho vào nồi nấu cùng với 2 lít nước
- Khi nước trong nồi sôi, vặn nhỏ lửa để thêm 10 phút nữa cho các hoạt chất trong lá trầu tiết hết ra nước
- Để nước nguội, gạn một ít nước để uống. Phần còn lại pha loãng với nước sạch để tắm.
- Trong quá trình tắm, nên lấy xác lá chà nhẹ lên da để kích thích các mảng da sừng hóa bị bong tróc ra ngoài.
- Nếu bạn bị á sừng ở da đầu thì dùng nước này gội đầu
- Thực hiện mẹo chữa á sừng bằng lá trầu không theo cách này 2 lần/ ngày.
Cách chữa bệnh á sừng tại nhà bằng thuốc đắp từ lá trầu không
- Nguyên liệu: Lá trầu không tươi, số lượng tùy theo diện tích da bị ảnh hưởng
- Cách thực hiện:
- Sau khi rửa sạch lá trầu không, bạn cắt nhỏ và cho vào cối giã nát
- Đắp lá trầu trực tiếp lên khu vực cần điều trị
- Dùng gạc y tế băng kín lại để lá trầu không bị rớt ra ngoài
- Giữ khoảng 30 phút rồi rửa sạch da với nước
- Thực hiện đều đặn mỗi ngày 1 lần để đẩy lùi các triệu chứng khó chịu của bệnh