Cảm nhận về nhân vật lữ khách trong "Bài ca ngắn đi trên bãi cát" số 3

Cao Bá Quát là một nhà nho nổi tiếng học giỏi và viết chữ đẹp nhưng rất lận đận về đường công danh. Sống trong cảnh chính quyền phong kiến hà khắc, chuyên chế, áp bức dân lành, ông cũng như những người khác thuộc tầng lớp trí thức, dù có tài nhưng cũng không được coi trọng. “Bài ca ngắn đi trên bãi cát” là một tác phẩm được sáng tác sau khi tác giả đi qua miền Trung, nhìn những bãi cát dài trắng chạy dài vô tận. Đó là bãi cát – hay cũng chính như cuộc đời, như đương công danh mà những người trí thức lúc bấy giờ vẫn đang theo đuổi, nhọc nhằn, mờ mịt.


Trong thi ca, “lữ khách” là một hình được đắt giá luôn được các nhà thơ biểu đạt một cách hết sức trau chuốc. Theo từ điển, “lữ khách” có nghĩa là người đi xa với mục đích ngao du. Lữ khách đôi khi được đồng nhất với từ “hành nhân”, “ly khách”. Qua hình ảnh người lữ khách bước đi trên cát, Cao Bá Quát cay đắng thể hiện bước chân của mình trên đường đời nghiệt ngã.


“Bãi cát dài lại bãi cát dài,

Đi một bước như lùi một bước”.


Hình ảnh bãi cát hiện ra trong câu thơ đầu dài đến vô tận. Bãi cát hay cũng chính là dòng sống của nhân gian, cứ hết kiếp đời này tiếp nói kiếp đời khác, nhìn về ngày mai cứ tiếp dài đến vô tận. Không gian, thời gian trải đến vô cùng kiến cho con người choáng ngợp, mất định hướng về sự tồn. Muốn tiến lên phía trước mà sao có cảm giác như đi lùi lại.


Bước đi trên cát mà như đang đi trên một thảm màu nào đó biến hóa vô lường. Càng dậm mạnh chân, càng thấy mình lún xuống nặng nề hơn. Nhìn mặt trời dần xuống mà bãi cát vẫn còn quá dài, lữ khách bất lực, dòng lệ lã chã rơi:


“Mặt trời đã lặn, chưa dừng được,

Lữ khách trên đường nước mắt rơi”.


Cao bá Quát là một người đầy dũng khí. Trước cảnh dân tình khốn khổ, điêu đứng; trên quan, dưới cướp, ông muốn đem tài năng ra giúp đời nhưng không được trọng dụng. Bất mãn với thời cuộc, ông dựng cờ khởi nghĩa. Thế nhưng, lúc bấy giờ, hành động của ông bị xem là phản loạn và bị triều đình trấn áp khốc liệt. Ông càng hành động càng thấy mình sai, hoảng loạn trong niềm tin chính nghĩa. năm tháng trôi qua mà khát vọng vẫn chưa thành hiện thực. Ông thấy mình đơn độc trên đường đời, khóc trong nỗi cô đơn bất tận. khóc vì căm hận, chí lớn chưa thành cũng là khóc vì trong sự nghiệp thiếu người trợ sức cùng kề vai sát cánh vượt qua hoạn nạn. Thiếu niềm tin tưởng vào con người, ông ước mình có được phép tiên để có thể tự mình làm nên việc lớn:


“Không học được tiên ông phép ngủ,

Trèo non, lội suối, giận khôn vơi!”


Trong khi kẻ anh hùng đang trong gió bụi, ngày đêm lao tâm khổ tứ mong tìm lấy một hướng đi thì những kẻ tầm thường ham danh hám lợi lại miệt mài say trong men rượu. Thiên hạ đều say, chỉ có ông là đang tỉnh. Tỉnh mới thấy cuộc đời bất công cần phải thay đổi. Tỉnh mới thấy phận mình long đong, đời mình trắc trở. Tỉnh mới biết đường đời hiểm nguy, lòng người giả trá:


“Xưa nay, phường danh lợi,

Tất tả trên đường đời.

Đầu gió hơi men thơm quán rượu,

Người say vô số, tỉnh bao người?”

Nhìn về phía trước thấy mờ mịt bóng mây. Lữ khách than lên bế tắc: “tính sao đây?” rồi tuyệt vọng, điên cuồng hát vang khúc ca “đường cùng”:

“Bãi cát, bãi cát dài ơi!

Tính sao đây? Đường bằng mờ mịt,

Đường ghê sợ còn nhiều, đâu ít?

Hãy nghe ta hát khúc “đường cùng”,

Phía bắc núi Bắc, núi muôn trùng,

Phía nam núi Nam, sóng dào dạt.

Anh đứng làm chi trên bãi cát?”


Đường vẫn còn dài, cớ sao Cao Bá Quát lại nói là đường cùng? Đường cùng là bởi đường còn qua xa, một không gian ngút ngàn mở ra trước mắt. Phía Bắc, núi tiếp núi muôn trùng. Phía Nam biển rộng dạt dào sóng vỗ. Có sức phi tường cũng khó vượt qua được. Đường cùng là bởi dẫu có đi tiếp nữa thì biết đi về đâu, bước đường vô nghĩa. Để rồi cuối cùng, nhà thơ buông lời tuyệt vọng:


“Anh đứng làm chi trên bãi cát?”


Đó là một câu hởi thật khó trả lời. Không phải là nên đi tiếp hay nên quay lại mà là anh sẽ chấm dứt sự tồn tại trong tư thế ngẩng cao đầu hay sẽ sống tiếp trong thân phận thấp hèn bị người đời sỉ nhục.


Trong bài thơ, người lữ khách mang tầm vóc của người anh hùng tràn đầy khát vọng nhưng bất lực trên đường đời. Mỗi câu thơ dồn nén nhiều tâm tư ẩn khuất. Nó như uất hận, muốn gào thét giữa mênh mông đất trời. Đó là một cái tôi cô đơn, tuyệt vọng. Bài thơ là sự xung đột dữ dội của tâm thức. Việc bước đi trên cát chỉ là một cái cớ để Cao Bá Quát tự vấn mình và nhận diện thực tại. Ông đã rơi vào trạng thái của kẻ độc hành, một mình bước đi trên cõi đời lạc lõng.


Đương thời, ông cũng tự cho mình là người học rộng, hiểu cao, thế nên để có người cùng Cao Bá Quát thấu hiểu, đồng cảm, sẻ chia cũng là một điều rất khó. Thế nhưng, cái mà ông muốn nói đến đó chính là thực tại xã hội thối nát nhưng con người hèn kém đã ngủ quên trong mê muội, chấp nhận cuộc sống kém cỏi, điều mà ông không bao giờ dung túng được.


Bài thơ ngắn đi trên cát thể hiện khí phách lẫm liệt của Cao Bá Quát bước trên đường đời vạn khổ. Tuy có chút bi lụy ở cuối bài nhưng cũng không thể làm phai mờ cái tư thế hiên ngang của người anh hùng đầu đội trời, chân đạp đất muốn thay đổi giang sơn nhưng bất thành.

Ảnh minh họa (Nguồn internet)
Ảnh minh họa (Nguồn internet)

Công Ty cổ Phần Toplist
Địa chỉ: Tầng 3-4, Tòa nhà Việt Tower, số 01 Phố Thái Hà, Phường Trung Liệt, Quận Đống Đa, Thành phố Hà Nội
Điện thoại: 0369132468 - Mã số thuế: 0108747679
Giấy phép mạng xã hội số 370/GP-BTTTT do Bộ Thông tin Truyền thông cấp ngày 09/09/2019
Chịu trách nhiệm quản lý nội dung: Nguyễn Duy Ngân
Chính sách bảo mật / Điều khoản sử dụng | Privacy Policy