Cây nêu

Cây nêu thường được dựng vào ngày 23 tháng Chạp âm lịch, sau khi cúng tiễn ông Công ông Táo về chầu trời. Dân gian quan niệm rằng, khi những vì thần bảo hộ gia đình đi vắng thì cây nêu được dựng lên để xua đuổi ma quỷ, trừ tà dữ, bảo vệ bình an cho gia đình. Mỗi phong tục xưa trong Tết cổ truyền đều mang những ý nghĩa đẹp, xua rủi lấy may. Cũng như tiếng pháo đêm Giao thừa, cây nêu là biểu tượng cho những điềm xui trong năm cũ được xoá bỏ và mong ước những điều lành đến nhiều hơn trong năm mới. Cây nêu còn được gọi là cây Thiên - Địa - Nhân, kết nối Đất vời Trời và nguyện ước của con người. Trên mỗi ngọn nêu được treo các linh vật hoặc phẩm vật khác nhau để thể hiện nguyện ước của con người có thể chạm tới Thần linh.


Cây nêu là một cây tre cao khoảng 5 - 6 mét. Ở ngọn thường treo nhiều thứ (tùy theo từng điạ phương) như vàng mã, bùa trừ tà, cành xương rồng, bầu rượu bện bằng rơm, hình cá chép bằng giấy (để táo quân dùng làm phương tiện về trời), giải cờ vải tây, điều (màu đỏ), đôi khi người ta còn cho treo lủng lẳng những chiếc khánh nhỏ bằng đất nung, mỗi khi gió thổi, những khánh đất va chạm nhau tại thành những tiếng kêu leng keng nghe rất vui tai… Người ta tin rằng những vật treo ở cây nêu cộng thêm những tiếng động của những khánh đất, là để báo hiệu cho ma quỷ biết rằng nơi đây là nhà có chủ, không được tới quấy nhiễu… Vào buổi tối người ta treo một chiếc đèn lồng ở cây nêu để tổ tiên biết đường về nhà ăn Tết với con cháu.

Cây nêu ngày Tết
Cây nêu ngày Tết
Cây nêu ngày Tết cổ truyền Việt Nam
Cây nêu ngày Tết cổ truyền Việt Nam

Công Ty cổ Phần Toplist
Địa chỉ: Tầng 3-4, Tòa nhà Việt Tower, số 01 Phố Thái Hà, Phường Trung Liệt, Quận Đống Đa, Thành phố Hà Nội
Điện thoại: 0369132468 - Mã số thuế: 0108747679
Giấy phép mạng xã hội số 370/GP-BTTTT do Bộ Thông tin Truyền thông cấp ngày 09/09/2019
Chịu trách nhiệm quản lý nội dung: Nguyễn Duy Ngân
Chính sách bảo mật / Điều khoản sử dụng | Privacy Policy