Cách điều trị bệnh ho gà

Đối với trẻ được chẩn đoán ho gà nhẹ có thể điều trị cách ly tại nhà dưới sự giám sát của nhân viên y tế khu vực. Cần hướng dẫn gia đình trẻ tái khám khi có các dấu hiệu nặng như số lượng cơn ho nhiều hơn, cơn ho dài, xuất hiện suy hô hấp…


Điều trị nguyên nhân: Sử dụng kháng sinh trước khi cơn ho xuất hiện. Đặc biệt đối với trẻ dưới 6 tháng điều trị sớm ngay khi thấy dấu hiệu đầu tiên là rất quan trọng. Ho gà ở trẻ em thường được điều trị bằng thuốc kháng sinh.


Một số loại thuốc kháng sinh thường dùng trong việc điều trị ho gà ở trẻ em như:

  • Đối với trẻ < 1 tháng tuổi: có thể sử dụng Azithromycin (Acizit 250, Ausmax, AZ 500) để điều trị ho gà.
  • Đối với bé ≥ 1 tháng tuổi: có thể sử dụng các loại kháng sinh như Erythromycin (Althrocin S, Apthromycin 250, Elthrocin), Clarithromycin (Acem 250, AsiClarithromycin 250mg, Baxpel 250), và Azithromycin.
  • Các bé ≥ 2 tháng tuổi: có thể sử dụng Trimethoprim-sulfamethoxazole (Bactrim, Septra).
  • Đối với trẻ > 1 tuổi: trong vòng 3 tuần kể từ khi cơn ho khởi phát có thể sử dụng Azithromycin, Clarithromycin và Erythromycin. Trimethoprim-sulfamethoxasole cũng có thể được sử dụng để điều trị ho gà.

Ho gà ở trẻ em thường được điều trị bằng thuốc kháng sinh. Tuy nhiên, việc sử dụng thuốc còn phụ thuộc vào diễn tiến của bệnh cũng như tình trạng sức khỏe của bé, vì vậy, mẹ cần tham khảo ý kiến của bác sĩ trước khi cho bé sử dụng bất cứ loại thuốc nào.


Những lưu ý khi điều trị bệnh ho gà ở trẻ em tại nhà:

  • Trong trường hợp bé được phép điều trị tại nhà, mẹ có thể áp dụng một số hướng dẫn dưới đây để kiểm soát các cơn ho gà và giúp bé cảm thấy thoải mái hơn.
  • Cho bé nghỉ ngơi ở nơi thoáng mát và yên tĩnh
  • Bổ sung đầy đủ nước cho bé để tránh tình trạng mất nước, ngoài ra mẹ có thể cho bé uống thêm nước trái cây hoặc súp.
  • Để tránh việc bé bị nôn mửa sau khi ho, mẹ nên chia cho bé thành nhiều bữa ăn nhỏ
  • Mẹ hãy đảm bảo phòng bé luôn sạch sẽ, tránh các chất như khói thuốc lá vì nó có thể kích thích bé ho.

Điều trị triệu chứng: Một số trường hợp nặng trẻ có thể xuất hiện co giật có thể dùng các thuốc chống co giật như: phenobarbital, seduxen... Đối với những trường hợp ho gà nặng cần nhập viện để có điều trị sớm cho trẻ. Các điều trị cần thiết bao gồm điều trị suy hô hấp (nếu có), điều trị bằng kháng sinh đặc hiệu, điều trị biến chứng, các chăm sóc và điều trị hỗ trợ khác.


Ngoài ra, việc điều trị ở bệnh viện có thể bao gồm các phương pháp sau:

  • Truyền kháng sinh đường tĩnh mạch
  • Hút đờm, truyền dịch nếu trẻ nôn nhiều gây mất nước, thuốc an thần để giúp trẻ ngủ yên
  • Theo dõi chặt chẽ hô hấp của bé và cho bé thở thêm oxy nếu cần.

Kết hợp chế độ dinh dưỡng cho trẻ: Chế độ dinh dưỡng cho người bệnh cũng cần được đặc biệt quan tâm. Khi ho nhiều trẻ sẽ có dấu hiệu nôn mửa, sau khi nôn cho trẻ vệ sinh miệng sạch sẽ, nghỉ ngơi và cho ăn bổ sung bằng thức ăn mềm, dễ tiêu hóa, bổ sung chất dinh dưỡng trẻ sẽ không bị đói và mệt khi ốm.


Để ngăn ngừa sự lây lan của bệnh trong cộng đồng, nên:

  • Cách ly bé với mọi người xung quanh và rửa tay thường xuyên cho bé để giảm thiểu nguy cơ lây lan bệnh.
  • Che miệng và mũi của trẻ bằng khăn giấy khi ho và hắt hơi.
  • Vứt bỏ các mẫu khăn đã sử dụng ngay lập tức.
  • Rửa tay cho trẻ thường xuyên bằng xà phòng.
Đưa trẻ đến gặp bác sĩ kịp thời
Đưa trẻ đến gặp bác sĩ kịp thời
Cách xử trí khi trẻ bị ho gà

Công Ty cổ Phần Toplist
Địa chỉ: Tầng 3-4, Tòa nhà Việt Tower, số 01 Phố Thái Hà, Phường Trung Liệt, Quận Đống Đa, Thành phố Hà Nội
Điện thoại: 0369132468 - Mã số thuế: 0108747679
Giấy phép mạng xã hội số 370/GP-BTTTT do Bộ Thông tin Truyền thông cấp ngày 09/09/2019
Chịu trách nhiệm quản lý nội dung: Nguyễn Duy Ngân
Chính sách bảo mật / Điều khoản sử dụng | Privacy Policy