Top 5 Câu hỏi thường gặp nhất của môn Tâm lý học đại cương

  1. top 1 Câu 1
  2. top 2 Câu 2
  3. top 3 Câu 3
  4. top 4 Câu 4
  5. top 5 Câu 5

Câu 3

Câu hỏi: Nhân cách là gì? Nêu các yếu tố ảnh hưởng đến việc hình thành và phát triển nhân cách?


Gợi ý trả lời:


Nhân cách là tổng hoà những đặc điểm, những thuộc tính tâm lý được nảy sinh hình thành và phát triển trong các mối quan hệ xã hội. Mỗi con người có nhân cách là thành viên của các mối quan hệ xã hội, chịu sự chi phối của các mối quan hệ đó.


Phát triển nhân cách là quá trình hình thành nhân cách như là một phẩm chất xã hội của cá nhân, là kết quả của sự xã hội hóa nhân cách và của giáo dục. Giai đoạn phát triển nhân cách có thể được xác định trong khoảng thời gian trước tuổi trưởng thành của chủ thể nhân cách.


Trong tất cả các yếu tố ảnh hưởng đến việc hình thành và phát triển nhân cách thì quan trọng hơn cả là yếu tố di truyền, yếu tố môi trường, yếu tố giáo dục, yếu tố hoạt động cá nhân, yếu tố giao tiếp.

  • Yếu tố di truyền:
    • Các yếu tố di truyền đóng vai trò tiền đề tự nhiên, là cơ sở vật chất cho sự hình thành và phát triển nhân cách. Các yếu tố bẩm sinh di truyền như đặc điểm hoạt động của hệ thần kinh, cấu tạo của não, cấu tạo và hoạt động của các giác quan…
    • Những yếu tố này sinh ra đã có do bố mẹ truyền lại hoặc tự nảy sinh do biến dị (bẩm sinh). Di truyền là sự tái tạo ở đời sau những thuộc tính sinh học có ở đời trước, là sự truyền lại từ cha mẹ đến con cái những đặc điểm những phẩm chất nhất định (sức mạnh bên trong cơ thể, tồn tại dưới dạng nhưng tư chất và năng lực) đã được ghi lại trong hệ thống gen di truyền.
  • Yếu tố môi trường:
    • Môi trường xã hội có tầm quan trọng đặc biệt vì nếu không có xã hội loài người thì những tư chất có tính người cũng không thể phát triển được. Môi trường là hệ thống các hoàn cảnh bên ngoài, các điều kiện tự nhiên và môi trường xã hội xung quanh cần thiết cho hoạt động sống và phát triển của trẻ nhỏ.
    • Sự hình thành và phát triển nhân cách chỉ có thể được thực hiện trong một môi trường nhất định. Môi trường góp phần tạo nên mục đích, động cơ, phương tiện và điều kiện cho hoạt động giao lưu của cá nhân, nhờ đó giúp trẻ chiếm lĩnh được các kinh nghiệm để hình thành và phát triển nhân cách của mình.
    • Tuy nhiên, tính chất và mức độ ảnh hưởng của môi trường đối với sự hình thành và phát triển nhân cách còn tùy thuộc vào lập trường, quan điểm, thái độ của cá nhân đối với các ảnh hưởng đó, cũng như tùy thuộc vào xu hướng và năng lực, vào mức độ cá nhân tham gia cải biến môi trường.
  • Yếu tố giáo dục:
    • Giáo dục là sự tác động có mục đích, có tổ chức, có kế hoạch nhằm thực hiện có hiệu quả các mục đích đã đề ra. Giáo dục giữ vai trò chủ đạo đối với sự hình thành và phát triển nhân cách. Giáo dục có thể mang lại những tiến bộ mà các nhân tố khác như bẩm sinh – di truyền hoặc môi trường, hoàn cảnh không thể có được.
    • Giáo dục không chỉ thích ứng mà còn có thể đi trước hiện thực và thúc đẩy nó phát triển. Giáo dục có giá trị định hướng sự hình thành phát triển nhân cách. Giáo dục thúc đẩy sức mạnh bên trong khi trẻ nắm bắt được nhu cầu, động cơ, hứng thú và nó phù hợp với quy luật phát triển bên trong của cá nhân.
    • Bên cạnh đó giáo dục có tầm quan trọng đặc biệt đối với những người bị khuyết tật, nó có thể bù đắp những thiếu hụt do bệnh tật gây ra cho con người. Giáo dục còn có thể uốn nắn những phẩm chất tâm lý xấu và làm cho nó phát triển theo chiều hướng mong muốn của xã hội.
    • Tuy nhiên không nên tuyệt đối hóa vai trò của giáo dục đối với sự hình thành nhân cách. Giáo dục không thể tách rời tự giáo dục, tự rèn luyện, tự hoàn thiện nhân cách ở mỗi cá nhân.
  • Yếu tố hoạt động cá nhân:
    • Hoạt động là phương thức tồn tại của con người. Hoạt động của con người là hoạt động có mục đích, mang tính xã hội, cộng đồng, được thực hiện bằng những thao tác nhất định với những công cụ nhất định. Hoạt động cá nhân đóng vai trò quyết định trực tiếp đối với sự hình thành và phát triển nhân cách.
    • Thông qua hoạt động của bản thân trẻ sẽ lĩnh hội kinh nghiệm lịch sử – xã hội và biến nó thành nhân cách của mình. Hoạt động giúp kích thích hứng thú, niềm say mê sáng tạo và làm nảy sinh những nhu cầu mới, những thuộc tính tâm lý mới… ở mỗi các nhân mà nhờ đó nhân cách được hình thành và phát triển.
    • Sự hình thành và phát triển nhân cách của trẻ phụ thuộc vào hoạt động ở mỗi thời kì, lứa tuổi nhất đinh. Muốn hình thành và phát triển nhân cách thì cha mẹ cần phải tcho con ham gia vào các dạng hoạt động khác nhau và kích thích yếu tố hoạt động cá nhân.
  • Yếu tố giao tiếp:
    • Giao tiếp là hình thức hoạt động đặc trưng cho mối quan hệ giữa con người với con người, thông qua đó thực hiện sự tiếp xúc tâm lí và được biểu hiện ở 3 quá trình: trao đổi thông tin, hiểu biết lẫn nhau và tác động lẫn nhau.
    • Giao tiếp đóng vai trò cơ bản trong sự hình thành và phát triển nhân cách. Bởi vì:
      • Nó không thể có tâm lí con bên ngoài mối quan hệ giao tiếp, con người không thể tồn tại bên ngoài giao tiếp.
      • Giao tiếp thúc đẩy sự hình thành ở con người những hứng thú nhận thức khác nhau, điều này có thể làm đòn bẩy để dẫn đến sự tự đào tạo.
      • Trong giao tiếp con người không chỉ nhận thức người khác mà còn nhận thức chính bản thân mình, bất kì người nào cũng đối chiếu mình với cái mà họ nhìn thấy ở người khác, so sánh cái mà họ làm được với cái mà người xung quanh làm. Do đó, qua giao tiếp, con người tự đánh giá bản thân mình như một nhân cách.
      • Nhu cầu giao tiếp là một nhu cầu xã hội cơ bản và xuất hiện sớm nhất ở con người. Việc không thỏa mãn nhu cầu này ở con người ở bất cứ lứa tuổi nào đều dẫn đến những rung động tiêu cực.
Ảnh minh họa (Nguồn internet)
Ảnh minh họa (Nguồn internet)
Ảnh minh họa (Nguồn internet)
Ảnh minh họa (Nguồn internet)

Top 5 Câu hỏi thường gặp nhất của môn Tâm lý học đại cương

  1. top 1 Câu 1
  2. top 2 Câu 2
  3. top 3 Câu 3
  4. top 4 Câu 4
  5. top 5 Câu 5

Công Ty cổ Phần Toplist
Địa chỉ: Tầng 3-4, Tòa nhà Việt Tower, số 01 Phố Thái Hà, Phường Trung Liệt, Quận Đống Đa, Thành phố Hà Nội
Điện thoại: 0369132468 - Mã số thuế: 0108747679
Giấy phép mạng xã hội số 370/GP-BTTTT do Bộ Thông tin Truyền thông cấp ngày 09/09/2019
Chịu trách nhiệm quản lý nội dung: Nguyễn Duy Ngân
Chính sách bảo mật / Điều khoản sử dụng | Privacy Policy